Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả tại huyện Thanh Hà, Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi đào thanh hồng (citrus grandis osbeck) tại thanh hà, hải dương (Trang 42)

THANH HÀ, HẢI DƯƠNG

Hiện tại, tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện là 6.800 ha, trong đó diện tích trồng vải là 3.981 ha, chiếm trên 40% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay

đổi bất thường như: năm 2009 nhiệt độ mùa đông liên tục ở mức cao (trên 200C) làm cho cây vải không phân hóa mầm hoa, ra hoa mà ra lộc; năm 2010 giữa mùa đông nhiệt độ lên đến 30 – 350C kéo dài làm thay đổi quy luật sinh trưởng của cây vải, đặc biệt là cây vải thiều, dẫn tới cây vải không phân hoá mầm hoa, ra lộc trở lại; thêm vào đó là kỹ thuật chăm sóc, ứng dụng tiến bộ

trên thị trường thấp, bấp bênh, dẫn tới hiệu quả kinh tế từ trồng vải là rất thấp.

Điều này khiến tâm lý một số người nông dân Thanh Hà ngày càng chán với nghề trồng vải. Trên thực tếđã có nhiều gia đình mặc dù cây vải cho năng suất khá nhưng sau khi hạch toán bỏ công chăm sóc, thu hoạch và bán giá thấp không có lãi đã bỏ không chăm sóc, không thu hoạch hoặc chặt phá chuyển sang trồng loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao hơn cây vải.

Phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015 với chủ trương quy hoạch các vùng sản xuất tập trung gắn với đặc điểm tự

nhiên và lợi thế của từng vùng để lựa chọn các loại cây trồng cho phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, từ năm 2010 các địa phương trong huyện đã quy hoạch, chỉ đạo sản xuất và đã hình thành lên các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như: vùng sản xuất vải thiều tập trung ở các xã khu Hà Nam – nơi có cây vải Tổ; vùng sản xuất quất trái vụở

xã Cẩm Chế; vùng sản xuất Ổi ở xã Liên Mạc và Thanh Xuân; vùng sản xuất vải sớm ở các xã khu Hà Đông và vùng sản xuất Bưởi ở xã Thanh Hồng.

Với chủ trương quy hoạch, phát triển thành vùng hàng hóa tập trung với các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tạo sản phẩm quả phong phú

đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ nội địa. Việc nghiên cứu tìm ra những giống cây ăn quả mới, đặc biệt là cây ăn quả có múi phù hợp với đặc

điểm khí hậu, địa lý đất đai của huyện Thanh Hà, đồng thời nghiên cứu, tìm ra các biện pháp kỹ thuật canh tác để đạt được năng suất, chất lượng quả

cao nhất là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của tỉnh Hải Dương, Sở Khoa học công nghệ Hải Dương đã xây dựng và triển khai đề tài xây dựng mô hình trình diễn một số dòng cây ăn quả mới Quýt không hạt NNH-VN532, Bưởi ngọt NNH-VN53, Bưởi NNH-VN50 trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 3 năm 2011- 2013. Đề tài được lựa chọn và thực hiện tại 2 huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ. Kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng và chuyển giao thực hiện mục tiêu phát triển vùng cây ăn quả có múi của huyện Thanh Hà giai đoạn 2010-2020.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Tại xã Thanh Hồng - Huyện Thanh Hà - Tỉnh Hải Dương

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 01/2015 đến 12/2015

3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Giống: giống bưởi đào Thanh Hồng, cây 20 năm tuổi

- Phân bón : Phân đạm ure (N:46%), lân supe (17%), kali clorua ( K2O: 60%).

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

<1> Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương;

<2> Ảnh hưởng của lượng bón lân và kali bón đến khả năng sinh trưởng của cây bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương;

<3> Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến năng suất và chất lượng của cây bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương;

<4> Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali bón đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của cây bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương.

<5> Hiệu quả kinh tế trồng cây bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà, Hải Dương

1. Thu thập thông tin thứ cấp: tài liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết của huyện Thanh Hà về các vấn đề

như:

+ Diện tích, năng suất, sản lượng cây bưởi đào Thanh Hồng.

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường, giá bán bưởi đào Thanh Hồng 2. Thu thập thông tin sơ cấp: Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA-

Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp.

- Địa điểm tiến hành điều tra: Điều tra tại 3 thôn (Lập Lễ, Tiên Kiều và Nhan Bầu) và đại diện cho một số tiêu chí về năng suất, sản lượng, kinh nghiệm sản xuất, định hướng phát triển…

- Số hộđiều tra :

Điều tra tổng số 60 hộ dân ngẫu nhiên trên địa bàn của 03 thôn Nhan Bầu, Tiên Kiều và Lập Lễ, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây bưởi đào Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, năng suất và chất lượng cây bưởi đào Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: Lân và kali + Nhân tố 1: Lân, gồm 3 mức (gr P2O5/cây):

P1: 90gr/cây

P2: 120gr/cây

P3: 150 gr/cây

+ Nhân tố 2: Kali, gồm 5 mức (gr K2O/cây):

K1: 0 gr/cây

K2: 60 gr/cây

K3: 90 gr/cây

K4: 120 gr/cây

K5: 150 gr/cây

Thí nghiệm bón trên nền 30 kg phân chuồng ủ hoai + 50gr N/cây.

- Thí nghiệm hai nhân tố thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) gồm 15 công thức, nhắc lại 3 lần. Mỗi công thức tiến hành trên 3 cây. Cây 20 năm tuổi.

Tổng số cây thí nghiệm là: 3*15*3 = 135 cây. Thí nghiệm gồm 15 công thức:

P1K1; P1K2; P1K3; P1K4; P1K5; P2K1; P2K2; P2K3; P2K4; P2K5; P3K1; P3K2; P3K3; P3K4; P3K5.

- Sơđồ thí nghiệm: NL1 NL2 NL3 P2K5 P2 K5 P1K3 P3K3 P1 K2 P1K4 P1K2 P3 K3 P1K1 P1K4 P2 K1 P3K5 P1K5 P1 K3 P2K5 P2K4 P2 K2 P3K1 P3K1 P1 K5 P1K5 P3K4 P3 K2 P3K4 P3K5 P2 K3 P2K3 P2K1 P3 K5 P2K4 P2K2 P1 K4 P1K2 P1K1 P1 K1 P3K2 P1K3 P3 K4 P3K3 P2K3 P3 K1 P2K1 P3K2 P2 K4 P2K2 Thời vụ bón:

+ lần 1: trước khi ra hoa: 40% đạm, 30% kali + lần 2: bón thúc quả: 20% đạm, + 30% kali

+ lần 3: bón sau thu hoạch: 100% phân chuồng + 100% lân + 40% đạm + 40% kali.

Cách bón:

+ Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.

+ Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹđất và tưới nước.

3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Đường kính gốc (cm): Dùng thước dây đo đường kính gốc, đo tại vị trí cách mặt đất 3 cm.

- Chiều dài lộc (cm): Dùng thước mét đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành

đến đỉnh sinh trưởng của cành, theo dõi mỗi cây 5 cành phân bốđều theo các hướng.

-Đường kính lộc (cm): Dùng thước Pamer đo ở vị trí lớn nhất của cành.

- Số lá/lộc:Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi mỗi cây 5 lộc phân đều theo các hướng trên cây.

- Theo dõi thời gian ra hoa

+ Bắt đầu ra hoa: 10% số cành ra hoa + Hoa ra rộ: 70% số cành ra hoa + Kết thúc ra hoa: 90% số cành ra hoa

- Tỷ lệ rụng quả:đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (mỗi lần nhắc lại 100 quả) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bốđều ở các hướng, đếm tổng số quảđậu/cành, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần. Tỷ lệ rụng quảđược tính theo công thức sau:

Tổng số quả rụng

Tỷ lệ rụng quả (%) = x 100 Tổng số quả theo dõi trên cành

- Động thái tăng trưởng đường kính quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi công thức đo 30 quả/3 lần nhắc lại được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần.

* Chỉ tiêu về năng suất

- Số lượng quả/cây/công thức: Tổng số quả thực thu trong từng công thức/Tổng số cây trong mỗi công thức.

-Khối lượng trung bình quả (gram): Tổng khối lượng quả trong từng công thức/Tổng số quả.

Năng suất cá thể (kg) x Mật độ cây/ha - Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

1000

- Theo dõi thành phần cơ giới quả.

+ Tỷ lệ phần ăn được (tép) %

+ Tỷ lệ phần không ăn được (vỏ + hạt) %

* Chỉ tiêu về chất lượng quả

- Hàm lượng chất khô (%) xác định theo phương pháp sấy khô

- Hàm lượng đường tổng số (%) xác định bằng phương pháp Bectroan - Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) xác định bằng phương pháp quang phổ

- Hàm lượng axit tổng số (%) xác định bằng phương pháp trung hòa - Độ Brix đo bằng máy đo độ Brix kế

* Theo dõi mức độ sâu bệnh: theo dõi thời gian phát sinh, mức độ hại (tỷ

lệ hoặc chỉ số hại), bộ phận hại chủ yếu theo quy định về theo dõi sâu, bệnh hại cây có múi ( Dẫn Theo Nguyễn Thị Huệ (2013)).

Tần suất bắt gặp sâu (%) 0 : Không bắt gặp - : Xuất hiện rất ít (>0 – 5%) + : Xuất hiện ít (>5 – 25%) ++ : Xuất hiện trung bình (>25 – 50%) +++ : Xuất hiện nhiều (>50%)

Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sâu chủ yếu thực hiện bằng quan sát, tính tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại sau đó rút ra nhận xét định tính theo các mức nặng, trung bình, nhẹ và không nhiễm.

* Đánh giá cảm quan quả bưởi đào Thanh Hồng:

TT Chỉ tiêu đánh giá Mức độđánh giá Điểm

1 Độ đồng đều của quả (Điểm tối đa 10đ) Đồng đều 10 Không đồng đều 8 2 Màu sắc vỏ quả

(Điểm tối đa 10đ)

Vàng tươi 10

Vàng 8

Vàng xanh 5

3 (Điểm tối đa 10đ) Màu sắc tép

Hồng tươi 10

Hồng 8

Hồng nhạt 5

4 (Điểm tối đa 10đ) Độ dính tay Không dính 10

Dính 5

5 (Điểm tối đa 20đ) Hương vị

Thơm 20

Thơm vừa 15

Không thơm 10

6 (Điểm tối đa 10đ) Số lượng hạt/quả

Dưới 5 hạt 10

Từ 6 - 15 hạt 8

Trên 15 hạt 5

7 Độ dễ tách múi (Điểm tối đa 10đ)

Dễ 10

Hơi Khó 8

Khó 5

8 (Điểm tối đa 10đ) Độ giòn con tép

Giòn 10

Ít giòn 8

Dai 5

9 (Điểm tối đa 10đ) Mức độ sơ

Ít sơ 10

Trung Bình 8

Nhiều 5

* Hiệu quả kinh tế: Thu nhập thuần = Tổng thu - tổng chi Trong đó: Tổng thu = Đơn giá x năng suất

Tổng chi: Bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu và chi cho các hoạt động dịch vụ (làm đất, bơm nước…).

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các phần mềm Excel, chương trình Irri Strat 5.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY BƯỞI ĐÀO THANH HỒNG, THANH HÀ, HẢI HÌNH SẢN XUẤT CÂY BƯỞI ĐÀO THANH HỒNG, THANH HÀ, HẢI DƯƠNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương Hải Dương

* Vị trí địa lý: Thanh Hồng là một xã thuần nông thuộc địa bàn 6 xã khu Hà Đông, huyện Thanh Hà, phía đông giáp xã Thanh Cường và Vĩnh Lập, phía Bắc giáp xã Thanh Bính và Trường Thành huyện Thanh Hà. Phía Tây và phía nam giáp 2 xã Tứ Xuyên và An Thành thuộc huyện Tứ Kỳ, được ngăn cách bởi Sông Thái Bình với chiều dài 7 km đê có 4 cống qua đê đểđiều tiết nước. Xã có 3 thôn (Lập Lễ, Nhan Bầu và Tiên Kiều) dân cưở rải rác thành các chòm xóm, xã có truyền thống là nghề trồng cói, se đay dệt chiếu.

* Địa hình

Xã Thanh Hồng thuộc xã đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng. Mặt bằng đất canh tác và đất có độ cao trung bình hơn mực nước biển từ 0,8-2,1m, nghiêng dần theo hướng tây bắc xuống đông nam. Xã có hệ giao thông, đường khuyến nông, song nội đồng, kênh mương khá hoàn chỉnh, tuy nhien chưa được tu sửa thường xuyên nên hiện đã xuống cấp.

* Khí hậu

Xã Thanh Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Khí hậu ở xã được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,6oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 75%-85% và có tính ổn định tương đối giữa các tháng trong năm, lượng mưa trung bình hàng năm là 1500-1600mm, tập trung vào tháng 6, 7, 8 (chiếm 70% lượng mưa trong năm).

* Nhìn chung các đặc điểm tự nhiên, khí hậu tương đối ưu đãi, địa hình

đất đai bằng phẳng mầu mỡ, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp như

trồng lúa, đay, cói và cây ăn quả như vải, nhãn, cam, quất, bưởi,...Tuy nhiên, cũng tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh hại phát triển.

4.1.2. Tình hình sản xuất cây bưởi đào xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương Dương

Qua kết quả điều tra cấp huyện, cấp xã, nhận thấy rằng những năm gần

đây, cây bưởi đào được trồng nhiều ở Thanh Hồng - Thanh Hà. Diện tích, năng suất, sản lượng của cây bưởi đào ở Thanh Hồng ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế do cây bưởi đem lại cao hơn cây vải thiểu và một số cây trồng khác trên địa bàn xã Thanh Hồng như cây lúa, cây ăn quả khác... Cây bưởi đào trước đây chủ

yếu được trồng xen canh trong vườn vải, nhưng những năm gần đây cây bưởi

đào được người dân trồng với quy mô lớn và trở thành cây trồng chính của hộ

gia đình. Theo kết quảđiều tra năm 2014 về diện tích và năng suất chúng tôi thu

được kết quảở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và mật độ trồng cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương

Địa điểm Diện tích (ha) Năng suất (quả/cây) Mật độ (cây/ha)

Thôn Nhan Bầu 110,53 192 385

Thôn Tiên Kiều 85,22 189 374

Thôn Lập Lễ 100,25 178 388

Tổng 296,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết ĐTKHCN cấp tỉnh – tỉnh Hải Dương (2015) Qua bảng ta thấy:

Với diện tích toàn xã là 817ha đất tự nhiên thì đã có 296 ha đất được người dân quy hoạch trồng bưởi đào chiếm hơn 1/3 diện tích của toàn xã, theo nhận định của các cán bộ địa phương do hiệu quả kinh tế của cây bưởi

đào đào những năm trở lại đây tăng rất cao do vậy diện tích trồng bưởi sẽ

ngày một tăng nhanh.

Cây bưởi đào là một trong những cây trồng bản địa của xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, được phát triển khoảng 70 năm trở lại đây, và cây bưởi này dần trở thành cây trồng chính của nơi đây. Do đó, thấy rằng cây bưởi đào cần phải được bảo tồn và phát triển vì nó đã khẳng định được khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng cũng như

kỹ thuật trồng nơi này. Để từng bước, xây dựng thương hiệu cần xác định được giống gốc ban đầu của cây bưởi đào để góp phần thúc đẩy giá trị về giống và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi đào thanh hồng (citrus grandis osbeck) tại thanh hà, hải dương (Trang 42)