Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các yếu tốc ấu thành năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 70 - 73)

Năng suất là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất cây ăn quả nói chung và cây đào Mèo nói riêng. Là yếu tố quyết định khả năng nhân rộng của cây đào Mèo trên địa bàn huyện Vân Hồ và tỉnh Sơn La. Năng suất phụ thuộc vào số quả trên cây và khối lượng trung bình quả.

Để đánh giá sự ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của đào Mèo chúng tôi tiến hành cân, đếm số quả trên cây, kết quảđược trình bày ở bảng 4.12 và Biểu đồ 4.4 và 4.5:

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất của cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ Công thức Số quả (quả/cây) Khối lượng TB quả (g) NSLT (kg/cây) NSTT (kg/cây) P1 176,4 77,7 13,9 12,6 P2 175,0 75,7 13,4 12,1 P3 167,8 74,7 12,7 11,5 LSD0,05 3,00 1,35 1,98 CV% 7,9 8,8 5,7 K1 139,7 68,1 9,5 8,6 K2 146,0 70,4 10,6 9,6 K3 146,0 94,4 19,6 17,6 K4 151,0 77,9 15,1 13,6 K5 171,0 69,2 12,0 10,8 LSD0,05 2,50 1,17 2,81 CV% 7,9 8,8 5,7

Qua bảng số liệu và Biểu đồ 4.4, 4.5 ta thấy:

- Số quả trên cây: ở các công thức bón phân đã cho số quả trên cây là khác nhau.

+ Yếu tố lân: số quả trên cây dao động từ 167,8 - 176,4 quả/cây, cao nhất là công thức P1, thấp nhất là công thức P3.

+ Yếu tố kali: số quả trên cây dao động từ 139,7- 171,0quả/cây, cao nhất là công thức K5, thấp nhất là công thức K1.

- Khối lượng trung bình quả: các công thức bón khác nhau cho khối lượng trung bình quả là khác nhau.

+ Yếu tố lân: khối lượng trung bình quả dao động từ 74,7- 77,7 quả/cây, cao nhất là công thức P1, thấp nhất là công thức P3.

Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ

Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ

+ Yếu tố kali: khối lượng trung bình quả dao động từ 68,1- 94,4g/quả, cao nhất là công thức K3, thấp nhất là công thức K1.

- Năng suất lý thuyết: cũng tương tự như trên, năng suất lý thuyết cao nhất là công thức P1 (13,9 kg/cây) và K3 (19,6 kg/cây).

- Năng suất thực thu: các công thức bón khác nhau cho năng suất thực thu khác nhau. Công thức bón Lân cho năng suất thực thu cao nhất là công thức P1 (12,6 kg/cây); công thức bón kali cho năng suất thực thu cao nhất là công thức K3 (17,6 kg/cây).

Như vậy, công thức P1 và K3 cho các chỉ tiêu số quả trên cây, khối lượng trung bình quả và năng suất thực thu có sự thay đổi rõ rệt nhất. Các công thức có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05.

4.3.2. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đào Mèo tại huyện Vân Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)