2014 và vụ xuân 2015
Huyện An Dương nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hải Phòng, giáp với tỉnh Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp với huyện An Lão ở phía Tây Nam, giáp với quận Kiến An ở phía Nam, huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận Hồng
Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam. Huyện An Dương có 15 đơn vị hành
chính trực thuộc, gồm thị trấn An Dương và 14 xã: Lê Thiện, Đại Bản, An Hòa, Hồng Phong, Tân Tiến, An Hưng, An Hồng, Bắc Sơn, Lê Lợi, Đặng Cương,
Đồng Thái, Quốc Tuấn, An Đồng, Hồng Thái. An Dương rộng 98,3196 km2 và
có gần 150 ngàn dân (năm 2008).
Hệ thống sông ngòi của huyện An Dương bố trí khá đều. Phía Bắc có sông
Kinh Môn, phía Tây có sông Lạch Tray, phía Đông có sông Cấm chảy qua. Sông
Hàn làm ranh giới giữa An Dương và Kiến An. Đây là điệu kiện khá thuận lợi cho sự phát của ngành nông nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013 là 9765,9 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5664,6 ha chiếm 58 %. Diện tích đất nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây giảm mạnh nguyên nhân là do tốc độđô thi hóa
nhanh trên địa bàn huyện và quy hoạch các khu công nghiệp. Ngoài ra sự phát
triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông phục vụ sự phát triển của huyện và thành phố cũng là nguyên nhân diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Huyện An Dương cơ cấu các giống lúa dựa trên cơ cấu giống lúa của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hải Phòng và tình hình thực tế tại địa phương.
Các giống lúa trong cơ cấu là các giống đã được nông dân sử dụng qua nhiều vụ có năng suất và chất lượng ổn định, cùng với một số giống lúa mới được cơ quan nông nghiệp địa phương đánh giá khảo nghiệm thích nghi tốt với đất đai khí hậu, diện tích các giống lúa này thường ít và được theo dõi chặt chẽ như giống Vì
Dân, VT505, TBR225, Quốc tế 1, Kim Cương.
Vụ mùa năm 2014, ngành nông nghiệp huyện An Dương cơ cấu 3 trà: trà
mùa sớm, trà mùa trung và trà mùa muộn. Trong đó trà mùa trung chiếm 75%
diện tích chủ yếu cấy các giống lúa thuần chất lượng cao. Các giống lúa lai được cơ cấu trong trà mùa trung là các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao và chịu được một số các loại sâu bệnh dễ phát sinh gây hại như bệnh bạc lá. Bao gồm
HYT100, bác ưu 903 KBL, BTE1
Vụ xuân 2015, huyện An Dương cơ cấu 90% diện tích lúa trà xuân muộn nhằm né tránh tối đa các đợt rét đậm, rét hại có thểảnh hưởng đến giai đoạn mạ cũng như lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đồng thời bố trí để lúa trỗ vào thời kỳ có nhiệt độ tương đối ổn định. Trong đó các giống lúa có thời gian sinh trưởng chủ yếu là ngắn ngày 105-130 ngày và là các giống lúa lai có năng suất cao và chất lượng gạo cao, ổn định qua các năm mà người dân đã sử dụng. Trong đó 2 giống HYT100 và VT404 là 2 giống lúa lai được cơ cấu chính. Đồng thời đây là 2 giống lúa được UBND thành phố Hải Phòng trợ giá 40% nhằm phát triển giống diện rộng và đưa vào chương trình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn một số giống lúa lai khác cũng được sử dụng như BTE1, P6, Nhịưu 986 và một số giống lúa thuần có chất lượng gạo tốt đồng thời có thể kháng một số bệnh thường gặp trong vụ xuân như giống Bắc thơm số 7 KBL, RVT, nếp DT22. Bố trí gieo mạ từ 10-22/1/2015 đối với mạ dày xúc hoặc mạ dược. Mạ sân hoặc mạ khay gieo từ 25/1-5/2/2015. Cấy tập trung 10-15/2/2015 để lúa trỗ vào 1-10/5/2015.