Bón phân cân đối, hợp lý cho lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng (Trang 38 - 41)

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Cây lúa cũng như các cây trồng khác nói chung cần rất nhiều dinh dưỡng cho toàn bộ đời sống. Để hoàn thành chu kỳ sống và cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cần lắm rõ những quy luật

dinh dưỡng chung và tình hình thực tế để có phương pháp bón phân hiệu quả

cân đối.

Bón phân cân đối phải tuân thủ các định luật, các yếu tố chi phối đến việc bón phân cân đối.

- Định luật trả lại: Để đất khi b kit qu cn tr li cho đất các yếu t

dinh dưỡng mà cây trng ly đi theo sn phm thu hoch, cũng như các yếu t b

mt trong quá trình bay hơi, ra trôi.

Tuy nhiên trong thực tế có những yếu tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi nhưng không cần trả lại vì hàm lượng của chúng có quá nhiều trong đất.

- Định luật tối thiểu: Bón phân theo yếu t có hàm lượng d tiêu ít nht trong đất so vi yêu cu ca cây.

- Định luật bón phân cân đối: Bng phân bón con người phi tr li tt c

mi s mt cân bng các nguyên t khoáng có trong đất để to cho cây trng có năng sut cao vi cht lượng sinh hc cao.

Muốn xây dựng được một chế độ bón phân cân đối phải dựa trên cơ sở hiểu biết sinh lý cây trồng, kết hợp phân tích đất, phân tích cây cũng như năng suất, dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đất và lượng phân bón vào. Cùng với sự tăng năng suất thì lượng hút tất cả các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cũng gia tăng theo, do đó đòi hỏi phải bón phân lân cân đối theo mức năng suất của cây. Tác hại của việc bón phân không cân đối cho lúa là làm giảm năng suất lúa và chất lượng gạo, đồng thời còn làm nguy hại tới môi trường (Nguyễn Như Hà, 2006).

Bón phân cân đối sẽ làm tăng hiệu lực của các loại phân bón và làm tăng năng suất lúa. Theo Lê Văn Tiềm (1996) trên đất phù sa phải bón phân kali đi đôi với lượng phân đạm hoá học thì mới tăng cường được hiệu lực của phân kali. Nếu tỷ lệ bón N/K mất cân đối dẫn đến việc năng suất thấp, còn khi bón đầy đủ K sẽ làm tỷ lệ N:P:K cân đối hơn do vậy năng suất tăng lên.

Để phát huy tính tích cực và khắc phục tính tiêu cực của việc dùng phân hoá học trong điều kiện đất trồng và cây trồng hiện nay, nhất là ở các nước đang phát triển là phải bón phân cân đối: cân đối giữa chất vô cơ - hữu cơ, cân đối giữa các loại phân đa lượng, trung lượng, vi lượng. Phân tích bón phân cân đối có 7 mục đích: tăng năng suất, tăng phẩm chất, tăng thu nhập, ổn định và tăng độ phì nhiêu đất, phục hồi và tăng độ phì đất bị thoái hoá, điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng hiện tại của đất và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Nguyễn Văn Bộ (1995) cũng nhấn mạnh biện pháp bón phân cân đối cũng phải tăng nhanh lượng kali thì mới đạt được mục tiêu kinh tế mà nông dân mong muốn.

Với cây lúa, bón phân cân đối cho lúa là tuỳ theo yêu cầu của cây lúa về các chất dinh dưỡng và khả năng đáp ứng từng loại chất dinh dưỡng cho cây lúa của đất trồng lúa cụ thể là phân bón. Căn cứđịnh lượng phân bón cân đối cho lúa như sau:

Vụ mùa, hè thu (mùa mưa) lượng đạm cần bón ít hơn so với vụ đông xuân. Vụ hè ở các tỉnh phía Nam do nắng nóng, đất chua nhiều, phèn bốc mạnh nên cần bón nhiều lân hơn so với vụđông xuân và vụ thu đông.

Khi hàm lượng kali trong nước tưới cao (chẳng hạn phù sa nhiều) thì bón kali với lượng thấp và ngược lại. Đất nhẹ cần bón nhiều kali hơn đất nặng, đất phù sa bón ít kali hơn đất xám. Đất xám, đất cát, đất bạc màu do hàm lượng kali thấp nên cần bón nhiều kali hơn các loại đất khác. Trên đất này do hàm lượng kali và sét thấp nên phải chia phân ra làm nhiều lần bón hơn để giảm thất thoát phân bón.

Đất phèn, đất trũng nghèo lân lại có nhiều sắt nhôm di động gây độc, do đó cần phải bón nhiều phân lân hơn các loại đất khác, nhằm giảm độ độc của sắt,

nhôm và cung cấp lân cho cây lúa.

Trong rất nhiều trường hợp hiện tượng đổ là một nhân tố không cho phép được bón cho lúa đến lượng đạm tối đa. Nếu cây lúa đổ trước khi trỗ năng suất có thể giảm 50-60%. Giống lúa mới thấp cây có khả năng chống đổ tốt, lượng đạm bón tối thích cao hơn nhiều.

Nều vừa thu hoạch hạt thóc, vừa lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì bón phân nhiều hơn, đặc biệt là phân kali, do khá nhiều kali bị lấy ra khỏi đồng rộng theo rơm rạ, nhưng nếu không lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5% lượng kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt. Khoáng trong đất, rạ và

nước tưới là nguồn kali cung cấp cho cây. Ở đất nhẹ nhiều cát cây cần kali hơn, đồng thời các giống năng suất cao cần nhiều kali hơn (Nguyễn Như Hà, 2006).

Như vậy việc bón phân cân đối có vai trò vô cùng quan trọng, nó không những làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng mà còn làm tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, duy trì hoặc cải tạo độ phì đất lâu bền, tránh phương hại đến môi trường sinh thái. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽđảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, xúc tiến tác động tương hỗ và loại trừ các tác động đối kháng ra khỏi hệ thống trồng trọt. Bón phân cân đối cũng là sự cần thiết để giữ vững năng suất và lợi nhuận tối ưu đồng thời tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi trường.

PHN 3. VT LIU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)