Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng (Trang 53 - 55)

ổn định và nhiễm các bệnh thông thường khá cao. Vì vậy cần phải có các nghiên cứu để làm cơ sở cho việc thay thế các giống lúa thuần đó bằng các giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt.

Về tình hình sử dụng phân bón: Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ người dân hiện nay sử dụng phân NPK để bón khá cao. Nhưng chủ yếu dùng cho bón lót, sử dụng cho bón thúc đặc biệt là bón thúc làm đòng còn thấp. Phương thức bón chủ yếu là sử dụng song song cả phân bón hỗn hợp và phân đơn. Trong khi hiện nay phân bón NPK khá thuận tiện và hạn chếđược một số nhược điểm của bón phân đơn. Vì vậy cần có nghiên cứu để xác định được dạng phân bón NPK cho người dân sử dụng, tăng được hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

4.2. NH HƯỞNG CA MT S DNG PHÂN BÓN ĐẾN THI GIAN SINH TRƯỞNG SINH TRƯỞNG

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian tính cho một chu kỳ sống của cây trồng, tính từ lúc gieo hạt cho đến lúc thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào giống, mùa vụ, đất đai và một số yếu tố kỹ thuật. Dựa vào thời gian sinh trưởng để bố trí mùa vụ một cách hợp lý, xác định chế độ luân canh có hiệu quả.

Theo dõi thời gian sinh trưởng của giống qua các các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được bảng 4.2.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh đối với giống lúa HYT 100 dao động trong khoảng từ 43-46 ngày vụ xuân và 40-42 ngày vụ mùa, đối với giống VT 404 là 44-48 ngày ở vụ xuân và 39-41 ngày ở vụ mùa. Kết thúc quá trình đẻ nhánh, cây lúa bước vào giai đoạn làm đốt, làm đòng. Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ của cả hai giống dao động trong khoảng 30-32 ngày ở cả 2 thời vụ. Qua đây cho thấy thời gian này các công thức khác nhau không có sự sai khác lớn.

Thời gian chín ở các giống qua các công thức thí nghiệm được theo dõi đều là 29- 30 ngày ở cả 2 mùa vụ thí nghiệm.

Bng 4.2. nh hưởng ca mt s dng phân bón

đến các thi k sinh trưởng (ngày), v xuân 2015 và v mùa 2015

V xuân 2015 Giống Công thức Gieo - cấy KTCấĐy - N KTTrĐỗN - KTT - Chín TGST Tổng HYT100 P1 20 46 32 30 128 P2 20 44 32 29 125 P3 20 44 32 29 125 P4 20 43 32 29 124 VT404 P1 20 48 32 30 130 P2 20 45 32 29 126 P3 20 45 32 28 125 P4 20 44 32 29 125 V mùa 2015 Giống Công thức Gieo - cấy KTCấĐy - N KTTrĐỗN - KTT - Chín TGST Tổng HYT100 P1 14 42 30 29 115 P2 14 40 30 28 112 P3 14 40 30 28 112 P4 14 40 29 28 111 VT404 P1 14 41 31 29 115 P2 14 40 30 29 113 P3 14 39 30 28 111 P4 14 40 30 28 112 Ghi chú: KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh BĐT: Bắt đầu trỗ

KTT: Kết thúc trỗ TGST: Thời gian sinh trưởng

Như vậy, có thể nhận thấy các giống lúa ở các công thức thí nghiệm sử dụng phân bón NPK để bón đẻ nhánh sớm, tập trung, thể hiện ở thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh ngắn hơn. Giai đoạn làm đòng, đặc biệt là giai đoạn trỗ bông lúa trỗ nhanh, gọn. Do đây là giai đoạn nhạy cảm, lúa diễn ra quá trình thụ phấn, thụ tinh nên thời gian trỗ nhanh, không trỗ lai rai sẽ giúp né tránh khi gặp điều kiện bất thuận.

Đối với giống HYT100 thời gian sinh trưởng của giống ở công thức đối chứng là 128 ngày vụ xuân và 115 ngày vụ mùa, các công thức sử dụng phân bón

NPK, vụ xuân dao động trong khoảng 124-125 ngày và vụ mùa 111-112 ngày,

ngắn hơn so với đối chứng 3-4 ngày. Đối với giống VT404 thì thời gian sinh trưởng ở công thức đối chứng vụ xuân là 130 ngày, vụ mùa 115 ngày, các công thức sử dụng phân bón NPK dao động từ 125-126 ngày ở vụ xuân và ở vụ mùa 111-113 ngày, ngắn hơn đối chứng là 2-4 ngày. Thời gian sai khác giữa các công thức phân bón chủ yếu diễn ra ở quá trình đẻ nhánh. Ở các công thức sử dụng phân đơn dài hơn, thời gian trỗ và chín dài hơn các công thức khác ở cả 2 mùa vụ

Qua các thí nghiệm của đề tài có thể nhận thấy sự sai khác về thời gian sinh trưởng giữa các công thức phân bón chủ yếu là ở thời kỳđẻ nhánh. Việc sử dụng phân bón NPK vào giai đoạn bón thúc đợt 1, giai đoạn cung cấp dinh dinh dưỡng cho lúa đẻ nhánh đã làm thời gian đẻ nhánh kết thúc sớm, không đẻ nhánh lai rai, đẻ nhánh tập trung đồng thời ở giai đoạn sau, giai đoạn lúa trỗ thì lúa trỗ tập trung từđó rút ngắn thời gian sinh trưởng giống. Cùng một giống, cùng một lượng phân bón thì thời gian sinh trưởng của vụ Xuân dài hơn so với vụ mùa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Nguyễn Như Hà (1999), Nguyễn Văn Bộ (2002) và Nguyễn Văn Hoan (2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)