Nhóm giải pháp của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 93 - 102)

* Những hạn chế trong tiếp cận việc làm

Đứng trước biến động kinh tế toàn cầu, công tác giải quyết việc làm ở Đông Anh vẫn còn nhiều khó khăn. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động. Do còn gặp khó khăn và nhiều mặt và huyện còn chưa có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chính sách và giải pháp liên quan đến lao động- việc làm trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của những tồn tại nêu

trên là do xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện còn thấp, khả năng đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động có việc làm còn hạn chế.

Quy mô dân số và nguồn lao động lớn cũng là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp mới, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động mới với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động. Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định hướng nghề nghiệp của sinh viên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẫn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Số học sinh tham gia học nghề ít, do học sinh và gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của học nghề, chưa định hướng được công việc và nghề nghiệp trong tương lai.

Khó khăn mà các lao động trên cả nước nói chung và lao động của huyện Đông Anh nói riêng gặp phải còn rất nhiều khó khăn dẫn đến khả năng tiếp cận việc làm của người lao động còn phần bị hạn chế. Qua điều tra 680 sinh viên đang học và mới ra trường tại 4 Trường dạy nghề tại huyện Đông Anh, số sinh viên chưa tiếp cận với thông tin việc làm là 70 (chiếm 10,29%). Như vậy, vẫn còn tình trạng sinh viên chưa được biết tới những thông tin liên quan đến cơ hội việc làm. Sinh viên không nắm được nhu cầu lao động của thị trường, cũng như nhu cầu của ngành nghềđào tạo. Hệ thống dự báo nhu cầu lao động còn hạn chế.

Trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Phần Lan,… Do đó gặp khó khăn trong việc tiếp cận những thị trường có thu nhập cao, ổn định. Ngoài ra, tâm lý kén chọn thị trường lao động có thu nhập cao, trong khi năng lực, khả năng trình độ tay nghề, ngoại ngữ và những điều kiện khác của người lao động còn hạn chế, đã gây cản trở rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu lao động chung.

Thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm. Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số sinh viên Đông

Anh thường xuyên phải làm thuê hoặc tìm việc làm ở nơi khác... khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng.

Chất lượng lao động tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng lao động của LLLĐ sinh viên huyện Đông Anh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực Đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Cơ cấu lao động nói chung và lao động sinh viên đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tuy nhiên diễn ra còn chậm và chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Nguyên nhân tồn tại

Số lao động được vay vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹnăng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào khu vực còn rất hạn chế.

Một nguyên nhân khác cần quan tâm là trình độ học vấn, nhận thức, năng lực quản lý, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và Đoàn thanh niên ở cơ sở còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng tìm cách giải quyết việc làm cho người lao động, thậm chí trong quá trình thực thi làm chính sách, chậm đổi mới, không thu hút và giữ chân được lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo có năng lực làm việc tại địa phương.

Tâm lý coi trọng sự học và lao động trí óc nên xem học tập là con đường duy nhất để thoát nghèo, học để có việc làm an nhàn chứ không phải học nghềđể làm việc, để cống hiến.

Cung - Cầu về lao động vẫn mất cân đối (cung lớn hơn cầu); Số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc.

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn; Chất lượng lao động nói chung còn thấp; Khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo không hợp lý, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi.

Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, cơ sở dạy nghề chỉ chú trọng đào tạo theo những nội dung chương trình mình có, chưa chú trọng đến yêu cầu sử dụng, khi người lao động tìm kiếm việc làm, doanh nghiệp không sử dụng được thì phải đào tạo lại, gây khó khăn, lãng phí cho cả doanh nghiệp và người

lao động. Đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Ý thức tổ chức kỷ luật của lao động là nguyên nhân mà một số thị trường lao động đào thải. Đặc biệt là người lao động trong độ tuổi sinh viên chưa chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin về việc làm và nghề nghiệp, các thông tin tuyển dụng.

4.3.2.1. Tăng cường cung cấp thông tin học nghề và việc làm cho sinh viên

- Cần phải chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc làm và dạy nghề cho lao động sinh viên đồng thời phải khẳng định về vai trò, vị trí của sinh viên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội để mọi tầng lớp, đối tượng, thành phần đều biết và tích cực tham gia thực hiện. Các cơ chế, chính sách khuyến khích việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cần được hết sức quan tâm tuyên truyền rộng rãi đảm bảo các thông tin được tuyên truyền một cách đúng đắn, cụ thể đến tận các cấp cơ sở.

- Sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan quản lí, chính quyềnđịa phương là yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự thành công của công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm đặc biệt là dạy nghề và giớithiệu việc làm cho sinh viên. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của chính bản thân đội ngũ cán bộ quản lí cấp cơ sở cũng cần được lưu ý nhằm đảm bảo sự tham gia nhiệt tình của các ngành, các cấp trong việc phát triển dạy nghề nhấtlà ở cấp cơ sở.

- Chính quyền và các sở, ngành, Đoàn thanh niên cần xây dựng chiến lược truyền thông về định hướng nghề nghiệp và việc làm cho người lao động nói chung và sinh viên nói riêng, trong đó chú trọng những thông tin về thị trường lao động, cung cấp cho họ những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các địa phương để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho sinh viên, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm kiếm việc làm một cách đầy đủ và chính xác. Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho sinh viên.

- Cần phải có chính sách đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo định hướng chuẩn hóa đội ngũ này. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương,đề án của cấp trên ở địa bàn

thôn, xã. Quyết tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã tối thiểu phải có trình độ trung học cơ sở và đào tạo trình độ sơ cấp về quản lý nhà nước trở lên. Chỉ bố trí vào bộ máy lãnh đạo quản lý ở cơ sở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm cho sinh viên ở một cách có hiệu quả.

4.3.2.2. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đang là thử thách rất lớn hiện nay. Bên cạnh đó là lao động dư thừa rất lớn và diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, điều đó gây nên những hiệu quả nghiêm trọng không chỉ ở mà cho toàn thể xã hội. Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm đòi hỏi vừa là công việc cấp bách, vừa có tính thường xuyên lâu dài. Đưa lao động ngành nông nghiệp sang làm việc ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ bản là giải pháp ưu tiên của tỉnh từ nay đến năm 2020. Trước mắt, hướng chính để giải quyết tình trạng thất nghiệp là giải quyết tình trạng bán thất nghiệp bằng cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành.

- Huyện phải tăng cường chỉ đạo quy hoạch sản xuất, định hướng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích việc tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn và khuyến khích nuôi gia công cho các công ty; từ đó tạo thêm việc làm và tăng thêm thời gian làm việc cho sinh viên.

- Huyện cần phải chỉ đạo các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thủ công nghiệp mở rộng sản xuất, phối hợp với các đoàn thểtạo ngân sách cho học nghề, tăng cường đầu tư máy móc, kỹ thuật để đưa vào sản xuất trong ngành công nghiệp… Quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân và thanh thiếu nhi. Tìm ra thị trường mới và hiểu rõ thị trường để kinh doanh có hiệu quả nhất.

4.3.2.3 Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút lao động tại chỗ

- Huyện cần phải tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung tại các khu, cụm, điểm công nghiệp và công nghiệp, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện cho phát triển nghề và làng nghề. Tổ chức đánh giá lại thực trạng hoạt động và duy trì ổn định

những làng nghề hiện có, xây dựng các làng nghề mới. Tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp trong làng nghề. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ khuyến công, kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường... để thu hút lao động tại chỗ.

- Tiếp tục lập và triển khai thực hiện quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp. Kêu gọi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện dự án đã được duyệt; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư kinh doanh tại tỉnh tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút lao động tại chổ, gắn đào tạo nghề vớitạo việc làm...

4.3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo nghề

a. Giải pháp quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo

- Cần tập trung nguồn lực đầu tư tăng cường cho các cơ sở dạy nghề chính quy, nhất là các trường cao đẳng nghề và trung cấp đào tạo nghề trực thuộc huyện, nhằm tạo ra đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Trongđó cần phải tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị dạy học và thực hành tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đón đầu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy. Ngoài ra, việc đầu tư cho các Trung tâm dạy nghề hoặc các hình thức cơ sở dạy nghề khác cũng cần phải được quan tâm đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Việc giải quyết bài toán nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo cho mục đích chuyển đổi sản xuất, kinh doanh cần phải được các sở, ngành và chính quyền các địa phương quan tâm đúng mức và có kế hoạch cụ thể để cơ quan quản lí cấp tỉnh có kế hoạch phát triển đồng bộ tránh lãng phí và không hiệu quả trong đầu tư.

- Cần phải có cơ chế và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành lập các cơ sở dạy nghề tư thục hoặc tham gia hoạt động dạy nghề. Đa dạng hoá địa điểm dạy nghề, phương thức đào tạo, dạynghề chính quy và dạynghề thường xuyên; kết hợp dạy nghềở trường, trung tâm và thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ là một trong giải pháp quan trọng để năng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

- Củng cố và hoàn thiện công tác dạy nghề các ngành truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển đáp ứng tốt yêu của xã hội và nâng cao đời sống của người lao động như: các ngành trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Các nghề này sẽ được tập trung cho các đối tượng là sinh viên vớiđịnh hướng ởlại làm nông nghiệp. Do vậy, hình thứcđào tạo trước mắt chủ yếu vẫn sẽ là ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn kĩ thuật cao đối với từng chuyên ngành hẹp.

- Tập trung đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, đặcbiệt là các ngành nghề mang tính phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ như: Cơ khí chế tạo, điện công nghiệp, chế biến nông, lâm, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp...

- Tập huấn chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ giúp sinh viên ứng dụng có hiệu quả trong lao động, sản xuất kinh doanh… Có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.Đây là hình thức đào tạo nghề mang tính tập trung cao vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể có thể áp dụng cho các ngành hàng, nhất là các ngành hàng đặc sảnnhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị.

b. Chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong khi học nghề

Hỗtrợ cho người học trong thời gian học nghề đểnhằm chi trả các chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trongthời gian theo học tại cơsởdạy nghề.

Cho vay với mức lãi suất thấp cho người học nghề thuộc các đối tượng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 93 - 102)