Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi đào thanh hồng (citrus grandis osbeck) tại thanh hà, hải dương (Trang 47 - 49)

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Đường kính gốc (cm): Dùng thước dây đo đường kính gốc, đo tại vị trí cách mặt đất 3 cm.

- Chiều dài lộc (cm): Dùng thước mét đo chiều dài của lộc từ vị trí gốc cành

đến đỉnh sinh trưởng của cành, theo dõi mỗi cây 5 cành phân bốđều theo các hướng.

-Đường kính lộc (cm): Dùng thước Pamer đo ở vị trí lớn nhất của cành.

- Số lá/lộc:Đếm tổng số lá trên mỗi lộc, theo dõi mỗi cây 5 lộc phân đều theo các hướng trên cây.

- Theo dõi thời gian ra hoa

+ Bắt đầu ra hoa: 10% số cành ra hoa + Hoa ra rộ: 70% số cành ra hoa + Kết thúc ra hoa: 90% số cành ra hoa

- Tỷ lệ rụng quả:đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (mỗi lần nhắc lại 100 quả) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bốđều ở các hướng, đếm tổng số quảđậu/cành, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần. Tỷ lệ rụng quảđược tính theo công thức sau:

Tổng số quả rụng

Tỷ lệ rụng quả (%) = x 100 Tổng số quả theo dõi trên cành

- Động thái tăng trưởng đường kính quả: dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi công thức đo 30 quả/3 lần nhắc lại được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần.

* Chỉ tiêu về năng suất

- Số lượng quả/cây/công thức: Tổng số quả thực thu trong từng công thức/Tổng số cây trong mỗi công thức.

-Khối lượng trung bình quả (gram): Tổng khối lượng quả trong từng công thức/Tổng số quả.

Năng suất cá thể (kg) x Mật độ cây/ha - Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

1000

- Theo dõi thành phần cơ giới quả.

+ Tỷ lệ phần ăn được (tép) %

+ Tỷ lệ phần không ăn được (vỏ + hạt) %

* Chỉ tiêu về chất lượng quả

- Hàm lượng chất khô (%) xác định theo phương pháp sấy khô

- Hàm lượng đường tổng số (%) xác định bằng phương pháp Bectroan - Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) xác định bằng phương pháp quang phổ

- Hàm lượng axit tổng số (%) xác định bằng phương pháp trung hòa - Độ Brix đo bằng máy đo độ Brix kế

* Theo dõi mức độ sâu bệnh: theo dõi thời gian phát sinh, mức độ hại (tỷ

lệ hoặc chỉ số hại), bộ phận hại chủ yếu theo quy định về theo dõi sâu, bệnh hại cây có múi ( Dẫn Theo Nguyễn Thị Huệ (2013)).

Tần suất bắt gặp sâu (%) 0 : Không bắt gặp - : Xuất hiện rất ít (>0 – 5%) + : Xuất hiện ít (>5 – 25%) ++ : Xuất hiện trung bình (>25 – 50%) +++ : Xuất hiện nhiều (>50%)

Đánh giá mức độ nhiễm bệnh và sâu chủ yếu thực hiện bằng quan sát, tính tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại sau đó rút ra nhận xét định tính theo các mức nặng, trung bình, nhẹ và không nhiễm.

* Đánh giá cảm quan quả bưởi đào Thanh Hồng:

TT Chỉ tiêu đánh giá Mức độđánh giá Điểm

1 Độ đồng đều của quả (Điểm tối đa 10đ) Đồng đều 10 Không đồng đều 8 2 Màu sắc vỏ quả

(Điểm tối đa 10đ)

Vàng tươi 10

Vàng 8

Vàng xanh 5

3 (Điểm tối đa 10đ) Màu sắc tép

Hồng tươi 10

Hồng 8

Hồng nhạt 5

4 (Điểm tối đa 10đ) Độ dính tay Không dính 10

Dính 5

5 (Điểm tối đa 20đ) Hương vị

Thơm 20

Thơm vừa 15

Không thơm 10

6 (Điểm tối đa 10đ) Số lượng hạt/quả

Dưới 5 hạt 10

Từ 6 - 15 hạt 8

Trên 15 hạt 5

7 Độ dễ tách múi (Điểm tối đa 10đ)

Dễ 10

Hơi Khó 8

Khó 5

8 (Điểm tối đa 10đ) Độ giòn con tép

Giòn 10

Ít giòn 8

Dai 5

9 (Điểm tối đa 10đ) Mức độ sơ

Ít sơ 10

Trung Bình 8

Nhiều 5

* Hiệu quả kinh tế: Thu nhập thuần = Tổng thu - tổng chi Trong đó: Tổng thu = Đơn giá x năng suất

Tổng chi: Bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu và chi cho các hoạt động dịch vụ (làm đất, bơm nước…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi đào thanh hồng (citrus grandis osbeck) tại thanh hà, hải dương (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)