Việc nghiên cứu về cây đào nói chung ở nước ta cũng như ở các tỉnh miền núi phía bắc chưa được đầu tư một cách đúng mức, số lượng công trình nghiên cứu ít, mang tính đơn lẻ, không liên tục và hệ thống. Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu theo các chuyên đề chủ yếu sau:
2.2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho đào
Theo Phạm Văn Côn (2004) cho biết: cây đào cũng như cây trồng nói chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sản phẩm thông qua quá trình quang hợp. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Sự biểu hiện khi thiếu dinh dưỡng ở cây đào như sau:
- Thiếu đạm: lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép (chín sớm). - Thiếu kali: các lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, dễ bị rụng quả.
- Thiếu phốt pho: lá màu xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm. - Thiếu Mg: lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô.
- Thiếu Ca: dễ bị rụng quả, cần phun Boóc đô kết hợp trừ bệnh nấm.
- Thiếu kẽm: lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu có gân nhỏ có hình hoa hồng, lá bé.
- Thiếu B: có những điểm xốp trên quả.
Theo Trần Thế Tục (1995), cây đào hàng năm có rụng quả sinh lý nên lượng phân bón phải đầy đủ đểđảm bảo yêu cầu sinh lý của cây. Bón phân cho
nên bón phân lót cho đào vào tháng 1 trước khi nảy lộc.
Đối với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trởđi cần bón cho mỗi cây là 30 - 50kg phân chuồng hoai trộn với 0,3 - 0,5kg N+ 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O (Trần Thế Tục, 1998).
Cách bón: chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và rộng 40cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất. Năm sau đào hố bón phân xen kẽ với hố năm trước. Làm như vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây.
2.2.2.2. Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả
Sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người làm vườn cần phải tác
động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vườn và mục đích kinh doanh. Trong đó kỹ
thuật làm vườn hiện đại việc đốn, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề.
Hiện nay nhiều biện pháp đốn tỉa tạo hình cây đào rất được quan tâm. Thông thường cây đào vừa đem trồng phải đốn tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính cao 80 - 100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khỏe hơn. Chọn trên thân chính 3 cành khỏe mọc ra 3 hướng khác nhau để làm cành khung. Cuối năm thứ nhất chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp I chỉ để 2, 3 cành khung cấp II và những vị trí thích hợp sao cho các cành hướng ra phía ngoài. Nếu cây khỏe có thể gây thêm một cành khung cấp I thứ tư ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ hai chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp II và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp III. Hết năm thứ 3 coi như tán cây đào đã ổn định, cây đào bắt
đầu bói quả và bắt đầu bước sang thời kì đốn tạo quả.
Cành quả chín sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước. Do vậy, các tác giả trên đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là không đốn hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ hẳn những cành mẹ cành quả nào quá yếu, quá tập trung. Cành đã ra quả do dinh dưỡng tập trung nuôi quả nên sinh trưởng yếu, do vậy cũng cần đốn, kỹ thuật
đốn tỉa như sau: cắt tận chân hay nếu cành khỏe cắt phía trên nơi đã có quả để
lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khỏe nhất (Trần Thế Tục
và cs., 1995).
Những cành mẹ cành quả năm nay nếu được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh những cành khỏe với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết.