Tiếp cận qua thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 78 - 83)

Nói đến thị trường lao động là nói đến cung – cầu lao động, thị trường lao động được thực hiện 2 mãng thị trường đó là thịtrường lao động trong nước và thị trường lao động ngoài nước. Ở huyện Đông Anh, việc sinh viên tiếp cận qua thị trường lao động thường tiếp cận qua các kênh: Qua trang mạng xã hội; Website tìm kiếm việc làm; Bạn bè, người thân, thầy cô giáo giới thiệu,… Qua kết quả điều tra trên bảng 4.7 ta thấy 475 sinh viên tiếp tiếp cận thông tin việc làm qua Internet, chiếm 69,85% và 580 sinh viên tiếp cận thông tin việc làm qua Ngày hội việc làm, chiếm 85,29%. Qua các kênh thông tin này, sinh viên dễ dàng nắm bắt được thông tin việc làm, ngành nghề tuyển dụng, không mất chi phí đi lại, dễ dàng và thuận tiện đối với sinh viên. Tuy nhiên, trên mạng Internet chỉ là kênh tham khảo đối với sinh viên. Để tìm hiểu và tìm được việc làm thì sinh viên cần phải tìm hiểu thêm qua các kênh thông tin khác để có được độ chính xác và tin cậy cao.

Bảng 4.15. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm qua các hệthống thông tin năm 2017

TT Kênh thông tin Sốlượng (n=286) Tỷ lệ (%)

1 Bạn bè, gia đình giới thiệu 132 46,15

2 Trung tâm giới thiệu việc làm 0 0

3 Sàn giao dịch việc làm 8 2,8

4 Các trang tìm việc làm trên internet 81 28,32

5 Ngày hội việc làm 65 22,73

Tổng cộng 286 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua điều tra ngẫu nhiên 340 sinh viên đã tốt nghiệp, có 286 sinh viên đã tìm được việc làm. Trong đó, sinh viên tìm được việc làm thông qua giới thiệu là 132 (chiếm 46,15%); Thông qua SGDVL là 8 (chiếm 2,8%); thông qua Internet là 81 (chiếm 28,32%); Thông qua Ngày hội việc làm là 65 (chiếm 22,73%).

Bảng 4.16 Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp

TT Tiêu thức đánh giá Ý kiến về mức độ hài lòng Rất kém Kém Trung bình Khá Tốt

1 Kỹnăng chuyên môn nghề 0 0 10 3 2

2 Kỹnăng tin học và sử dụng máy tính 0 0 8 4 3

3 Ý thức chấp hành nội quy 0 1 6 6 2

4 Khả năng giao tiếp và truyền đạt thông

tin và xây dựng mối quan hệ 0 0 7 5 3

5 Kỹ năng làm việc (lập kế hoạch, tổ chức công việc, làm việc nhóm)

0 0 6 5 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua điều tra của 15 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, các doanh nghiệp đều nhấn mạnh đến các tiêu chí: kỹnăng chuyên môn, kỹnăng sử dụng máy tính, kỹ năng giao tiếp và làm việc, đạt từ mức trung bình trở lên, có thể làm việc tại công ty, một số có chuyên môn tốt có thể làm việc ngay tại những vị trí quan trọng, cụ thể.

Về kỹnăng chuyên môn nghề

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ phần trăm ý kiếncủa doanh nghiệp về kỹ năng chuyên môn nghề của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Chuyên môn nghề của sinh viên được đánh giá ở mức độ trung bình (66,67%), mức độ khá chỉ đạt khoảng 20%, mức độ kém chiếm 13,33%.

Về kỹnăng tin học và sử dụng máy tính

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ phần trăm ý kiến củadoanh nghiệp về kỹ năng kỹ năng tin học và sử dụng máy tính của sinh viên

Kỹnăng tin học văn phòng của sinh viên được đánh giá ở mức độ trung bình chiếm phần lớn (53,33%), mức độ kém chiếm 20%, mức độ khá chiếm 26,67%.

Về ý thức chấp hành nội quy

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ phần trăm ý kiếncủa doanh nghiệp về ý thức chấp hành nội quy của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Ý thức chấp hành nội quy cũng được các doanh nghiệp chú trọng. Qua khảo sát có tới 13,33% là rất kém, 6,67% là mức độ kém, 40% là trung bình, 40% là khá tốt. Kết quả khảo sát cho thấy, ý thức của sinh viên còn kém, điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới công việc và vị trí làm việc của các em trong tương lai.

Về khảnăng giao tiếp, truyền đạt thông tin và xây dựng mối quan hệ

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ phần trăm ý kiếncủadoanh nghiệp về khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin và xây dựng mối quan hệ của sinh viên

Sinh viên có khảnăng giao tiếp và truyền đạt thông tin đạt mức độ trung bình (46,67%), mức độ kém (20%), mức độ rất kém (33,33%). Do đó, cần phải nâng cao khả năng giao tiếp cho sinh viên không chỉ rèn luyện trong quá trình học tập chuyên môn mà còn phải rèn luyện kỹ năng trong giao tiếp để các em phát triển toàn diện.

Về kỹnăng làm việc (lập kế hoạch, tổ chức công việc, làm việc nhóm)

Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ phần trăm ý kiếncủa doanh nghiệp về kỹ năng làm việc của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua số liệu điểu tra lấy ý kiến của doanh nghiệp, kỹ năng làm việc của sinh viên còn kém, 33,33% đạt mức độ khá, 40% đạt ở mức độ trung bình và 26,67% đạt ở mức độ kém. Do vậy, để khắc phục được nhược điểm này thì sinh viên trong quá trình học tập tại nhà trường phải quan tâm hơn đến kỹ năng làm việc nhóm, mặt khác sinh viên tự nâng cao ý thức trong công việc của mình.

Có thể thấy, việc tìm hiểu thị trường lao động chủ yếu sinh viên vận dụng qua mối quan hệ bạn bè thân quen là chính; qua bạn bè, người thân sinh viên mới biệt được nhu cầu cần lao động của các doanh nghiệp khi đó sinh viên mới có điều kiện tiếp cận việc làm phù hợp với bản thân mình. Phần lớn, khi giao dịch qua thị trường lao động, hình thức giao dịch việc làm của sinh viên đã có việc làm khá đơn giản và tập trung chủ yếu vào giao dịch không chính thức.

thuận về giá cả, khối lượng và nội dung công việc cần hoàn thành, các nội dung đều được đưa vào hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 78 - 83)