TT Loại phân Lượng phân Tỷ lệ số hộ sử dụng (%)
1 Phân chuồng (tấn/ha) >10 5,0 5-10 15,0 <5 60,0 0 20,0 2 Đạm ure (kg N/ha) < 80 50,0 80 - 100 20,0 100 - 120 30,0 > 120 0,0 3 Lân (kg P2O5/ha) 0 65,0 < 80 25,0 80 - 100 10,0 100 - 120 0 > 120 0 4 Kali (kg K2O/ha) 0 100,0 5 Phân hỗn hợp NPK (kg/ha) >420 0,0 280-420 15,0 <280 65,0 0 20,0
Nguồn: Điều tra nông hộ (2014) Qua bảng số liệu điều tra cho thấy tình hình sử dụng phân bón cho cây đào Mèo tại Vân Hồ, Sơn La như sau:
+ Phân hữu cơ (tấn/ha): Khi điều tra 60 hộ dân, có đến 36 hộ bón ở mức dưới 5 tấn/ha chiếm 60,0%; 15% bón phân chuồng ở mức từ 5-10 tấn/ha, 5% bón
+ Đạm ure (kgN/ha): điều tra 60 hộ dân, có 30 hộ bón đạm dưới 80 kgN/ha chiếm 50%, 20% hộ dân bón ở mức 80-100 kgN/ha, 30% hộ dân bón ở mức 100- 120 kgN/ha và không có hộ dân nào bón ở mức trên 120 kgN/ha.
+ Lân (kg P2O5/ha): điều tra 60 hộ dân, không có hộ dân nào bón lân ở mức 100-120 kg P2O5/ha và trên 120 kg P2O5/ha; có 39 hộ không bón lân chiếm 65%, 25% hộ dân bón ở mức dưới 80 kg P2O5/ha và 10,0% hộ dân bón ở mức 80-100 kg P2O5/ha.
+ Kali (kg K2O/ha): khi điều tra 60 hộ dân thì tất cả 60 hộđều không bón kali. + Phân hỗn hợp NPK (kg/ha): khi điều tra 60 hộ thì không có hộ dân nào bón với lượng trên 420kg/ha, 20% hộ dân không bón phân hỗn hợp NPK, 15% hộ dân bón với lượng từ 280-420 kg/ha và 65% số hộ dân bón với lượng nhỏ hơn 280 kg/ha
Như vậy, việc sự dụng phân bón trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La là chưa phù hợp, Tỷ lệ hộ không bón phân còn cao, khi bón thì liều lượng không cân đối giữa các loại phân.
* Các biện pháp chăm sóc khác
- Nước tưới: tất cả các hộ trồng đào Mèo đều không tưới nước, chủ yếu nhờ
vào nước mưa tự nhiên.
- Làm cỏ: 100% các hộđều làm cỏ, nhưng chỉ làm 1 lần khi bón phân, làm quanh gốc.
- Cắt tỉa: 80% các hộ được hỏi chưa biết kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán và tỉa quả.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất, phẩm chất đào Mèo. Qua điều tra trên cây đào Mèo và qua phỏng vấn người dân cho thấy trên cây đào Mèo sâu bệnh hại xuất hiện chủ
yếu là Rệp muội, Sâu đục ngọn, sâu đục lá, Ruồi đục quả, bệnh cháy lá, bệnh gỉ
sắt, bệnh chảy gôm,…Mật độ và thành phần gây hại của các loại sâu bệnh này là khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng, do phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất
đai và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng của các hộ nông dân. Khi hỏi về
biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì người dân đều cho là không có biện pháp gì
để phòng trừ sâu bệnh hại…
Giá bán đào Mèo tại huyện Vân Hồ vẫn còn ở mức thấp. Những năm gần
đây giá bán đào Mèo tăng cao do vận chuyển dễ dàng đến các huyện, tỉnh khác
để tiêu thụ, và có nhiều khách tham quan du lịch biết đến. Giá cả cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng đào và thời điểm thu hoạch, dao động từ 5000- 10.000 đồng/kg. Khả năng tiêu thụ quả đào trong nông dân chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tự do (Bán tại vườn, ven đường quốc lộ), giá cả không ổn định và thường bị thương nhân ép giá.
Từ kết quảđiều tra chúng tôi có một số nhận xét sơ bộ như sau:
- Phần lớn diện tích đào Mèo của huyện còn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, diện tích cho thu hoạch khoảng 70ha chiếm 55% tổng diện tích trồng đào.
- Mức đầu tư thâm canh thấp không đồng đều giữa các hộ trồng đào, giữa các xã trong huyện.
- Công tác quản lý vườn quả, phòng trừ sâu bệnh còn yếu kém - Trồng cây chưa theo quy hoạch, có tính tự phát
- Chất lượng quả (bên trong và bên ngoài) không đồng đều, có sự khác biệt về kích cỡ và chất lượng của quảđào Mèo
- Tính chất cơ lý chưa tốt: thể hiện ởđộ cứng vỏ, khả năng chịu va đập, cọ
sát, bị hư hỏng khi vận chuyển.
- Trong cùng loại quả còn lẫn nhiều quả bị sâu bệnh
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào Mèo tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LÂN VÀ KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐÀO MÈO TẠI HUYỆN VÂN HỒ TỈNH SƠN LA CÂY ĐÀO MÈO TẠI HUYỆN VÂN HỒ TỈNH SƠN LA
Khả năng sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các giống, cây sinh trưởng nhanh khỏe thì sẽ sớm tạo được bộ khung tán ổn định để bước sang giai đoạn kinh doanh, mặt khác sẽ tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng nuôi hoa, quả, là yếu tố tăng năng suất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt cần có một điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh phù hợp với từng giống.
4.2.1. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Công thức
Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Trước TN Sau TN Tốc độ tăng Trước TN Sau TN Tốc độ tăng Trước TN Sau TN Tốc độ tăng P1 167,2 180,2 12,9 5,0 5,7 0,7 95,8 108,3 12,5 P2 166,9 178,2 11,3 4,8 5,4 0,7 94,2 105,7 11,5 P3 167,3 178,4 11,1 5,0 5,5 0,5 95,5 107,0 11,5 LSD0,05 1,85 1,43 0,67 0,13 2,33 2,57 CV% 3,1 4,1 10,3 10,6 3,3 4,5 K1 161,2 169,8 8,6 4,4 4,7 0,4 91,4 95,5 4,1 K2 167,5 180,6 13,1 5,0 5,7 0,6 95,4 108,1 12,7 K3 170,9 186,2 15,3 5,3 6,0 0,8 97,8 114,8 17,0 K4 168,6 179,7 11,0 5,2 5,9 0,7 96,6 111,4 14,8 K5 167,6 178,2 10,7 4,8 5,4 0,6 94,6 105,2 10,5 LSD0,05 2,97 3,02 0,36 0,14 1,01 3,61 CV% 3,1 4,1 10,3 10,6 3,3 4,5
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Qua bảng số liệu và Biểu đồ ta thấy sau khi sử dụng phân bón đã có sự thay
đổi về chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán của cây đào Mèo tại Vân Hồ. Cụ thể như sau:
* Chiều cao cây: Đối với cây ăn quả nói chung và cây đào nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, qua đó nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống,
ảnh hưởng đến năng suất của đào.
Mức độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm, mạnh hay yếu là thể
hiện sức sống của cây trong điều kiện cụ thể. Sức sống tốt, khả năng sinh trưởng hợp lý là tiền đề dẫn đến năng suất cao và ngược lại. Trong suốt chu trình sống của cây đào, chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến khi bước vào giai đoạn già cỗi thì tăng chậm lại. Trong đó thời kì kiến thiết cơ bản sinh trưởng về chiều cao là mạnh nhất, tuy nhiên các giống khác nhau thì có khả năng sinh trưởng về chiều cao là khác nhau.
Mức độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống,
điều kiện ngoại cảnh, biện pháp và kĩ thuật canh tác… Trong cùng điều kiện tự
nhiên và kĩ thuật chăm sóc tương tự nhau thì khả năng sinh trưởng chiều cao cây của từng giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống.
+ Yếu tố lân: ít ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cây. công thức tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh nhất là công thức P1 (12,9 cm) từ 167,2 lên 180,2cm; thấp nhất là công thức P3 (11,1 cm).
+ Yếu tố kali: công thức tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh nhất là công thức K3(15,3 cm) từ 170,9 lên 186,2cm; thấp nhất là công thức K1 (8,6cm) từ
161,2 lên 169,8cm.
* Đường kính gốc: Gốc cây là bộ phận nâng đỡ thân, cành, lá, hoa, quả của cây. Gốc cây to là biểu hiện của thân cây chắc khỏe, là cở sởđể tạo cho cây có bộ khung tán rộng, cho năng suất cao. Đường kính gốc là một trong những chỉ
tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, nó thể hiện khả năng chống chịu của cây. Gốc cây to chứng tỏ khả năng chống chịu cao, khả năng giữ vững bộ tán cây và nuôi quả tốt.
Mức độ tăng trưởng đường kính gốc cây của từng giống phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng, khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu tức là đường kính gốc to hay nhỏ phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.
+ Yếu tố lân: các công thức thí nghiệm đều có sự thay đổi về đường kính gốc, hai công thức P1 và P2 cùng có tốc độ tăng trưởng là 0,7cm, còn công thức P3 tăng chậm hơn được 0,5cm.
+ Yếu tố kali: các công thức thí nghiệm đều có sự thay đổi về đường kính gốc, công thức K3 tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 0,8cm, còn công thức K1 tăng chậm nhất được 0,4cm.
* Đường kính tán: Đường kính tán là một trong những chỉ tiêu giúp chúng ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống cây ăn quả nói chung và các giống đào nói riêng. Trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc như nhau, giống nào có khả năng tăng trưởng đường kính tán lớn chứng tỏ giống đó có sức sinh trưởng nhanh và ngược lại. Đường kính tán cây tăng dần theo tuổi cây, nó liên quan chặt chẽ tới khả năng cho năng suất của cây, là cơ sởđể xác định biện pháp bón phân. Thời kì kiến thiết cơ bản là thời kì cây sinh trưởng, tạo tán mạnh, để có bộ khung tán vững chắc, là tiền đề cho năng suất cao và ổn định cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc cây còn nhỏ.
+ Yếu tố lân: công thức P1 có sự thay đổi lớn nhất tăng 12,5cm từ 95,8 lên 108,3 cm. hai công thức P2, P3 đều tăng được 11,5cm.
tán, công thức K3 có sự thay đổi lớn nhất tăng 17,0cm từ 97,8 lên 114,8 cm; công thức K1 tăng chậm nhất được 4,2cm.
Như vậy, công thức bón lân P1 và kali K3 có sự thay đổi rõ rệt nhất về các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán. Các công thức có sự
sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05.
4.2.2. Ảnh hưởng tương tác lượng lân và kali bón đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Các chỉ tiêu cao cây, đường kính tán, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây đào. Chúng ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất sau này. Cây có bộ khung tán đều, đẹp sẽ có khă năng cho năng suất cao hơn so với cây có bộ khung tán kém phát triển.
Kết quả theo dõi được trình bày ở Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.3:
Qua bảng số liệu và Biểu đồ ta thấy: Các công thức bón phân đã ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán của cây
đào Mèo.
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Bảng 4.5. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến chiều cao cây,
đường kính gốc và đường kính tán đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Đơn vị: (cm)
lượng
Lân lượkali ng
Chiều cao cây Đường kính gốc Đường kính tán Trước TN Sau TN TĐ tăng Trước TN Sau TN TĐ tăng Trước TN Sau TN TĐ tăng P1 K1 161,5 171,0 9,5 4,5 4,6 0,1 91,4 95,2 3,8 K2 167,4 181,0 13,6 5,0 5,8 0,8 96,0 109,8 13,8 K3 172,3 188,4 16,0 5,4 6,3 0,9 98,9 117,0 18,1 K4 167,6 180,1 12,5 5,2 6,1 0,9 97,4 113,4 15,9 K5 167,2 180,3 13,1 4,9 5,6 0,7 95,2 106,1 10,9 P2 K1 160,2 168,6 8,4 4,1 4,6 0,5 90,2 93,6 3,4 K2 166,8 180,6 13,8 4,9 5,5 0,6 94,9 105,6 10,7 K3 170,5 184,5 14,0 5,2 6,0 0,8 96,7 114,8 18,1 K4 168,6 179,5 10,9 4,7 5,5 0,7 94,6 105,3 10,7 K5 168,6 177,8 9,2 4,7 5,3 0,6 93,5 104,2 10,8 P3 K1 161,9 169,9 8,0 4,6 5,0 0,4 92,6 97,8 5,2 K2 168,2 180,2 12,0 5,2 5,7 0,5 95,2 108,8 13,6 K3 169,9 185,8 15,9 5,2 5,8 0,6 97,9 112,6 14,7 K4 169,7 179,4 9,7 4,9 5,5 0,6 94,7 106,3 11,7 K5 166,9 176,6 9,7 5,1 5,9 0,8 96,7 111,1 14,4 LSD0,05 2,61 7,16 0,50 0,63 3,24 5,00 CV% 3,1 4,1 10,3 10,6 3,3 4,5
Về chiều cao cây: công thức tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh nhất là công thức P1K3 (16,0 cm) từ 172,3 lên 188,4 cm; thấp nhất là công thức P1K1 (8,0cm) từ 161,9 lên 169,9cm.
Về đường kính gốc: các công thức thí nghiệm đều có sự thay đổi vềđường kính gốc, công thức P1K3 và P1K4 tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là 0,9cm, còn
công thức P1K1 tăng chậm nhất được 0,1cm.
Về đường kính tán: các công thức thí nghiệm đều có sự thay đổi về đường kính tán, công thức P1K3 và P2K3 có sự thay đổi lớn nhất tăng 18,1cm; công thức P2K1 tăng chậm nhất được 3,4cm.
Như vậy, công thức bón P1K3 có sự thay đổi rõ rệt nhất về các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán. Các công thức có sự sai khác ở
mức có ý nghĩa 0,05.
4.2.3. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá
đào Mèo tại huyện Vân Hồ
Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho cây. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái lá (kích thước lá, hình dạng lá, màu sắc lá) thể hiện ở các Bảng 4.6:
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng lân và kali đến đặc điểm và kích thước lá
đào Mèo tại huyện Vân Hồ Công
thức
Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Màu sắc lá, dạng lá Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
P1 9,9 11,4 2,4 2,6 Xanh nhạt Xanh đậm P2 9,8 10,9 2,2 2,3 Xanh nhạt Xanh đậm P3 10,0 11,1 2,3 2,4 Xanh nhạt Xanh đậm LSD0,05 0,11 0,05 0,12 0,05 CV% 5,8 8,2 7,9 10,6 K1 8,4 9,2 1,8 2,0 Xanh nhạt Xanh nhạt K2 9,3 10,6 2,3 2,5 Xanh nhạt Xanh nhạt K3 11,5 13,5 2,6 3,0 Xanh nhạt Xanh đậm K4 10,4 11,6 2,5 2,6 Xanh nhạt Xanh đậm K5 9,8 10,7 2,3 2,5 Xanh nhạt Xanh đậm LSD0,05 0,11 0,05 0,08 0,15 CV% 5,8 8,2 7,9 10,6
Qua bảng số liệu và qua theo dõi chúng tôi thấy:
màu xanh nhạt; Sau khi thí nghiệm hầu hết các công thức là màu xanh đậm, công thức K3, K1 có màu xanh nhạt. Hình dạng lá trước và sau thí nghiệm đều có hình thuôn dài vì đây là chỉ tiêu di truyền ít bị thay đổi khi có tác động của ngoại cảnh.
Về chiều dài lá: các công thức sau khi thí nghiệm có sự thay đổi so với trước khi thí nghiệm.
+ Yếu tố lân: Tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của công thức P1 mạnh nhất tăng 1,5cm từ 9,9 lên 11,4cm. Tăng chậm nhất là công thức P2 tăng được 1,1cm.
+ Yếu tố kali: Tốc độ tăng trưởng chiều dài lá của công thức K3 mạnh nhất tăng 2,3cm từ 11,1 lên 13,5cm. Tăng chậm nhất là công thức K1 tăng