Nghiên cứu tình hình bón phân cho cây đào ăn quả hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 40)

Theo Hà Thị Minh Thu và cs. (2004), Để xác định lượng phân bón, người trồng phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

+ Tuổi cây: Cây càng nhiều tuổi, lượng phân bón càng phải tăng lên.

+ Sản lượng quả của năm trước: Nếu năm trước sai quả, lượng dinh dưỡng cây sử dụng để nuôi quả nhiều thì năm sau phải bón lượng phân tăng lên, khắc phục hiện tượng ra quả cách năm.

+ Độ phì của đất: Đất tốt bón ít hơn đất xấu. Ví dụ như đất phù sa bón ít phân hơn đất cát.

+ Xác định lượng phân bón: Năm đầu, vào các tháng mùa mưa, chọn ngày khô ráo để bón thúc. Mỗi cây bón: 0,5kg urê; 0,3kg kali; nếu có điều kiện thì tưới nước phân pha loãng. Phân được giải đều xung quanh gốc và xới xáo nhẹ cho phân vùi xuống đất.

+ Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh), có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỷ lệ 1/10, tưới cách gốc 50 - 60cm.

Từ năm thứ hai đến năm thứ tư:

- Cuối năm, trước khi phát lộc xuân: Bón cho mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng - Vụ hè: Bón thêm 0,7 kg super lân; 0,3 kg kali và 0,5kg urê.

Cách bón:

Đào rãnh theo hình chiếu tán cây (1/2 phía trong tán, ½ phía ngoài tán), rộng 20-40, sâu 30-40cm, thả phân rồi lấp kín đất. Nếu trời nắng và đất kho thì phải tưới nước.

Thời điểm bón phân

- Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón thúc làm nhiều lần vào các đợt chuẩn bị

ra cành để nhanh tạo bộ khung tán. Tối thiểu phải bón làm 3 lần:

+ Lần 1: Thúc cành xuân vào tháng 1-2. + Lần 2: Thúc cành hè vào tháng 5. + Lần 3: Thúc cành thu vào tháng 8.

- Bón phân khi cây có biểu hiện thiếu phân.

+ Cần thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng của vườn đào. Nếu thấy có biểu hiện thiếu phân, cần bổ sung kịp thời.

+ Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy các cây trong vườn phát triển không

đồng đều, cần tiến hành bón bổ sung cho những cây kém phát triển để tạo độ đồng đều trong vườn cây.

-Khi cây cho thu hoạch quả: Bón 2 lần + Lần đầu trước khi nở hoa vào tháng 11, 12.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 07/2014 đến 8/2015

3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Giống: Giống đào Mèo nhóm I, cây 6 năm tuổi, đường kính tán khoảng 3m -Phân bón : Phân đạm ure (N:46%), Supe lân (17%), kali clorua ( K2O: 60%).

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

<1> Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;

<2> Ảnh hưởng của lượng lân và kali đến khả năng sinh trưởng của cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ;

<3> Ảnh hưởng của lượng lân và kali đến năng suất và chất lượng của đào Mèo tại huyện Vân Hồ;

<4> Ảnh hưởng của lượng lân và kali đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ;

<5> Hiệu quả kinh tế trồng cây đào Mèo tại huyện Vân Hồ

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất đào Mèo tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

1. Thu thập thông tin thứ cấp (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những kết quả nghiên cứu, thực nghiệm đã có ở huyện Vân Hồ) từ UBND huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT Huyện, Chi cục Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trạm Khí tượng Thủy văn ... của huyện.

2. Thu thập thông tin sơ cấp bằng cách điều tra trực tiếp trên đồng ruộng (về

cây trồng, năng suất cây trồng, biện pháp kỹ thuật và mức độđầu tư). Mẫu thu thập

3. Điều tra hoạt động sản xuất nông hộ. - Địa điểm tại xã Lóng Luông

- Sử dụng phiếu điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với 60 phiếu, điều tra 3 bản, mỗi bản chọn 20 hộ theo phương pháp lấy ngẫu nhiên.

3.5.2. Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: lân và kali

Nhân tố 1: Lân, gồm 3 mức (kg P2O5/cây/năm): P1: 0,5 kg P2O5 (125kg/ha)

P2: 1,0 kg P2O5 (255kg/ha) P3: 1,5 kg P2O5 (375kg/ha)

Nhân tố 2: Kali, gồm 5 mức (kg K2O/cây/năm): K1: 0 kg K2O

K2: 0,3 kg K2O (75kg/ha) K3: 0,6 kg K2O (150kg/ha) K4: 0,9 kg K2O (225kg/ha) K5: 1,2 kg K2O (300kg/ha)

Thí nghiệm bón trên nền 30 kg phân chuồng ủ hoai; 0,5 kg Urea/cây Tổng số 15 công thức: P1K1, P1K2, P1K3, P1K4, P1K5, P2K1, P2K2, P2K3, P2K4, P2K5, P3K1, P3K2, P3K3, P3K4, P3K5

- Thí nghiệm hai nhân tố thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) gồm 15 công thức, nhắc lại 3 lần. Mỗi công thức tiến hành trên 5 cây. Tổng số

cây thí nghiệm là: 5*15*3 = 225 cây. - Sơđồ thí nghiệm:

NL1 K5 P2 K2 P1 K1 P2 K5 P1 K4 P3 K1 P1 K2 P2 K3 P2 K3 P1 K5 P3 P3 K2 P3 K3 P2 K4 K4 P1 P3 K1 NL2 K3 P1 K3 P3 K1 P2 K2 P3 K4 P1 K4 P2 K4 P3 K3 P2 K2 P2 K2 P1 P3 K1 P1 K5 P2 K5 K5 P3 P1 K1 NL3 K1 P2 K3 P1 K3 P3 K2 P3 K5 P2 K3 P2 K1 P1 K4 P1 K2 P1 K5 P1 P3 K5 P2 K2 P3 K4 K4 P2 P3 K1

- Phương pháp và thời điểm bón phân:

+ Phương pháp bón phân: cuốc rãnh theo đường kính tán của cây, bón phân và lấp rãnh.

+ Thời điểm bón phân: Phân được chia làm 3 lần trong năm

Lần 1 (Tháng 7): Bón 15 % phân lân, 25 % ure, 25 % Kali để cây phục hồi sau vụ cho quả

Lần 2 (Tháng 11): Bón 15 % phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi.

Lần 3 (Tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 % lân, 50 % urê, 50 % Kali để

cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

3.5.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Nhóm các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của tán cây (đơn vị cm),

đo trước và sau khi kết thúc thí nghiệm.

- Đường kính tán: đo theo hai chiều vuông góc theo hình chiếu tán cây, theo hướng Đông Tây và Nam Bắc (nếu tán không đều thì đo 3 - 4 lần) rồi lấy trị

số trung bình (đơn vị cm).

- Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10cm, dùng thước dây cuốn quanh thân đểđo

- Các chỉ tiêu vềđặc điểm hình thái lá

+ Kích thước lá: đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá) (đơn vị cm), mỗi cây đo 5 lá rồi lấy trị số trung bình (mỗi công thức đo 75 lá).

+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên vườn. - Các chỉ tiêu vềđặc điểm sinh trưởng lộc

+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định từ khi có 10% số cây ra lộc. + Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80% số cây ra lộc.

+ Chiều dài lộc thành thục (cm): Mỗi công thức theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bốđều về 4 hướng, đo chiều dài cành lộc thành thục

+ Đường kính lộc thành thục (cm): đo ở gốc cành lộc thành thục + Số lộc/cây (lộc): đếm số lộc/cây khi lộc thành thục

* Nhóm chỉ tiêu về sâu bệnh hại trên đào Mèo: theo dõi phương pháp theo dõi sâu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật: quan sát trực tiếp trên vườn thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại và mức độ hại của sâu, bệnh hại chính (Rệp muội, sâu đục ngọn, sâu đục lá, ruồi đục quả, bệnh thủng lá, bệnh phồng lá, bệnh gỉ sắt, bệnh chảy gôm,…)

* Nhóm chỉ tiêu về ra hoa, kết quả, năng suất và chất lượng:

Mỗi công thức theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều về 4 hướng: đếm số hoa nở trên từng cành:

- Thời gian xuất hiện nụ: thời điểm có khoảng 10% số cây theo dõi xuất hiện - Thời gian bắt đầu nở hoa: thời điểm có khoảng 10% số hoa trên cây nở

- Thời gian nở hoa rộ: khi có khoảng 50% số hoa trên cây nở

- Thời gian tắt hoa: khi có khoảng 80% hoa trên cây nở - Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng quả: + Tỷ lệđậu quả (%):

Mỗi công thức theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều về 4 hướng, đếm số hoa, quả/cành tại thời điểm sau tắt hoa 1 tuần:

Tỷ lệđậu quả (%) = (Tổng số quảđậu/Tổng số hoa nở)*100 + Số quả trung bình/cây: đếm tổng số quả trên cây

+ Khối lượng quả (g): cân cả quả bao gồm cả vỏ quả

+ Khối lượng thịt quả (g): cân phần thịt quả (bỏ vỏ và hạt)

+ Tỷ lệ thịt quả (%): Khối lượng thịt quả/khối lượng trung bình quả x 100% + Kích thước quả: Chiều cao quả (cm); Đường kính quả (cm). Dùng thước panme đểđo chiều cao và đường kính quả

+ Năng suất lý thuyết (kg/cây):

+ Năng suất thực thu (kg/cây): cân toàn bộ số quả thu được trên cây + Chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc quả khi chín, Màu sắc thịt quả, Vị quả, Độ

+ Phân tích chất lượng quả:

Hàm lượng chất khô (%) xác định phương pháp sấy khô

Hàm lượng đường tổng số (%) xác định theo phương pháp Bectroan Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) xác định bằng phương pháp quang phổ

Hàm lượng axit tổng số (%) xác định bằng phương pháp trung hòa

Độ Brix đo bằng máy đo độ Brix.

* Hiệu quả kinh tế: Thu nhập thuần = Tổng thu - tổng chi Trong đó: Tổng thu = Đơn giá x năng suất

Tổng chi: Bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu và chi cho các hoạt động dịch vụ (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động,…)

3.5.4. Phương pháp sử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel, chương trình IRRISTAT 5.0 để xác định LSD0,05 và CV%.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĐÀO MÈO TẠI HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA XUẤT CÂY ĐÀO MÈO TẠI HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

4.1.1.1. Điu kin t nhiên ca huyn Vân H, tnh Sơn La

* Vị trí địa lý:

Vân Hồ là huyện mới tách ra từ huyện Mộc Châu, nằm ở vùng Tây Bắc về

hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 97.984 ha. Vân Hồ

nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 140 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc.

Toạđộđịa lý: 21° 04' 09" - 20° 34' 38" vĩđộ Bắc; 104° 37' 39" - 105° 05' 00" kinh độĐông. Phía Đông giáp huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình.

Phía Tây giáp huyện Mộc Châu.

Phía Nam giáp các huyện Mường Lát, Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có2,5 km đường biên giới với 2 cột mốc 269-270).

Phía Bắc giáp huyện Phù Yên - Sơn La và huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình

* Địa hình

Địa hình huyện Vân Hồ nhìn chung phức tạp, độ cao trung bình khoảng 700 m - 800 m so với mặt nước biển; nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt, có các dạng địa hình chính sau:

- Các xã dọc sông Đà có địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 400 m - 600 m so với mặt nước biển, bị chia cắt mạnh, phần lớn là đất dốc (gồm các xã Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè và Quang Minh).

- Các xã dọc QL 6 có độ cao trung bình khoảng 800 m - 1000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi bát úp xen lẫn phiêng bãi chạy dài (gồm các xã Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Mường Men, Chiềng Khoa và Tô Múa)

- Các xã giáp biên gồm Tân Xuân và Chiềng Xuân có địa hình cao, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 900 m đến 1300 m. Địa hình nằm xen kẽ

giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.

Sự đa dạng về địa hình cùng với yếu tố khí hậu đặc trưng, cho phép Vân Hồ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Vân Hồ có các nhóm đất chính sau: + Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi đá (F4): 25.965 ha, chiếm 26,5% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu phân bố các xã vùng dọc sông Đà.

+ Nhóm đất nâu trên đá vôi (FQV): 548 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại xã Vân Hồ và Xuân Nha.

+ Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 421 ha, chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại xã Chiềng Khoa, xã Xuân Nha và xã Vân Hồ.

+ Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi (FHO): 47.620 ha, chiếm 48,6% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại các xã vùng dọc sông Đà và vùng dọc QL6.

+ Đất khác 23.430 ha chiếm, 23,91% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Hồ có tổng diện tích đất tự nhiên 97.984 ha gồm 3 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp: 71.092 ha, chiếm 72,6% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 3.429,1 ha, chiếm 3,5%; Đất chưa sử dụng 23.462,9 ha, chiếm 23,9% diện tích tự nhiên. Qua số liệu cho thấy diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Song diện tích có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp

đều rất khó khăn như phân bố ở những địa bàn không thuận lợi đường giao thông, thiếu nguồn nước hoặc nằm ở độ dốc trên 250, chỉ thích hợp với các cây lâu năm, hoặc chỉ có thể khai thác theo phương thức nông - lâm kết hợp. Tuy nhiên đây vẫn là điều kiện để huyện Vân Hồ có thể khai thác, mở rộng diện tích

đất nông - lâm nghiệp trong thời gian tới, tăng hiệu quả sử dụng đất cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

- Khí hậu, thủy văn: + Khí hậu:

Huyện Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô đối với một số xã vùng dọc sông Đà và ẩm ướt đối với các xã dọc quốc lộ 6 và các bản vùng cao, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%.

+ Thuỷ văn:

Huyện Vân Hồ nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện có sông Đà thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình chảy qua 4 xã có chiều dài 35 km. Các dòng suối chính bao gồm: suối Khủa, suối Đá Mài, suối Tái, suối Giang, suối Mực, suối Sơ Vin, suối Đâu… có độ dốc lớn, nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, kết hợp với thủy lợi tại các xã Tân Xuân, Chiềng Khoa, Tô Múa và Chiềng Yên.

- Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật

Tài nguyên rừng của huyện Vân Hồ khá phong phú, có nhiều nguồn gen

động - thực vật quý hiếm có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai, tập trung trong vùng rừng đặc dụng Xuân Nha với khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loại gỗ

quý phân bố trên toàn địa bàn như: Bách xanh, thông, chò, ...và có 48 loài

động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như: Gấu, hoẵng, lợn rừng…

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện Vân Hồ hiện còn 51.528 ha, trong đó có 13.648 ha đất rừng đặc dụng, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Nha,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đào mèo (prunus persica) tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)