Khái quát về tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng vệ sinh thú y tại một cơ sở giết mổ lợn thuộc thành phố sơn la (Trang 28 - 30)

2.11.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La

Sơn La có 10 huyện và 1 thành phố là trung tâm vùng Tây Bắc, vào

khoảng 2o39' đến 22o05' và 103o15' đến 105o15' kinh đông. Phía Bắc giáp Lào

Cai, Yên Bái, phía nam giáp Thanh Hoá, phía đông giáp Hoà Bình, Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Điện Biên và CHDC nhân dân Lào.

Diện tích Sơn La rộng 14.200 km, có 250km đường biên giới giáp Lào. Địa hình Sơn La rất phức tạp, núi rừng trùng điệp, hiểm trở, bị chia cắt nhiều bởi những dãy núi đá vôi tạo nên những thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Vùng cao chiếm 3/5 diện tích, với độ cao từ 800 - 1000m. Điểm cao nhất là đỉnh Tà Phìn (Bắc Yên) cao 2.879m. Dải núi phía bắc chạy dài từ Tây Bắc về đến Đông Nam qua các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu là một phần của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ dốc lớn, hợp cùng một mảng phụ lưu sông Đà tạo nên cánh đồng Phù Yên phì nhiêu nổi tiếng Tây Bắc. Vùng

rừng núi phía Nam và Tây Nam gồm các huyện: Thuận Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu và một phần đất Mộc Châu, dọc theo chiều dài biên giới Việt - Lào, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dải núi đá vôi và phụ lưu sông Mã, có đỉnh núi cao tới 1940m. Xen giữa 2 dãy núi trên là 2 cao nguyên Nà Sản (còn gọi là cao nguyên Sơn La) có độ cao 700m và cao nguyên Mộc Châu cao 1050m, nằm trên trục đường quốc lộ 6, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Địa hình vùng lòng chảo, thung lũng hình thành các cánh đồng trồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ do phù sa các sông suối bồi đắp tạo nên, đất đai phì nhiêu, màu mỡ.

2.11.2. Thực trạng các ở cơ sở giết mổ tại thành phố Sơn La

Nhiều năm qua, các điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường vẫn luôn tồn tại ở hầu hết các xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La. Những chủ “lò mổ chui” này và vài nhân viên thường chọc tiết lợn, làm lông đến pha thịt ngay trên nền nhà xi măng, sàn bê tông ẩm thấp, thịt, tiết, nội tạng để la liệt ngay cạnh, nhếch nhác, bẩn thỉu; các chất thải được xả thẳng ra hệ thống thoát nước khu dân cư. Tình trạng các cơ sở giết mổ “chui” nằm trong khu dân cư, không bảo đảm vệ sinh thú y, ATVSTP, ảnh hưởng đến môi trường, dễ lây truyền dịch bệnh, hầu hết các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ này chưa được kiểm tra vệ sinh theo đúng quy định của nhà nước, công tác kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ GS,GC còn quá mỏng, trong khi số điểm giết mổ nhỏ lẻ quá nhiều.

Các điểm giết mổ phát triển tự do, nhỏ lẻ, điều kiện cơ sở vật chất đều không bảo đảm về vệ sinh thú y, ATVSTP do các chủ cơ sở không quan tâm tới việc đầu tư trang thiết bị phục vụ việc giết mổ GS,GC.

PHẦN 3. NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng vệ sinh thú y tại một cơ sở giết mổ lợn thuộc thành phố sơn la (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)