4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương Hải Dương
* Vị trí địa lý: Thanh Hồng là một xã thuần nông thuộc địa bàn 6 xã khu Hà Đông, huyện Thanh Hà, phía đông giáp xã Thanh Cường và Vĩnh Lập, phía Bắc giáp xã Thanh Bính và Trường Thành huyện Thanh Hà. Phía Tây và phía nam giáp 2 xã Tứ Xuyên và An Thành thuộc huyện Tứ Kỳ, được ngăn cách bởi Sông Thái Bình với chiều dài 7 km đê có 4 cống qua đê đểđiều tiết nước. Xã có 3 thôn (Lập Lễ, Nhan Bầu và Tiên Kiều) dân cưở rải rác thành các chòm xóm, xã có truyền thống là nghề trồng cói, se đay dệt chiếu.
* Địa hình
Xã Thanh Hồng thuộc xã đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng. Mặt bằng đất canh tác và đất có độ cao trung bình hơn mực nước biển từ 0,8-2,1m, nghiêng dần theo hướng tây bắc xuống đông nam. Xã có hệ giao thông, đường khuyến nông, song nội đồng, kênh mương khá hoàn chỉnh, tuy nhien chưa được tu sửa thường xuyên nên hiện đã xuống cấp.
* Khí hậu
Xã Thanh Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Khí hậu ở xã được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,6oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 75%-85% và có tính ổn định tương đối giữa các tháng trong năm, lượng mưa trung bình hàng năm là 1500-1600mm, tập trung vào tháng 6, 7, 8 (chiếm 70% lượng mưa trong năm).
* Nhìn chung các đặc điểm tự nhiên, khí hậu tương đối ưu đãi, địa hình
đất đai bằng phẳng mầu mỡ, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp như
trồng lúa, đay, cói và cây ăn quả như vải, nhãn, cam, quất, bưởi,...Tuy nhiên, cũng tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh hại phát triển.
4.1.2. Tình hình sản xuất cây bưởi đào xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương Dương
Qua kết quả điều tra cấp huyện, cấp xã, nhận thấy rằng những năm gần
đây, cây bưởi đào được trồng nhiều ở Thanh Hồng - Thanh Hà. Diện tích, năng suất, sản lượng của cây bưởi đào ở Thanh Hồng ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế do cây bưởi đem lại cao hơn cây vải thiểu và một số cây trồng khác trên địa bàn xã Thanh Hồng như cây lúa, cây ăn quả khác... Cây bưởi đào trước đây chủ
yếu được trồng xen canh trong vườn vải, nhưng những năm gần đây cây bưởi
đào được người dân trồng với quy mô lớn và trở thành cây trồng chính của hộ
gia đình. Theo kết quảđiều tra năm 2014 về diện tích và năng suất chúng tôi thu
được kết quảở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và mật độ trồng cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương
Địa điểm Diện tích (ha) Năng suất (quả/cây) Mật độ (cây/ha)
Thôn Nhan Bầu 110,53 192 385
Thôn Tiên Kiều 85,22 189 374
Thôn Lập Lễ 100,25 178 388
Tổng 296,00
Nguồn: Báo cáo tổng kết ĐTKHCN cấp tỉnh – tỉnh Hải Dương (2015) Qua bảng ta thấy:
Với diện tích toàn xã là 817ha đất tự nhiên thì đã có 296 ha đất được người dân quy hoạch trồng bưởi đào chiếm hơn 1/3 diện tích của toàn xã, theo nhận định của các cán bộ địa phương do hiệu quả kinh tế của cây bưởi
đào đào những năm trở lại đây tăng rất cao do vậy diện tích trồng bưởi sẽ
ngày một tăng nhanh.
Cây bưởi đào là một trong những cây trồng bản địa của xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, được phát triển khoảng 70 năm trở lại đây, và cây bưởi này dần trở thành cây trồng chính của nơi đây. Do đó, thấy rằng cây bưởi đào cần phải được bảo tồn và phát triển vì nó đã khẳng định được khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng cũng như
kỹ thuật trồng nơi này. Để từng bước, xây dựng thương hiệu cần xác định được giống gốc ban đầu của cây bưởi đào để góp phần thúc đẩy giá trị về giống và hiệu quả của cây bưởi đào.
Tuy nhiên cây bưởi đào ởđây đã có những cây lên tới hơn 60 năm tuổi và do quy trình canh tác của người dân rất ít hoặc không cắt tỉa do vậy với mật
độ trồng như trên thì cần có những nghiên cứu cụ thể cho cây bưởi đào để tìm ra được quy trình kỹ thuật trồng thích hợp nhất.
* Nguồn gốc, đặc điểm nông sinh học của cây bưởi đào Thanh Hồng
Để tìm hiểu xuất xứ của giống bưởi đào Thanh Hồng tại thôn Lập lễ, xã Thanh Hồng, đoàn công tác đã tiến hành điều tra thu thập các đặc tính, tính trạng của cây bưởi đào tại địa bàn. Kết quả điều tra, thu thập được thể hiện ở
bảng 4.2:
Bảng 4.2. Nguồn gốc, đặc điểm nông sinh học của cây bưởi đào Thanh Hồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết ĐTKHCN cấp tỉnh – tỉnh Hải Dương (2015) TT Tuổi cây Nguồn
gốc Số cấp cành Cao cây (m) Đườn g kính tán (m) Đường kính gốc (cm) Chiều cao phân cành (cm) Năng suất (quả/cây ) Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 1 <15 Mua tại địa phương 2,2 5,2 11,4 4,3 6,98 25,8 26,8 423 2 15<…<30 Mua tại địa phương 2,6 6,2 15,8 5,88 10,92 50,4 21,6 665 3 30<…<40 Mua tại địa phương 3,4 8,4 17 6,8 11,78 64,6 5,6 810 4 >40 Mua tại Tứ Kỳ 4,2 7,4 15,2 6,98 11,06 60 8,2 863
Cây bưởi đào được người dân thôn Lập Lễ đưa về trồng từ những năm 1948-1950, do một thương lái mang về. Sau đó được người dân tự nhân giống và trồng rộng rãi tại địa phương. Năng suất của cây bưởi đào Thanh Hồng tương đối cao so với các loại bưởi khác tại địa phương. Cây trên 10 năm tuổi thấp nhất đạt 150-200 quả/năm, cây cao nhất đạt 900-1050 quả/cây. Tuổi thọ
của cây rất cao, nếu như bưởi Diễn khoảng 30 - 40 năm là cây rất cỗi và hay nhiễm các loại sâu bệnh hại. Đối với cây bưởi đào Thanh Hồng có những cây đã trên 50 năm tuổi, đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rất tốt, cho nhiều quả
và chất lưởng quả lại ngon hơn rất nhiều cây bưởi tơ. Nguồn gốc các cây bưởi trong thôn hiện nay dưới 20 năm tuổi là chủ yếu do người dân tự nhân bằng cách chiết, hoặc mua của các nhà trong thôn mà có cây bưởi được đánh giá là chất lượng tốt, và trên địa bàn còn có rất nhiều các cây bưởi có độ tuổi > 30 năm tuổi. Chứng tỏ tuổi thọ của cây bưởi đào là khá cao so với một số loại cây
ăn quả khác cùng họ. Theo kết quảđiều tra, thấy rằng các cây có độ tuổi cao thì năng suất bưởi được thu hoạch cao hơn so với các cây ít tuổi.
* Đặc điểm đất trồng bưởi đào Thanh Hồng tại 3 thôn Lập Lễ, Tiên Kiều và Nhan Bầu
Qua kết quả phân tích đất ở bảng nhận thấy; độ pH đất biến động lớn từ
3,52 đến 6,88. Và đặc biệt riêng thôn Lập Lễ đo địa hình của thôn nằm giáp sông được ngăn cách bởi đê, khi lấy mẫu nhóm cán bộ cũng đã lấy mẫu đại diện cho 3 vùng thỗ nhưỡng khác nhau, qua kết quả phân tích nhận thấy có sự chênh lệch rất lớn về pH đất như thấy rằng mẫu đất ở ngoài đê có độ pH đất cao hơn trong đê và cũng là mẫu có độ pH đất cao nhất trong các mẫu phân tích. Đặc biệt theo kết quảđiều tra vềđặc tính của cây bưởi đào thì người dân trong thôn Lập Lễ cho biết, cây bưởi trồng ở ngoài bãi bao giờ cũng có độ ngọt và chất lượng cao hơn trồng trong đê, chứng tỏ độ pH của đất có ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng của quả bưởi đào. Giữa 3 thôn thì diện tích cây bưởi đào tập chung nhiều nhất ở thôn Lập Lễ, sau đó đến thôn Nhan Bầu và cuối cũng là thôn Tiên Kiều. Cũng như nhận xét của rất nhiều người dân nơi đây thì bưởi
đào khá thích nghi với thôn Lập Lễ đặc biệt là đất bãi ngoài sông, rồi đến thôn Nhan Bầu. Như vậy chúng tôi tạm thấy rằng độ pH đất càng cao thì khả năng thích ứng của cây bưởi đào là càng tốt.
42
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, Hải Dương
TT Tên Mẫu pH KCL
OC N P2O5 K2O N P2O5 K2O CEC TSMT CL Sét Limon Cát Cu Pb Zn Cd As
% mg/100 g ldl/100g % mg/kg 1 LL(TĐ) 3,52 0,48 0,0 0,24 2,31 8,1 10,8 7,6 10,8 0,040 0,021 27,8 52,6 19,6 35,5 35,9 95,6 0,19 0,73 2 LL(CĐ) 5,74 0,71 0,1 0,21 2,24 3,5 10,2 5,4 9,6 0,051 0,022 13,1 50,1 25,6 35,1 34,4 87,8 0,21 0,51 3 LL(NĐ) 6,88 0,35 0,0 0,2 2,18 1,4 11,8 3,9 9,0 0,062 0,025 9,7 50,0 40,3 35,8 33,6 86,3 0,25 0,83 4 NB1 6,69 1,26 0,1 0,24 2,48 6,0 13,5 6,1 12,8 0,072 0,025 15,4 55,1 29,5 49,0 40,9 101,0 0,35 0,33 5 NB2 6,70 1,27 0,1 0,25 2,49 6,1 13,6 6,2 12,7 0,073 0,026 15,5 55,2 29,6 48,9 40,9 101,0 0,36 0,52 6 NB3 6,68 1,25 0,1 0,23 2,47 5,9 13,4 6,0 12,9 0,071 0,024 15,3 55 29,4 49,0 40,9 101,0 0,34 0,95 7 TK1 4,74 0,94 0,1 0,2 2,27 3,5 14,2 7,4 12,4 0,084 0,032 16,4 65,8 17,8 38,9 30,0 85,4 0,4 0,15 8 TK2 4,76 0,96 0,1 0,19 2,28 3,6 14,3 7,3 12,5 0,085 0,033 16,5 65,7 17,9 39,0 30,0 85,4 0,39 0,43 9 TK3 4,75 0,95 0,1 0,21 2,26 3,4 14,1 7,5 12,3 0,083 0,031 16,3 65,9 17,7 38,8 30,0 85,4 0,41 0,41
Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (2014)
Ghi chú: LL: Lập Lễ; NB: Nhan Bầu; TK: Tiên Kiều; TĐ: Trong đê, NĐ: Ngoài đê; CĐ: Chân đê
Tương tự như vậy thấy rằng lượng N, P2O5, K2O tổng số giữa các mẫu phân tích không có sự sai khác lớn nhưng hàm lượng N, P2O5, K2O dễ tiêu thì có sự sai khác lớn đặc biệt là trong cùng thôn Lập Lễ thì mẫu đất ngoài đê, trong đê, giáp đê là có sự chênh lệch lớn nhất ở các chỉ tiêu N, P2O5, K2O tương ứng là (1,4 – 8,1; 10,2 – 11,8; 3,9 – 7,6) mà mẫu đất ở ngoài đê có thành phần đạm và kali dễ tiêu là thấp nhất nhưng lại có thành phần lân là cao nhất.
Thôn Nhan Bầu kết quả phân tích cũng cho thấy N, P2O5, K2O tương
ứng là (5,9 – 6,1; 13,4 – 13,6; 6,0 – 6,2), thôn Tiên Kiều có N, P2O5, K2O dễ
tiêu là (3,4 – 3,6; 14,1 – 14,2; 7,3 – 7,4), cũng có sự khác nhau đặc biệt là hàm lượng lân và đạm ở các mẫu phân tích. Nhưng theo kết quả điều tra thì cây bưởi có khả năng thích nghi cao ở vùng đất bãi của thôn Lập Lễ, thì thấy rằng thôn Lập Lễ khi phân tích đất so với các mẫu khác của các thôn khác thì nhận thấy chỉ tiêu đạm dễ tiêu và kali thì ở mức thấp nhất so với các mẫu khác, thành phần lân dễ tiêu là trung bình.
Như vậy qua phân tích mẫu đất thì thấy rằng cây bưởi đào là cây không đòi hỏi các chất dinh dưỡng hòa tan trong đất cao, pH đất ở dạng trung tính, kết cấu
đất cần đất có tỷ lệ pha cát hay đất có cơ giới nhẹ thích hợp với cây bưởi đào.
* Tình hình chăm sóc, quản lý vườn bưởi đào tại xã Thanh Hồng
Kết quả thu thập được trình bày ở bảng 4.4. Qua bảng số liệu ta thấy:
Về phân hữu cơ: Số hộ sử dụng phân chuồng trung bình chiếm 82,9%. Trong đó, tỷ lệ các hộ bón <30 kg/cây chiếm 43,3%, từ 30-50kg/cây chiếm 39,6%, và không bón phân hữu cơ chiếm 17,1%.
Về phân vô cơ:Số hộ sử dụng phân vô cơ trung bình chiếm 89,8%. Trong
đó, tỷ lệ các hộ bón 0-1 kg/cây chiếm 55,4%, >1 kg/cây chiếm 34,4% và không bón phân vô cơ chiếm 10,2%.
Bảng 4.4. Tình hình chăm sóc, quản lý vườn bưởi đào tại xã Thanh Hồng
Kỹ thuật chăm sóc bưởi đào
Tỷ lệ hộ sử dụng (%)
Trung bình (%) Nhan
Bầu Tiên Kiều Lập Lễ 1. Phân hữu cơ
+Không bón 18,8 15,3 17,1 17,1
+ < 30 kg/cây/năm 37,6 45,2 35,8 43,3
+ 30 – 50 kg/cây/năm 43,6 39,5 47,1 39,6
2. Phân vô cơ
+ Không bón 10,3 9,7 11,3 10,2 + Bón 0 - 1 kg/cây/năm 57,3 55,6 53,4 55,4 + Bón > 1 kg/cây/năm 32,4 34,7 35,3 34,4 3. Phân bón lá Sử dụng 1-2 lần 25,8 27,5 21,2 24,8 Không sử dụng 74,2 72,5 78,8 75,2 4. Thuốc BVTV + Phun 1 – 3 lần 75,7 80,6 79,6 78,6 + Phun > 4 lần 24,3 19,4 20,4 21,4 5. Cắt tỉa, tạo tán 26,5 30,2 25,1 27,3 6. Làm cỏ, tưới nước 52,7 55,9 53,6 54,1 7. Làm rãnh thoát nước 21,7 20,5 15,7 19,3 8. Bao quả 0,0 0,0 0,0 0,0
9. Các chất điều tiết sinh trưởng 0,0 0,0 0,0 0,0 Nguồn: Báo cáo tổng kết ĐTKHCN cấp tỉnh – tỉnh Hải Dương (2015) Về phân bón lá: các hộđược điều tra sử dụng phân bón lá 1-2 lần/năm trung bình là 24,8%, không sử dụng chiếm 75,2%.
Về thuốc bảo vệ thực vật: Ngoài việc bổ xung phân bón nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây thì việc phòng trừ sâu bệnh cũng rất cần thiết cho việc chăm sóc một vườn cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng. Kết quả điều tra
các nông hộ cho thấy hầu hết các nông hộ trong huyện đều có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với số lần là từ 1-3 lần/năm chiếm 78,6%; phun >4 lần/năm chiếm 21,4%.. Tuy nhiên do nhiều nông hộ không nắm được quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh hại nên hiệu quả sử dụng thuốc là không cao, một số hộ chỉ sử
dụng thuốc khi đã thấy sâu bệnh xuất hiện trên cây, quả…qua điều tra cho thấy có 7 loại sâu và 4 loại bệnh gây hại trên các vườn bưởi ở Thanh Hà.
Về cắt tỉa tạo tán: Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ trồng bưởi của huyện đều không cắt tỉa tạo tán. Một số hộ có thực hiện tỉa cành la cành vượt, cành tăm hay cành bị sâu bệnh nhưng việc tạo tán cho cây và duy trì tán ổn định qua các năm thì hầu như ít được các hộ thực hiện. Vì vậy khi thực tế vườn bưởi cho thấy các cây đều có tán mọc không cân đối về bốn phía.
Làm cỏ, tưới nước: Làm cỏ tưới nước là những biện pháp thông thường nhưng nhiều nông hộ chưa quan tâm, chưa chú ý thực hiện. Qua việc điều tra nông hộ cho thấy đa số các hộ thực hiện tốt những công việc này do huyện đều có truyền thống, kinh nghiệm trồng cây ăn quả trồng cây ăn quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ chưa thực hiện công việc này (55,9%) vào thăm vườn thấy vườn rất nhiều cỏ dại và đất rất khô.
Làm rãnh thoát nước: hầu hết các hộ không làm rãnh thoát nước, một số hộ
có làm rãnh thoát nước chiếm 19,3%
Về kỹ thuật bao quả: 100% các hộ không sử dụng biện pháp kỹ thuật này. Về Các chất điều tiết sinh trưởng: cả ba xã chưa có hộ nào sử dụng các chất
điều tiết sinh trưởng như: Thuốc kích thích ra hoa, đậu quả…. Việc sử dụng các chế phẩm này sẽ làm tăng năng suất của cây bưởi đào, tuy nhiên nó lại có vẻ như
khá xa lạ với các nông hộ hoặc là do chưa hiểu biết hết về cách thức sử dụng hoặc là do suy nghĩ không cần thiết phải phun.
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường, giá bán bưởi đào Thanh Hồng
Giá bán bưởi đào Thanh Hồng tại Thanh Hà vẫn còn ở mức thấp. Những năm gần đây giá bán bưởi đào tăng cao do vận chuyển dễ dàng đến các huyện, tỉnh khác để tiêu thụ. Giá cả cao hay thấp còn phụ thuộc vào chất lượng bưởi và thời điểm thu hoạch. Nhìn chung người tiêu dùng ưa chuộng quả hình lê, khối lượng 800-900g/quả, ăn dôn dốt chua. Phân loại quả để bán: quả loại 1 giá 30.000đ/quả, loại 2 giá 20.000-25.0000đ/quả.
Trong những năm gần đây, do sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng huyện Thanh Hà nói chung và xã Thanh Hồng nói riêng đã có một số chiến lược