Yếu tố thuộc về thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 89)

Hiện tượng cung lao vềđộng vượt quá cầu vềlao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả tiếp cận việc làm của người sinh viên thấp, khi mà hàng năm lực lượng lao động được bổ sung mới quá nhiều trong khi chỗ làm mới được tạo ra không tương ứng. Nhu cầu về lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên TTLĐ. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu vềlao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu vềlao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức... của doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng lao động. Trong đó, các chỉ số quan trọng nhất thể hiện chất lượng lao động là: trình độ tinh thông nghề nghiệp, mức độ phù hợp của nghề nghiệp được đào tạo với công việc được giao, kỷ luật lao động,...

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ở Việt Nam, hiện việc tính cầu tiềm năng về lao động, tức là tính toán nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm việc có thể có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, và cả những điều kiện khác như chính trị, xã hội, vv... chưa được thực hiện.

Các chỉ số quan trọng để tính cầu thực tế về lao động, tức là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng chỗ làm việc mới, chỗ làm việc bỏ trống, việc thu thập những số liệu này gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cầu thực tế vềlao động cho đến nay mới chỉ được xem xét giới hạn trong tổng số chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB-XH, số lượng chỗ làm việc mới có xu hướng gia tăng, số chỗ làm việc được tạo ra hàng năm hầu như đủ để đảm bảo việc làm mới cho những người này. Tuy nhiên, trên thực tế, do những méo mó của TTLĐ hiện nay, những người mới tham gia vào lực lượng lao động lại là nhóm người bị

thất nghiệp hoặc thiếu việc làm nhiều nhất.

Tại Đông Anh, lực lượng lao động thanh niên thiếu thông tin về thị trường lao động, thanh niên bị động trong tiếp cận việc làm; đặc biệt đối với thanh niên, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm.

* Đối với thị trường lao động nước ngoài: Trong mấy năm gần đây, việc xuất khẩu lao động trở nên khó khăn, lượng lao động xuất khẩu trong huyện có xu hướng giảm: Số lượng người xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch cũng có những biến động. Đây là một điểm yếu của lao động xuất khẩu vì chất lượng thấp, đi đôi với các điều khoản ít có lợi cho người lao động như mức lương, chếđộ khác….

* Đối với thị trường lao động trong nước: Đối với sự di chuyển lao động trong phạm vi nội địa: Các dòng di chuyển lao động trong nước chủ yếu là vào các khu công nghiệp. Sự sụt giảm trong việc di chuyển lao động giữa địa bàn huyện với các vùng khác và khu vực quốc tế có thể được giải thích bởi ba lý do cơ bản sau:

- TTLĐ quốc tế có những biến động, vấn đề về chấp hành kỷ luật trong lao động của người Việt Nam chưa cao khiến một số thị trường tạm đóng cửa đối với lao động Việt Nam hoặc nâng tiêu chuẩn xét tuyển.

- Một nguyên nhân khác đó là do ý thức chấp hành lao động, kỷ luật và tay nghề non kém của một bộ phận không nhỏ lao động, nên trong những năm gần đây những lao động không được các doanh nghiệp tuyển dụng, nên dẫn đến dư thừa lao động nhiều.

4.2.3. Yếu tố thuộc về người lao động

Về trí lực- trình độ: Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ dân trên 15 tuổi biết chữ trong tổng số dân đạt 97%. Lao động được đào tạo nghề chủ yếu tập trung vào các ngành nghề thuộc khu vực dịch vụ, công nghiệp như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, sửa chữa điện dân dụng, điện tử, gò hàn trong khi số lao động được đào tạo về các ngành nghềđang thiếu lao động có kỹ năng như chế biến nông sản, trồng trọt, chăn nuôi lại quá ít.

Trong giai đoạn 2010 – 2016, theo số liệu khảo sát, trình độ học vấn của LLLĐ tại huyện Đông Anh được nâng lên đáng kể. Tỷ trọng nhóm người có

trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ cao. Tỷ trọng nhóm người có trình độ học vấn thấp (chưa đi học bao giờ và chưa tốt nghiệp tiểu học) giảm 1,46 %, từ 3,86% năm 2010 xuống còn 2,40% năm 2015. Nhìn chung trình độ học vấn của huyện Đông Anh rất cao (chiếm trên 97%) đây là một lợi thế rất lớn cho tỉnh trong việc phát triển đào tạo nhân lực cho huyện (Phòng Thống kê huyện Đông Anh, 2016).

Một vấn đề nữa đó là làm sao cho chủ thể người lao động (sinh viên) có tính chủ động trong việc tìm việc làm và nghề nghiệp cho bản thân mình, sinh viên đã chủ động trong tìm kiếm việc làm chưa đó là một câu hỏi lớn? Người lao động trong độ tuổi sinh viên chưa chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin về việc làm và nghề nghiệp, các thông tin tuyển dụng, có thể tìm hiểu thông tin việc làm qua internet, có một thực tế rằng hầu hết bạn trẻ đều biết sử dụng internet nhưng lại rất ít sử dụng để tìm hiểu thông tin về việc làm và nghề nghiệp, các kiến thức, kỹ năng về việc làm trang bị cho bản thân mà lại dùng internet để giải trí, chơi các trò chơi điện tử vô bổ. Người lao động nói chung và sinh viên nên chủ động tìm kiếm tới các Trung tâm giới thiệu việc làm, các công ty, các doanh nghiệp nhà máy có đăng ký tuyển dụng lao động đê tìm kiếm cơ hội để thư sức mình và biết bản thân mình đang còn thiếu cái gì khi chưa tìm được việc làm ưng ý. Tóm lại, để tiếp cận được việc làm trên thị trường lao động thì việc đầu tiên đó là từ phía ngừời lao động, họ phải chủ động trong việc tiếp cận các thông tin tuyển dụng việc làm khi đã có các yếu tố khác hỗ trợ từ doanh nghiệp và nhà nước. Có thể khái quát một sốđiểm sau:

Thứ nhất, cần nói rằng việc chủ động nâng cao trình độ đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động sinh viên còn khá thấp. Hầu hết số lao động sau khi đã lập gia đình họ không muốn tham gia đào tạo nghề, nhất là nghề có thời gian đào tạo dài. Mặt khác, họ thiếu sự định hướng về nghề nghiệp, lao động đi đào tạo chủ yếu là quan tâm đến nhu cầu hiện tại chứ chưa tính đến nhu cầu của ngành nghềđó sau đào tạo. Kết quả là đào tạo xong không xin được việc làm hoặc làm việc trái nghề không phát huy được chuyên môn, thu nhập không như mong muốn, gây ra tâm lý tiêu cực cho các đối tượng khác có nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương.

Thứ hai, sự chủđộng và tích cực trong tìm kiếm thông tin của người lao động còn rất hạn chế. Mặc dù có một thực tế là thông tin việc làm tới sinh

viên còn chưa được rộng rãi và hiệu quả, nhưng số sinh viên chủđộng, tích cực và thường xuyên tìm kiếm thông tin việc làm chỉ chiếm khoảng 80%, số còn lại thi thoảng mới tìm tiểu thông tin việc làm, và một bộ phận không nhỏ rất ít khi chủ động đi tìm kiếm thông tin việc làm. Đa số những người chủ động trong tìm kiếm thông tin việc làm đều đã có công việc.

* Về ý thức kỷ luật của người lao động

Việc lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Do đó khi di chuyển lực lượng lao động nông nghiệp vào lĩnh vực công nghiệp phải mất một khoảng thời gian dài để đào tạo tác phong, kỷ luật trong lao động sản xuất.

Ý thức lao động kém cùng do phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẽ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất), phải mất hàng tháng chỉ đểđào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp. Việc lao động Việt Nam nói chung và lao động sinh viên đặc biệt là lao động sinh viên thiếu ý thức chấp hành kỷ luật trong lao động là nguyên nhân khiến nhiều TTLĐ trong thời gian qua đóng cửa đối với lao động Việt Nam, đây cũng là nguyên nhân chính cản trở lao động SV tiếp cận với việc làm trong nước cũng như quốc tế.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠ HỘI TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG NGHỀ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG NGHỀ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH

4.3.1. Căn cứ và định hướng xác định giải pháp

Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong ba giải pháp đột phá chiến lược quan trọng nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường sự chỉđạo, phối hợp của các ngành, các cấp để nâng cao chất lượng, mở rộng

quy mô, bảo đảm sự phù hợp vềcơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độđào tạo và nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụđặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao đểđáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và cho xuất khẩu; Từng bước đưa dạy nghề nước ta tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế...

Mục tiêu trong chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 đã chỉ rõ, phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghềvà trình độđào tạo góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng nhằm hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, trước hết cho các ngành kinh tếmũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh dạy nghềsơ cấp và dưới 3 tháng cho người lao động góp phần thay đổi cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và tiến tới phổ cập nghề...

Để đạt được các mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: Đổi mới, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách dạy nghề; Đổi mới công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; Tăng cường cung cấp thông tin học nghề và việc làm cho sinh viên ….

4.3.2. Nhóm giải pháp của chính quyền địa phương

* Những hạn chế trong tiếp cận việc làm

Đứng trước biến động kinh tế toàn cầu, công tác giải quyết việc làm ở Đông Anh vẫn còn nhiều khó khăn. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động. Do còn gặp khó khăn và nhiều mặt và huyện còn chưa có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chính sách và giải pháp liên quan đến lao động- việc làm trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của những tồn tại nêu

trên là do xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện còn thấp, khả năng đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động có việc làm còn hạn chế.

Quy mô dân số và nguồn lao động lớn cũng là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp mới, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động mới với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động. Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định hướng nghề nghiệp của sinh viên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẫn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Số học sinh tham gia học nghề ít, do học sinh và gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của học nghề, chưa định hướng được công việc và nghề nghiệp trong tương lai.

Khó khăn mà các lao động trên cả nước nói chung và lao động của huyện Đông Anh nói riêng gặp phải còn rất nhiều khó khăn dẫn đến khả năng tiếp cận việc làm của người lao động còn phần bị hạn chế. Qua điều tra 680 sinh viên đang học và mới ra trường tại 4 Trường dạy nghề tại huyện Đông Anh, số sinh viên chưa tiếp cận với thông tin việc làm là 70 (chiếm 10,29%). Như vậy, vẫn còn tình trạng sinh viên chưa được biết tới những thông tin liên quan đến cơ hội việc làm. Sinh viên không nắm được nhu cầu lao động của thị trường, cũng như nhu cầu của ngành nghềđào tạo. Hệ thống dự báo nhu cầu lao động còn hạn chế.

Trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Phần Lan,… Do đó gặp khó khăn trong việc tiếp cận những thị trường có thu nhập cao, ổn định. Ngoài ra, tâm lý kén chọn thị trường lao động có thu nhập cao, trong khi năng lực, khả năng trình độ tay nghề, ngoại ngữ và những điều kiện khác của người lao động còn hạn chế, đã gây cản trở rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu lao động chung.

Thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm. Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số sinh viên Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 89)