Nhóm giải pháp về tổ chức sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 102)

- Thứ nhất, cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn gắn với an toàn lao động. Đó là coi trọng trình độ chuyên môn của người lao động; Sắp xếp, bố trí vị trí việc làm phù hợp với trình độ của từng nhóm người. Ưu tiên nhóm người lao động có trình độ cao, đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại trình độ tay nghề của công nhân phù hợp với sự phát triển của những công nghệ hiện đại mà doanh nghiệp dự định áp dụng.

- Thứ hai, xây dựng môi trường làm việc trong công ty, doanh nghiệp lành mạnh. Có chính sách lương thưởng hợp lý; Bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng những sinh viên giỏi trong học nghề, lao động; Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Đặc biệt là những sáng kiến kinh nghiệm trong công việc mà làm lợi, nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp, cụ thể: Mỗi khi có sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì người lao động phải có tiền thưởng; Mức tiền thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả của sáng kiến và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, có như vậy mới kích

thích người lao động có ý thức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

- Thứ ba, thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vât chất và tinh thần cho người lao động; tổ chức các sân chơi, các buổi giao lưu hữu ích cho công nhân sau những ca làm việc, qua đó nhằm tạo các động lực và tinh thần hăng say của người lao động đối với doanh nghiệp. Đặc biệt mỗi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì lòng trung thành tuyệt đối của người lao động đối với doanh nghiệp mình làm việc. Tạo môi trường để người lao động không những luôn luôn cố gắng đạt được chất lượng và năng suất cao mà còn luôn thể hiện kỷ luật lao động chặt chẽ, không tự động thôi việc hoặc từ chối công việc được giao phó.

- Thứ tư, khi triển khai các dự án đầu phát triển sản xuất, kinh doanh tại các khu đô thị hoặc khu công nghiệp doanh nghiệp cần có phương án sử dụng lao động tại chỗ, công khai tiêu chuẩn và chỉ tiêu tuyển dụng lao động trong diện hộ bị thu hồi đất (nếu đủ điều kiện). Trường hợp hết nhu cầu mới được tuyển thêm lao động ngoài khu vực chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Thứ năm, mỗi doanh nghiệp cần phải có phương án, kế hoạch đào tạo để chuyển đổi nghề và thu hút lao động được công khai, phổ biến cho nhân dân và sinh viên tham gia, đăng ký. Từ đó, doanh nghiệp có chương trình bồi dưỡng, tuyển dụng lao động để đảm bảo cho người dân mà đặc biệt là sinh viên có việc làm ổn định.

- Thứ sáu, doanh nghiệp khi có nhu cầu cần tuyển dụng lao động thì cần phải chuyển tải các thông tin về nghề nghiệp, việc làm, các vị trí tuyển dụng của công ty đến những người lao động đang tìm việc, mạng lưới thông tin của họ phải đến được đúng nơi, đúng đối tượng đang có nhu cầu việc làm. Tuy nhiên, các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra phải đảm bảo độ chính xác qua đó các công ty mới tuyển đựơc người mà mình mong muốn, đúng vị trí mà tiết kiệm được chi phí tuyển dụng.

4.3.4. Nhóm giải pháp về người lao động

Thứ nhất, mỗi sinh viên phải tự chủ động và tích cực trong tìm kiếm thông tin trên thị trường lao động. Mặc dù có một thực tế là thông tin việc làm tới sinh viên còn chưa được rộng rãi và hiệu quả, nhưng số sinh viên chủ động, tích cực và thường xuyên tìm kiếm thông tin việc làm chỉ chiếm khoảng 80%, số còn lại thi thoảng mới tìm tiểu thông tin việc làm, và một bộ phận không nhỏ rất ít khi chủ

động đi tìm kiếm thông tin việc làm. Đa số những người chủ động trong tìm kiếm thông tin việc làm đều đã có công việc. Trên 20% số lao động chưa tìm được việc làm là những người rất ít khi tìm hiểu thông tin việc làm.

Thứ hai, bản thân sinh viên cần mạnh dạn, năng động và táo bạo hơn nữa trong phát triển kinh tế. Mạnh dạn trong vay vốn, đấu thầu đất đai, mạnh dạn đi đầu trong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng vào lao động sản xuất… Đó là những giải pháp để giúp sinh viên phát huy nội lực, sức trẻ để xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, sử dụng ngồn vốn vay có hiệu quả và thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế góp phần giải quyết việc làm tại chỗ…

Thứ ba, sinh viên phải tự chủ động trong tự học, tự làm; Lựa chọn học những ngành nghề phù hợp với năng lực cả về sức khỏe và trí tuệ của bản thân. Tránh lựa chọn học những nghề mà không phù hợp với bản thân, hoàn cảnh gia đình, đồng thời thường xuyên rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất để qua đó làm tăng thêm những kiến thức cần có giúp cho quá trình tìm kiếm công việc dễ dàng hơn.

Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày một đòi hỏi ý thức tổchức kỷ luật cao của người lao động. Lao động dù có việc làm song nếu không có ý thức tổ chức kỷ luật sẽ có nguy cơ bị mất việc làm và khó có thể tìm được việc làm mới nếu không thay đổi. Đặc biệt việc lao động là sinh viên xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Do đó khi di chuyển lực lượng lao động nông nghiệp vào lĩnh vực công nghiệp phải mất một khoảng thời gian dài để đào tạo tác phong, kỷ luật trong lao động sản xuất. Cá biệt có những trường hợp bị người sử dụng lao động sa thải, trục xuất về nước đối với lao động xuất khẩu ra nước ngoài bị vi phạm kỷ luật. Những năm gần đây, các doanh nghiệp phía Nam, đặc biệt là tại tỉnh Bình Dương, hầu như các doanh nghiệp tẩy chay không nhận lao động khu vực Thanh Nghệ Tĩnh, một trong những nguyên nhân chính đó là ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động... Vì vậy, mỗi cá nhân sinh viên phải cần cù, chịu khó, sáng tạo; thường xuyên rèn luyện sức khỏe, rèn luyện tác phong công nghiệp, học tập những gương sinh viên điển hình vượt khó, vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Đồng thời, phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động.

Thứ năm, mỗi sinh viên phải tự tạo được động lực trong quá trình học nghề và tìm kiếm việc làm, như: bỏ qua những mặc cảm tự ti về bản thân, hoàn cảnh gia đình, vùng miền, trình độ cũng như mức thu nhập bình quân của những thành viên trong gia đình…

4.3.5. Nhóm giải pháp khác

- Tạo nhiều cơ hội để sinh viên có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp, với môi trường xã hội. Để các em nhận thức và có thể có những lựa chọn đúng đắn hơn, hiểu rõ hơn về bản chất ngành nghề, các bậc nghề nghiệp. Việc chú trọng đến tư vấn hướng nghiệp và đưa các em vào môi trường xã hội sẽ tạo động lực tốt việc thực hiện phân luồng giáo dục được thực chất hơn.

- Chủ động tổ chức các học phần tại các doanh nghiệp, gửi sinh viên đến doanh nghiệp học tập hoặc mời chuyên gia đến trường để giảng dạy, chuyển giao các công nghệ mới, dạy kỹnăng mềm. Thực tập xí nghiệp được triển khai rộng rãi ở tất cả các khoa.

- Đưa môi trường công nghiệp vào các xưởng thực tập của trường, tập cho SV có tác phong và kỷ luật công nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Áp dụng các quy tắc 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) vào các xưởng thực tập. Mục đích chính là tạo cho người học thói quen tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng sản phẩm.

- Mỗi năm nhà trường tổ chức định kỳ tuần lễ vàng tuyển dụng và hội chợ việc làm. Mỗi tuần lễ vàng hay hội chợ được sự tham gia của doanh nghiệp về trường để tuyển dụng với hơn nhiều vị trí tuyển dụng mỗi đợt. Sinh viên được tiếp cận và trải nghiệm với đa dạng các loại hình doanh nghiệp.

- Hội đồng tư vấn được thành lập để tư vấn cho nhà trường trong nhiều hoạt động như: Thiết kế, đánh giá và góp ý hiệu chỉnh chương trình đào tạo, phối hợp tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, cung cấp nơi thực tập cho giảng viên và sinh viên, định hướng mở ngành mới, phối hợp tổ chức các buổi giới thiệu công nghệ mới,…

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Giải quyết và tạo việc làm cho lực lượng lao động sinh viên huyện Đông Anh thời gian qua tuy đã đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng trong tươnglai vẫn đòi hỏi phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp có tính khả thi phù hợp với nền KT-XH. Việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, có như vậy thì công tác giải quyết, tạo việc làm cho sinh viên mới đạt kết quả cao nhất, đưa KT-XH huyện Đông Anh ngày một phát triển hoà nhịp cùng sự đi lên của đất nước.

(1) Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tại các trường thì cơ hội tiếp cận việc làm là điều kiện thuận lợi để ta tìm kiếm được việc làm trong tương lai cho học sinh sinh viên. Nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm được hiểu là tính hiệu quả trong tiếp cận việc làm và tạo ra việc làm trong tương lai.

Qua kinh nghiệm và thực tế của Indonesia, Malaisia và Việt Nam cho thấy: Cần coi trọng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Phát triển nguồn nhân lực đi trước, hỗ trợ và giải quyết ngắn hạn các chính sách thu hút, sử dụng lao động qua đào tạo nghề đồng thời tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo và cung cấp các thông tin về nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp.

(2) Thực trạng tiếp cận việc làm cho sinh viên trên địa bàn huyện Đông Anh những năm qua; Phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện Đông Anh ảnh hưởng đến công tác tiếp cận việc làm cho sinh viên; Quy mô tạo việc làm cho sinh viên trong thời gian qua của huyện Đông Anh theo các chỉ tiêu tạo việc làm theo ngành kinh tế, tạo việc làm theo khu vực, tạo việc làm theo TPKT, phân tích ảnh hưởng của việc làm đến tiền lương - thu nhập của sinh viên. Luận văn cũng đi vào phân tích thực trạng các hoạt động tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho sinh viên nói riêng, từ đó phân tích các nhân tố tác động đến tiếp cận việc làm cho sinh viên trên địa bàn huyện Đông Anh. Trên cơ sở phân tích làm rõ những thành công và tồn tại trong công tác tiếp cận việc làm của sinh viên trên địa bàn huyện Đông Anh, chỉ rõ nguyên nhân và hạn chế tồn tại để đề ra các giải pháp hợp lý tạo việc làm cho sinh viên trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.

bàn huyện Đông Anh gồm có: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Anh như chính sách kinh tế xã hội vi mô, vĩ mô, chính sách vốn, khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng cơ sở, chính sách phát triển nguồn nhân lực…. Ngoài ra còn các yếu tố khác tác động đến việc tiếp cận việc làm cho sinh viên như: Thị trường lao động, cơ cấu ngành nghề đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; Công tác truyền thông về thì trường lao động đến học sinh sinh viên chưa kịp thời….

(4) Các giải pháp nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên trên địa bàn huyện Đông Anh, gồm có:

- Đối với các trường dạy nghề: Nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đầu ra của học sinh sinh viên; Có chếđộ chính sách đối với học sinh sinh viên tham gia học nghề; Thông tin đầy đủ và kịp thời nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đến học sinh sinh viên; Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp và địa phương: Thông tin rộng rãi về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp; Ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại địa phương; Có chính sách hỗ trợ cho học sinh sinh viên trong, sau đào tạo; Ngoài ra còn đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động tạo việc làm cho sinh viên và người lao động.

5.2. KIẾN NGHỊ

Bộ lao động thương binh - xã hội: Cơ chế chính sách xã hội hóa đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; Tăng cường kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề, tăng cường quy mô, ngành nghề, chất lượng đào tạo nghề; Phân luồng học sinh hướng tới phân luồng trong đào tạo; Trong đó cần phải tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị dạy học và thực hành tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

UBND Thành phố Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách theo quy định của pháp luật; Cần đưa ra những hướng phát triển nguồn nhân lực dài hạn và có những chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài về phục vụ cho địa phương.

Các cơ sở dạy nghề: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng; Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nhiều với doanh nghiệp; Đưa môi trường công

nghiệp vào các xưởng thực hành; Thông tin đầy đủ, kịp thời tới sinh viên; Hỗ trợ sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp; Tư vấn hướng nghiệp cần triển khai sâu rộng đến cho thí sinh và cho phụ huynh học sinh.

Tạo nhiều cơ hội để sinh viên có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp, với môi trường xã hội. Để các em nhận thức và có thể có những lựa chọn đúng đắn hơn, hiểu rõ hơn về bản chất ngành nghề, các bậc nghề nghiệp; Áp dụng các quy tắc 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) vào các xưởng thực tập. Mục đích chính là tạo cho người học thói quen tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng sản phẩm.

Nhà trường tổ chức rất nhiều sân chơi học thuật phù hợp với sinh hoạt của sinh viên; Khuyến khích việc sáng tạo và khởi nghiệp nơi những ý tưởng hay, sáng tạo của bất kỳ sinh viên nào sẽđược hỗ trợ và cấp kinh phí để tạo ra sản phẩm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Đức Hoàng (2009). Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học nông nghiệp Hà Nội.

2. Bùi Tôn Hiến (2009). Nghiên cứu việc làm cùa lao động qua đào tạo nghềở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Chi cục thống kê Đông Anh (2015). Báo cáo tổng kết năm 2015. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội.

4. Chi cục thống kê Đông Anh (2016). Báo cáo tổng kết năm 2016. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội.

5. Chi cục thống kê Đông Anh (2017). Báo cáo tổng kết năm 2017. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 102)