Tình hình nghiên cứu về phân bón trên cây ăn quả trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 36 - 39)

Theo Koo (1958) và Chapman (1968) cho rằng hàng năm một lượng dinh dưỡng nhất định trong đất đã bị một số loại cây ăn quả lấy đi và không hoàn trả

lại đất. Lượng dinh dưỡng này được cây sử dụng phục vụ cho sự sinh trưởng, hình thành và phát triển tế bào quả. Do vậy, cần phải bổ sung lượng dinh dưỡng nhất định bao gồm cả vi lượng và đa lượng cho đất sau mỗi đợt thu hoạch tùy thuộc vào sản lượng thu hoạch của vụđó.

Đểđánh giá mức độ thiếu phân, đủ phân cắn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá. Số liệu được trình bày ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ thiếu phân, đủ phân căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá

Giới hạn Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng (% chất khô)

N P K Mg Ca S Thiếu <2,20 <0,09 <0,70 <0,20 <1,50 <0,14 Thấp 2,20-2,40 0,09-0,11 0,70-1,10 0,20-0,29 1,50-2,90 0,14-0,19 Tối ưu 2,50-2,70 0,12-0,16 1,20-1,70 0,30-0,49 3,00-4,90 0,20-0,39 Cao 2,80-3,00 0,17-0,29 1,80-2,30 0,50-0,70 5,00-7,00 0,40-0,60 Thừa >3,00 >0,30 >2,40 >0,80 >7,00 >0,60

Giới hạn Hàm lượng dinh dưỡng vi lượng (ppm chất khô)

Fe Mn Zn Cu B Mo Thiếu <35 <17 <17 <3 <20 <0,05 Thấp 36-59 18-24 18-24 3-4 21-35 0,06-0,09 Tối ưu 60-120 25-100 25-100 5-16 36-100 0,10-1,0 Cao 121-200 101-300 101-300 17-20 101-200 2,0-5,0 Thừa >200 >500 >500 >20 >250 >5,0 Nguồn: Malavolta (1989)

Trong một nghiên cứu khác của Alva và Tucker (1999) đã cho kết quả khá tương đồng hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ thiếu đủ phân căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá

Nguyên tố Đơn vị Thiếu Thấp Tối thích Cao Thừa

Đạm (N) % < 2,2 2,20-2,40 2,50-2,70 2,80-3,00 > 3,00 Lân (P) % < 0,09 0,09-0,11 0,12-0,16 0,17-0,30 > 0,30 Kali (K) % < 0,7 0,70-1,10 1,20-1,70 1,80-2,40 > 2,40 Canxi (Ca) % < 1,5 1,50-2,90 3,00-4,90 5,00-7,00 > 7,00 Magiê (Mg) % < 0,20 0,20-0,29 0,30-0,49 0,50-0,70 > 0,70 Lưu huỳnh (S) % < 0,14 0,14-0,19 0,20-0,40 0,41-0,60 > 0,60 Chlorine (CL) % - - < 0,20 0,20-0,70 > 0,70 Natri (Na) % - - < 0,20 0,15-0,25 > 0,25 Sắt (Fe) ppm < 35 35-59 60-120 121-200 > 200 Boron (B) ppm < 20 20-35 36-100 110-200 > 200 Manganese (Mn) ppm < 17 18-24 25-100 110-300 > 300 Kẽm (Zn) ppm < 17 18-24 25-100 101-300 > 300 Đồng (Cu) ppm < 3 3-4 5-16 17-20 > 20,0 Molibdenum ppm < 0,05 0,06-0,09 0,10-1,00 2,0-5,0 > 5,00 Nguồn: Alva và Tucker (1999) Như vậy, ta có thể căn cứ vào các mức độđánh giá: Thiếu - Thấp - Tối ưu - Cao - Thừa ở bảng 2.3 mà quyết định có bón phân hay không; bón những loại phân nào; lượng ra sao. Đồng thời ta cũng có thể căn cứ vào mức đánh giá này để điều chỉnh loại và lượng phân bón vào mùa sau, sao cho đạt được hiệu quả tối ưu. Các chỉ số này cũng cho ta biết phần nào đặc điểm đất trồng của ta so với nhu cầu loại cây ăn quả. Như vậy, người làm vườn chuyên nghiệp rất cần quan tâm đến những chỉ số có tính chất hướng dẫn này để tích lũy kinh nghiệm trồng trọt và làm tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất hàng hóa và tăng hiệu quả kinh tế trồng trọt. Lượng phân khuyến cáo bón cho thời kỳ KTCB ở một số nước như sau:

Bảng 2.4. Lượng phân bón cho cây ăn quảở thời kỳ KTCB

Đơn vị: g/cây

Nước Tuổi N P2O5 K2O MgO Bột xương Tro gỗ

Mỹ, Florida 1 200 200 200 65 - - 2 330 330 330 110 - - 3 440 440 440 150 - - 4 500 500 500 165 - - 5 580 580 580 190 - - 6 640 640 640 220 - - Ấn Độ 1 50 100 - - 500 1500 2 100 200 - - 1000 3000 3 150 300 - - 1500 4500 4 200 400 - - 2000 6000 5 250 500 - - 2500 7500 6 300 600 - - 3000 9000 Nguồn: Smith (1964) Ghi chú: Bột xương chứa: 3,0 % N; 25 % P2O5; 0,2 % K2O; 20 % Ca.

Tro gỗ chứa: 0,0 % N; 1,8 % P2O5; 5,5 % K2O; 2,2 % Mg; 23 % Ca.

Thường những nơi có đào hốc để trồng thì nên bón phân theo hốc vì rất ít rễ

có thể mọc xa hơn. Những nơi không đào hốc để trồng thì bón theo tán lá. Thường bón từ khoảng cách xa hơn tán lá 30 cm hướng tới gần gốc cây. Số lần bón cũng giảm dần từ năm thứ nhất đến các năm sau đó. Năm đầu bón 5 - 7 lần và năm thứ 5 chỉ bón 3 - 4 lần. Tuy nhiên những nơi bón cho đất qua con đường nước tưới thì có thể bón tới 25 - 30 lần/năm trong suốt 5 năm.

- Bón phân ở thời kỳ kinh doanh (TKKD)

Chế độ phân bón ảnh hưởng trực tiếp tới cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Thường người ta căn cứ vào cả lượng dinh dưỡng cây lấy đi do sản lượng hàng năm và vào cả số liệu phân tích lá và đất để làm kế hoạch phân bón hàng năm.

Bảng 2.5. Lượng phân khuyến cáo cho thời kỳ kinh doanh

Đơn vị: kg/ha

Nước N P2O5 K2O MgO

Nhật 150 -350 115 - 205 115 - 235 -

Brazil 150 - 240 40 - 80 90 - 320 -

Mỹ- Florida 180 - 320 30 - 60 180 - 360 75 - 210 Phân bón cho cây ăn quả thời kỳ kinh doanh thường chia 2 lần bón: Vào mùa Thu - Đông và Xuân; hay 3 lần: Vào mùa Xuân, Hạ và Thu.

Các nguyên tố vi lượng:Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng cho cây, một số nguyên tố vi lượng có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu hoa, quả và khả năng giữ

quả của cam quýt. Bên cạnh đó, vi lượng còn làm tăng chất lượng và mẫu mã quả cho cam quýt. Có thể dùng kết quả phân tích lá và quan sát bằng mắt thường để đánh giá. Cần điều chỉnh ngay các biểu hiện thừa, thiếu đểđảm bảo sức khoẻ cho cây.

Bảng 2.6. Phương pháp và thời gian áp dụng các nguyên tố vi lượng cho cây ăn quả cho cây ăn quả

Lượng và phương pháp Mn Zn Cu Fe B Mo

Phun lên lá (khi cây có hầu

hết lá mới đã to hết cỡ) Được Được Được

Không

được Được Được

Lượng (g/lít) 0,9 1,3 0,9 - 0,06 -

Bón vào đất (bất cứ lúc nào) Được Không

được Được Được Được

Không được

Lượng (kg/ha) 10,0 - 5,4 - 1,0 -

Như vậy, trong quá trình sử dụng các loại phân bón lá, cần lưu ý đến thành phần các nguyên tố có trong phân để lựa chọn thời gian và phương pháp hợp lý khi cung cấp cho cây cam quýt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)