Tình hình sản xuất và tiêu thụ đào trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 31 - 32)

Các khu vực sản xuất đào ăn quả quan trọng trong lịch sử là Trung Quốc, Nhật Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải, là các khu vực đã được trồng trong hàng ngàn năm qua. Gần đây Hoa Kỳ (các bang Califonia, nam Carolia, Michigan, Texas, Albama, Georgia, Virginia), Canada (miền nam Otario và British Columbia), và Australia (khu vực Riverland) cũng đã trở thành các quốc gia quan trọng trong trồng đào. Các khu vực có khí hậu đại dương như tây bắc Thái Bình Dương và British Isles nói chung không thích hợp cho việc trồng

đào do không đủ nhiệt về mùa hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng tại đây (Gordon D et al., 2005; Reisono H. et al., 2002)

Dẫn theo Vũ Công Hậu (1996) cây đào trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới. Trên phạm vi toàn thế giới, cùng với táo tây, lê, cam, quýt, chuối, dừa, đào là một trong 5,6 quả quan trọng nhất thế giới.

Theo số liệu Faostatistics năm 2013 diện tích đào trên thế giới là 1.608.768 ha, năng suất trung bình đạt 11.189 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 18.000.853 tấn. Trung Quốc là nước có diện tích đào lớn nhất thế giới 782.686ha chiếm 48,65% diện tích đào trên toàn thế giới. Australia là nước có năng suất đào cao nhất thế giới 44,152 tấn/ha, tiếp đó là Mỹ 20,592 tấn/ha, Pháp 20,005 tấn/ha.

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 diện tích đào trên thế giới là 1.537.459 ha, năng suất trung bình đạt 13.186,9 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 20.274.287 tấn. Trung Quốc là nơi có diện tích trồng đào lớn nhất thế giới là 731.259 ha chiếm 47,56% diện tích đào trên thế giới, tiếp đó là Italy với diện tích

đào là 90.259 ha chiếm 5,73% diện tích đào trên thế giới, đứng thứ 3 là Tây Ban Nha với diện tích là 73.000 ha chiếm 4,74% diện tích đào trên thế giới.

Pháp là nước có năng suất đào cao nhất là 23,5979 tấn/ha, đứng thứ hai là Chilê với năng suất đạt 18,4965 tấn/ha. Các nước Mỹ, Hy Lạp, Italy có năng suất tương đương nhau trên 17.000 kg/ha. Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất thế giới là 10.718.048 tấn.

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đào của một số nước trên thế

giới năm 2013

Địa điểm Diệ(ha) n tích N(tăấng sun/ha) ất Sản l(tấượn) ng Toàn thế giới 1.537.459 13,1869 20.274.287 Châu Á 966.587 13,3582 12.911.862 Trung Quốc 731.259 14,657 10.718.063 Iran 45.000 11,1111 499.999,5 Hàn Quốc 13.908 9,964 138.580 Nhật Bản 10.000 13,670 136.700 Châu Âu 271.567 14,7923 4.017.100,5 Italy 90.259 17,6233 1.590.660

Tây Ban Nha 73.000 15,5445 1.134.750

Hy Lạp 37.000 17,2811 639.400 Pháp 13.747 23,5979 324.401 Châu Mỹ 188.338 12,6769 2.387.543 Mỹ 59.461 17,5651 1.044.440 Mexico 41.648 5,4606 227.421 Brazil 20.194 10,9309 220.739 Chile 19.301 18,4965 357.000 Châu Phi 90.137 9,2775 836.246 Ai Cập 33.017 8,2762 273.256 Tunisia 16.900 7,1657 121.100 Algenia 18.800 9,266 174.200 Châu Đại Dương 20.830 5,8329 121.500 Australia 20.830 5,8329 121.500 Nguồn: Faostat (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)