Tiếp cận qua các cơ quan xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 83 - 85)

Xuất khẩu lao động là hình thức giao dịch lao động hiện được Đảng và Nhà nước ta chú ý khuyến khích. Nếu như trước đây, việc xuất khẩu lao động chỉ do các cơ quan Nhà nước đảm nhận, thì hiện nay, hình thức này hiện đã được mở rộng cho cảcác công ty tư nhân tham gia. Sự hoạt động của các cơ quan này càng hiệu quả, rộng khắp thì cơ hội tiếp cận việc làm của sinh viên càng cao.

Việc tiếp cận qua cơ quan xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây tương đối nhộn nhịp bởi vì một số thị trường lao động ngoài nước có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông của Việt Nam với tiền công lao động phù hợp, mặt khác số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng và hoạt động sâu rộng, về tận các vùng, miền núi để tuyển dụng nên sinh viên dễ dàng tiếp cận hơn.

Cơ chế chính sách của Đảng Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận thị trường lao động ngoài nước, như chính sách hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề cho sinh viên… Do vậy số lượng người lao động nói chung và sinh viên đi xuất khẩu lao động đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là các thị trường lao động cho thu nhập cao. Đây là tâm lý của đại đa số sinh viên, bởi vì họ xuất phát từ nông nghiệp, đời sống khó khăn cho nên họ muốn được “đổi đời”, một mặt họ đỡđần giúp đỡ bố mẹ và gia đình, mặt khác họ muồn tạo lập được nguồn vốn để sau này về nước họ tạo lập tương lai.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh có 3 công ty có chức năng xuất khẩu lao động (Công ty cổ phần tư vấn du học và thương mại Giang Anh; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Đông Anh; Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Đại Việt) hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực đưa lao động đi xuất khẩu lao động. Qua điều tra ngẫu nhiên sinh viên đã tốt nghiệp đi xuất khẩu lao động năm 2017 có 12 sinh viên đi XKLĐ. Những sinh viên này thường lựa chọn thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân, các thầy, cô giáo và thông qua Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ lao động thương binh - xã hội đểđi XKLĐ.

Bảng 4.17. Số liệu sinh viên xuất khẩu lao động 2015- 2017 TT Các quốc gia Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Đài loan 1 1 2

2 Malaixia 3 1 4

3 Nhật Bản 2 0 1

4 Hàn Quốc 3 4 5

Tổng cộng 9 6 12

Nguồn: Phòng kinh doanh của 3 công ty XKLĐ trên huyện Đông Anh * (2015- 2017).

(*) Ghi chú: - Công ty cổ phần tư vấn du học và thương mại Giang Anh

- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Đông Anh

- Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Đại Việt

Qua bảng 4.17 cho thấy: Số sinh viên tham gia thị trường lao động ở ngoài nước ít không đáng kể, mỗi năm dưới 10 người, riêng năm 2017 được 12 sinh viên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có ba nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Tình trạng một số đơn vị, doanh nghiệp không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng vẫn tổ chức tuyển lao động xuất khẩu trái quy định. Một số đơn vị, doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động lại thực hiện không đúng cam kết đã ký với người lao động. Năng lực và hiệu quả hoạt động của một số đơn vị, doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu sót trong việc khai thác hợp đồng, độ tin cậy của một số hợp đồng cung ứng thấp. Chưa thật sự gắn lợi ích của đơn vị mình với lợi ích của người lao động và lợi ích chính trị - xã hội nói chung trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, sinh viên luôn lo lắng trong việc lựa chọn đi XKLĐ trong khi đó chi phí cho lao XKLĐ tương đối cao so với thu nhập của gia đình sinh viên.

Thứ hai, về phía người lao động: Mặc dù nhu cầu người lao động mong muốn được đi xuất khẩu lao động nhưng trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Phần Lan,… Do đó gặp khó khăn trong việc tiếp cận những thị trường có thu nhập cao, ổn định. Ngoài ra, tâm lý

kén chọn thị trường lao động có thu nhập cao, trong khi năng lực, khả năng trình độ tay nghề, ngoại ngữ và những điều kiện khác của người lao động còn hạn chế, đã gây cản trở rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu lao động chung.

Thứ ba, về phía các thị trường lao động ngoài nước: Do biến động kinh tế, tình trạng lao động thất nghiệp vẫn đang diễn ra và mang tính toàn cầu đã hạn chế nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc của các nước. Nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài để bảo vệlao động trong nước, thậm chí một sốnước không tiếp nhận lao động nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, do ý thức tổ chức kỷ luật và tình trạng lao động hết hạn hợp đồng lao động không vềnước mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại các nước sở tại nên làm cho thị trường lao động một sốnước đóng cửa không tiếp nhận lao động Việt Nam; Điều này đã ảnh hưởng rất lớn công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 83 - 85)