Mục đích cuối cùng của quá trình canh tác chính là năng suất cây trồng. Năng suất lúa là một yếu tố phản ánh kết quả ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu chủ yếu được dùng đểđánh giá sự sai khác giữa các yếu tố thí nghiệm.
Năng suất lúa được tạo thành từ các yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ưu thì năng suất lúa sẽđạt cao nhất. Mỗi một yếu tố cấu thành năng suất đều chịu tác động của một số yếu tố nhất định. Phân bón đóng vai trò khá quan trọng cho sự phát triển tối ưu hóa các yếu tốđó.
Trong bốn yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố quyết định nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt chắc đóng góp 26%. Số bông là yếu tố dễ tác động nhất từ rất sớm và nó được hình thành do 3 yếu tố: mật độ cấy, số nhánh đẻ, chịu sự tác
động của các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật như phân bón, nhiệt độ, ánh sáng. Trong đó, phân bón là yếu tố dễ tác động và ảnh hưởng khá lớn đến năng suất
Có thể đánh giá vụ xuân 2015 là một vụ xuân ấm, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển. Vụ mùa 2015 diễn biến thời tiết thất thường ít nhiều đã ảnh hưởng đến các giai đoạn của cây lúa. Các giống lúa thí nghiệm là các giống lúa ngắn ngày, được bố trí vào khung thời vụ hợp lý nên ngay từ đầu cây lúa hồi xanh, đẻ nhánh khá thuận lợi, các giai đoạn tiếp sau, nhiệt độ, độ ẩm tương đối tốt cho cây trỗ bông và chín nên năng suất lúa đạt được là khá cao.
Kết quả theo dõi yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống lúa với 2 mùa vụ thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.10.
<+> Số bông trên đơn vị diện tích là yếu tốđóng góp rất lớn đến năng suất cây lúa. Yếu tố này được quyết định chủ yếu từ giai đoạn cấy đến trước giai đoạn đẻ nhánh tối đa. Và đây là yếu tố dễ điều chỉnh nhất. Kết quả số bông/m2 ( số bông/khóm * mật độ ) của các giống qua các công thức thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:
Các dạng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến số bông/m2ở cả 2 giống. Vụ Xuân, ở giống HYT100 dao động 245-273 bông/m2. Với độ tin cậy 95%, các công thức sử dụng phân bón NPK có số bông/ m2 cao hơn so với công thức đối chứng (chỉ sử dụng phân đơn ). Trong đó số bông/m2 đạt thấp nhất ở công thức P1 (công thức đối chứng) đạt 245 bông/m2, cao nhất là công thức P4 ( sử dụng phân NPK đầu trâu) đạt 273 bông/m2.
Đối với giống VT404 số bông/m2 thấp nhất là công thức P1( công thức đối chứng) 245 bông/m2 và cao nhất ở công thức 3 (sử dụng phân NPK Sinh-mix) 277 bông/ m2. Như vậy có thể nói khi sử dụng phân NPK thì số bông/m2 đạt cao hơn là khi sử dụng phân bón thông thường. Kết quả theo dõi của vụ mùa 2015 cũng cho kết quả tương tự. là với công thức P4 đạt số bông/ m2 cao nhất đối với giống HYT100 và công thức P3 đối với giống VT404.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất giống lúa HYT100 và VT404, vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015 Vụ xuân 2015 Giống Công thức Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) M1000 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) HYT100 P1 245d 143d 85,5d 27,8 83,3 70,5d P2 259bc 151b 87,2b 28,0 95,5 74,6b P3 266cd 147c 86,5c 28,0 94,7 73,1c P4 273a 156a 88,3a 28,0 105,3 76,2a LSD 0,05 7,3 3,4 0,6 1,4 CV% 3,4 3,2 2,4 3,0 VT404 P1 245d 149c 84,2d 27,0 82,9 70,7d P2 256bc 158b 86,3c 27,5 95,9 75,2b P3 277a 165a 88,2b 27,5 110,8 77,6d P4 263c 160ab 86,1a 27,5 99,6 74,1c LSD 0,05 7,7 7,9 1,3 2,1 CV% 3,5 4,5 2,7 3,4 Vụ Mùa 2015 Giống Công thức Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) M1000 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) HYT100 P1 206d 141c 77,8c 27,0 61,0 50,3d P2 220c 145bc 79,2b 27,5 69,5 55,8b P3 227b 148b 80,6ab 27,5 74,5 52,6c P4 238a 154a 82,1a 27,5 82,8 60,1a LSD 0,05 6,9 5,9 2,0 1,6 CV% 4,5 2,0 1,3 3,5 VT404 P1 210c 142c 77,1b 27,0 62,1 50,5c P2 220bc 148bc 79,6a 27,3 70,7 53,6b P3 241a 157a 82,5a 27,3 85,2 61,3a P4 231ab 151bc 79,5a 27,3 75,7 55,7b LSD 0,05 11,3 6,8 2,0 2,8 CV% 5,5 2,3 1,2 3,6
Ghi chú: Các giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%
Có được số bông/m2 cao ở các công thức sử dụng phân bón NPK so với công thức sử dụng phân đơn (công thức đối chứng) là do các công thức này đạt số dảnh hữu hiệu cao hơn, tỷ lệ hình thành nhánh hữu hiệu cao hơn. Trong quá trình đẻ nhánh các dạng phân bón hỗn hợp NPK cân đối giúp cây đẻ nhánh nhanh khỏe, hạn chế sô dảnh vô hiệu, tăng số dảnh đẻ hình thành bông.
<+> Số hạt/bông là kết quả của quá trình phân hóa, thụ phấn thụ tinh. Đây là kết quả của quá trình làm đòng và trỗ bông. Qua số liệu bảng 4.10 nhận thấy số hạt/bông khá cao. Số hạt/bông với giống HYT100 dao động 143-156 hạt/bông đối với vụ Xuân, ởđộ tin cậy 95% thì các công thức khác nhau cho số hạt/bông là khác nhau, trong đó số hạt trên bông của công thức P4 là cao nhất 156 hạt/bông, thấp nhất là công thức P1. Ở vụ mùa số hạt/bông đạt 142-154 hạt/bông. Giống VT404 đạt 149-165 hạt/bông ở vụ xuân và vụ mùa đạt 142-157 hạt/bông. Ở độ tin cậy 95% nhận thấy có sự sai khác lớn giữa các công thức thí nghiệm ởở cả 2 vụ thí nghiệm. trong đó các công thức sử dụng phân bón NPK cho số hạt/bông cao hơn so với công thức đối chứng.
Việc bón phân thúc đợt 2 vào giai đoạn lúa phân hóa đòng bước 4 nhằm tăng số hạt trên bông. Vì đây là thời kỳ lúa đang phân hóa mạnh, Nếu cấy lấy được dinh dưỡng tốt, dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ thì sẽ làm tăng số hạt trên bông, số dé và chiều dài bông. Các công thức sử dụng phân bón hỗn hợp NPK dinh dưỡng cung câp cân đối, dễ hấp thụ và có thêm một số phụ gia từ đó thúc đẩy sự phân hóa hạt diễn ra tốt hơn dẫn đến số hạt/bông cao hơn so với đối chứng. Điều này hoàn toàn đúng với các nghiên cứu trước đó về lý luận phân bón đối với việc hình thành số hạt/bông.
<+> Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố được quyết định bởi 2 thời kỳ trước và sau trỗ bông. Thời kỳ trước trỗ chính là thời kỳ phân hóa, hình thành hạt. Thời kỳ sau trỗ là thời kỳ thụ phấn, thụ tinh và nuôi hạt. Hay có thể nói đây là một chỉ tiêu năng suất quan trọng có liên quan đến khả năng vận chuyển và tích luỹ vật chất về hạt. Ở cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng, ở thời kỳ này có rất nhiều các quá trình biến đổi sinh lý phức tạp khác nhau trong cây. Sản phẩm quang hợp ở lá là một phần vận chuyển vào hạt, phần còn lại cung cấp cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng. Do vậy, các biện pháp kỹ thuật tác động như bón đạm để nâng cao hệ số đồng hoá, tạo sự cân đối giữa các quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là rất quan trọng để tăng tỷ lệ hạt chắc/bông.
Theo dõi yếu tố này chúng tôi nhận thấy khi sử dụng các loại phân bón khác nhau có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Ở cả hai giống thí nghiệm khi sử dụng các dạng phân bón NPK khác nhau bón cho lúa ở các thời kỳđều cho tỷ lệ hạt chắc cao hơn so với sử dụng dạng phân bón đơn. Trong đó, giống HYT100 tỷ lệ chắc ở vụ xuân dao động 85,5-88,3%, cao nhất ở công thức P4 là 88,3%, thấp nhất ở công thức P1 đạt tỷ lệ chắc là 85,5%. VT404 trong khoảng 84,2-86,1% . Vụ mùa tỷ lệ vẫn có sự khác biệt, trong đó HYT100 công thức đối chứng có tỷ lệ chắc đạt 77,8%, các công thức sử dụng phân NPK là 79,2-82,1%, VT404 đối chứng là 77,1, các công thức P2, P3, P4 đạt tỷ lệ trong khoảng 79,5-82,5%.
Rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng, phân bón là yếu tố tác động khá tích cực đến tỷ lệ hạt chắc và là yếu tố có thể chủ động cải thiện nhằm tăng năng suất. Tại giới hạn của đề tài cũng đã chứng minh được điều này là đúng. Việc sử dụng phân bón NPK, dạng phân hỗn hợp có cả 3 yếu tốđa lượng , cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho cây nuôi hạt. Đồng thời tại nghiên cứu ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá cũng thấy rằng, chỉ số diện tích lá ở các công thức sử dụng phân bón NPK cao hơn, hay nói cach khác, bộ lá đã được duy trì khá tốt, từ đó tăng khả năng quang hợp, tích lũy dinh dưỡng nuôi hạt.
Hình 4.5. Ảnh hưởng của các dạng
phân bón khác nhau đến năng suất
của giống lúa HYT100 vụ xuân 2015
Hình 4.6. Ảnh hưởng của các dạng
phân bón khác nhau đến năng suất
của giống lúa HYT100 vụ Mùa 2015
67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 P1 P2 P3 P4 Loại p hân Năng suất thực thu Năng suất thực thu 45 50 55 60 65 P1 P2 P3 P4 Loại phân Năng suất thực thu Năng suất thực thu
Hình 4.7. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất của giống lúa VT404 vụ xuân 2015 Hình 4.8. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất của giống lúa VT404 vụ Mùa 2015
<+> Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo lên năng suất lúa. Đây là yếu tố ít thay đổi nhất. Vì đây là yếu tố gen di truyền, nó là bản chất nội tại của giống. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như phân bón, nước tưới hay điều kiện khí hậu.
Kết quả bảng 4.10 cho thấy, các công thức sử dụng phân bón NPK khối lượng nghìn hạt cao hơn so với công thức đối chứng. Cụ thể, ở vụ Xuân giống
lúa HYT100 công thức đối chứng P1 P1000là 27,8g, còn các công thức NPK là
28g. VT404 thì các công thức sử dụng NPK là 27,5g, đối chứng là 27g. Vụ mùa khối lượng 1000 hạt ở các công thức bón NPK cao hơn công thức sử dụng phân đơn.
<+> Năng suất lý thuyết (NSLT): đây là chỉ tiêu được hình thành từ các yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Có thể nhận thấy, Vụ Xuân NSLT ở các công thức sử dụng dạng phân bón NPK đều cho năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng (P1) dao động trong khoảng 95,5-105,3 tạ/ha vụ xuân đối với giống HYT100, 69,5-82,8 tạ/ha, vụ mùa . Và NSLT đạt 95,9-110,8 tạ/ha vụ xuân, 70,7-85,2 tạ/ha vụ mùa đối với giống VT404.
<+> Năng suất thực thu là số liệu phản ánh thực tế kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại sinh như các yếu tố kỹ thuật, thời tiết.. cũng như nội tại cây lúa. Trong các mùa vụ thí nghiệm, điều kiện thời tiết vụ Xuân khá tốt, tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, vụ mùa diễn biến phức tạp nắng nóng thất thường nên có đôi chút ảnh hưởng đến năng suất lúa. Qua kết quả tại bảng 4.10
66 68 70 72 74 76 78 P1 P2 P3 P4 Loại p hân Năng suất thực thu Năng suất thực thu 0 10 20 30 40 50 60 70 P1 P2 P3 P4 Loại p hân Năng suất thực thu Năng suất thực thu
chúng tôi nhận thấy: các dạng phân bón khác nhau có sự sai khác đến năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm.
Ở giống lúa HYT100 cũng như giống lúa VT404 công thức đối chứng đều có năng suất thấp hơn so với các công thức sử dụng phân bón NPK (sai khác ở mức ý nghĩa) ở cả 2 mùa vụ thí nghiệm. Giống lúa HYT100 đạt năng suất cao nhất ở công thức P4 công thức sử dụng phân bón Đầu Trâu năng suất đạt 76,2 tạ/ha ở vụ xuân cao hơn đối chứng 5,7 tạ/ha (8,1% so với đối chứng), vụ mùa đạt năng suất 60,1 tạ/ha cao hơn đối chứng . Giống VT404 đạt năng suất cao nhất ở công thức P3 (sử dụng phân bón Sinh-mix) đạt năng suất 77,6 tạ/ha cao hơn đối chứng 6,9 tạ/ha (cao hơn 9,8% so với đối chứng), vào vụ mùa đạt 61,3 tạ/ha (đối chứng là 50,5 tạ/ha).
Như vậy có thể nhận thấy các dạng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống thí nghiệm ở độ tin cậy 95%. Việc sử dụng các dạng phân bón hỗn hợp NPK đã làm tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu từđó làm tăng số bông/m2, nâng cao số hạt trên bông và tỷlệ hạt chắc.
Có được kết quả này, có thể do các dạng phân bón NPK là loại phân cân đối và cung cấp dinh dưỡng trong suốt giai đoạn sinh trưởng và nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Mặt khác trong các dạng phân bón NPK có chứa một số chất phụ gia kích thích quá trình sinh trưởng, cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa.
Từ các đánh giá vềảnh hưởng của các dạng phân bón đến số nhánh đẻ, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất thì việc sử
dụng phân bón NPK là biệm pháp canh tác giúp nâng cao năng suất lúa. Nâng cao
được số nhánh đẻ hữu hiệu, duy trì LAI tối ưu, tăng số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc sẽ thì năng suất lúa sẽ tăng. Năng suất lúa lai của vụ xuân cao hơn so với vụ mùa. Các kết quả này hoàn toàn phù hợp với các tài liệu nghiên cứu về sinh lý năng suất lúa như tác giả Nguyễn Văn Hoan (2000), Nguyễn Ngọc Đệ (2006), đã công bố.
Đề tài bao gồm các thí nghiệm mới chỉ giới hạn ở mức phân bón giống nhau về lượng nguyên chất giữa các công thức và lượng nguyên chất này có thể chưa thật sự tối thích cho sự sinh trưởng của 2 giống lúa, nên chưa đánh giá được toàn diện ảnh hưởng của các dạng phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất lúa .
Cần có thêm một số nghiên cứu đánh giá thêm vệ hiệu suất sử dụng phân bón NPK so với phân đơn, hiệu lực sử dụng và thời gian trong đất của phân bón NPK để có thểđánh giá hiệu quả sử dụng.