Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất sinh vật học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng (Trang 76 - 119)

NĂNG SUT SINH VT HC VÀ H S KINH T

Năng suất sinh vật học là tổng lượng chất khô cây lúa tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính trong một vụ. Nó bao gồm toàn bộ khối lượng phần trên mặt đất bao gồm cả rơm, rạ và khối lượng thóc hay toàn bộ bộ phân sinh dưỡng và bộ phận kinh tế.

Năng suất sinh vật học phụ thuộc vào lượng tích lũy mà cây trồng tích luỹ được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong hoạt động quang hợp và hô hấp. Nếu điều kiện ngoại cảnh như cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và biên độ nhiệt độ ngày đêm cao sẽ thuận lợi cho tích luỹ chất khô vì quang hợp cao còn hô hấp tiêu hao ít.

Với ruộng lúa, năng suất sinh vật học chỉ thể hiện tiềm năng năng suất. Năng suất hạt cao hay thấp còn phụ thuộc vào khả năng vận chuyển sản phẩm từ thân lá vào trong hạt. Hệ số kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ vận chuyển tích luỹ vật chất vào trong hạt dưới ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đối với một giống lúa nhất định. Hệ số kinh tế càng cao thì khả năng tích luỹ chất khô về hạt càng lớn. Trong chọn giống hệ số kinh tế là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá một giống mới về năng suất.

Theo dõi ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của 2 giống qua 2 vụ, vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015 chúng tôi có bảng 4.11.

Bng 4.11. nh hưởng ca các dng phân bón khác nhau đến năng sut sinh vt hc và h s kinh tế, v xuân 2015 và v mùa 2015

Ging Loi phân Năng su(tt sinh v/ha) t hc H s kinh tế

Xuân 2015 Mùa 2015 Xuân 2015 Mùa 2015

HYT100 P1 155,8 120,5 0,45 0,42 P2 160,3 125,3 0,47 0,45 P3 157,2 123,6 0,47 0,43 P4 160,5 128,5 0,48 0,46 LSD 0,05 1,47 2,27 0,014 0,017 CV% 4,5 4,1 1,6 2,0 VT404 P1 155,5 121,5 0,46 0,42 P2 158,5 123,1 0,48 0,44 P3 160,5 129,6 0,49 0,47 P4 158,6 125,2 0,47 0,45 LSD 0,05 2,98 1,48 0,015 0,016 CV% 3,9 2,6 1,6 1,7

Qua bảng 4.11 có thể nhận thấy: Có sự sai khác có ý nghĩa giữa công thức đối chứng với các công thức sử dụng các loại phân bón NPK về năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế.

Đối với giống lúa lai HYT100 năng suất sinh vật học dao động trong khoảng từ 155,8-160,5 tạ/ha vào vụ Xuân và 120,5-128,5 vào vụ mùa. Trong đó cao nhất ở công thức P4, công thức sử dụng phân bón NPK Đầu trâu, cao hơn so với đối chứng và tương đương với các công thức còn lại.

Đối với giống lúa VT404 ở cả hai mùa vụ cũng có kết quả là năng suất sinh vật học cao hơn có ý nghĩa khi so sánh giữa công thức đối chứng và công thức sử dụng các dạng phân bón NPK. Năng suất sinh vật học dao động trong khoảng từ 155,6-160,6 tạ/ha vào vụ Xuân và 121,5-129,5 vào vụ mùa. Trong đó, cao nhất là công thức P3 sử dụng phân bón Sinh-mix đạt 160,6 tạ/ha ở vụ xuân và 129,6 tạ/ha ở vụ mùa. Các công thức P2, P4 cao hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng P1.

Đối với chỉ tiêu hệ số kinh tế nhận thấy: Hệ số kinh tế của cả 2 giống ở cả 2 mùa vụ dao động trong khoảng 0,42-0,49. Trong đó vụ xuân giống HYT100 dao động từ 0,45-0,48, vụ mùa 0,42-0,46. Giống VT404 có hệ số kinh tế của vụ xuân dao động 0,46-0,49, vụ mùa 0,42-0,47. Với độ tin cậy 95% thì các giống sử dụng các dạng phân bón NPK có hệ số kinh tế cao hơn so với đối chứng ở cả 2 mùa vụ thí nghiệm. Trong đó chỉ số hệ số kinh tế cao nhất khi bón phân NPK Đầu trâu đối với giống HYT100 và NPK Sinh-mix đối với giống VT404.

Qua các 2 chỉ tiêu này có thể thấy: Khi sử dụng các dạng phân bón NPK đã làm tăng khả năng tích lũy vật chất , tăng hệ số kinh tế. Phản ánh mối quan hệ giữa 2 quá trình quá trình quang hợp và quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Cây không bị tiêu hao dinh dưỡng vô ích. Đồng thời qua theo dõi cũng thấy được sự tích lũy vật chất của cùng một giống lúa vụ Xuân cao hơn vụ mùa, hệ số kinh tế của các giống lúa lai là khá cao nên giống cho năng suất tốt và khá ổn định ở các mùa vụ.

4.12. HIU QU KINH T

Đánh giá hiệu quả kinh tế là bước nhằm đánh giá được hiệu quả thực tế đem lại lợi ích cho người nông dân. Đánh giá hiệu quả kinh tế là đánh giá chi phí bỏ ra so với hiệu quả đem lại, hay giá trị tăng thêm khi đầu tư một đơn vị đồng vốn. Trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng bất kỳ một tiến bộ kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật nào đều nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hay lợi ích đem lại trên đơn vị diện tích. Đánh giá hiệu quả của các công thức phân bón của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi có bảng 4.12:

Bng 4.12. Hiu qu kinh tế ca các công thc bón phân, v xuân 2015 và v mùa 2015

V xuân 2015

Giống Công thức (Nsuăấng t Tạ/ha)

Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Triệu đồng/ha HYT100 P1 70,5 49,35 30,998 18,352 P2 74,6 52,22 34,459 17,762 P3 73,1 51,17 33,174 17,996 P4 76,2 53,34 33,918 19,422 VT404 P1 70,7 53,03 31,638 21,938 P2 75,2 56,04 35,098 20,942 P3 77,6 58,20 33,814 24,206 P4 74,1 55,56 34,558 21,002 V mùa 2015 Giống Công thức Năng suất (Tạ/ha)

Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Triệu đồng/ha HYT100 P1 50,3 35,21 29,138 6,072 P2 55,8 39,06 32,117 6,943 P3 52,6 36,82 31,087 5,733 P4 60,1 42,07 31,671 10,399 VT404 P1 50,5 37,875 29,708 8,167 P2 53,6 40,2 32,687 7,513 P3 61,3 45,975 31,657 14,318 P4 55,7 41,775 32,241 9,534

Qua bảng hạch toán kinh tế 4.12 nhận thấy: Chi phí phân bón là một chi phí chiếm khá lớn trong tổng chi phí cho canh tác lúa. Vì vậy lựa chọn và việc sử dụng phân bón cần phải lưu ý để nâng cao hiệu quả kinh tế. Năng suất lúa cao là thành quảđể bù đắp lại những vất vả lo toan cho người nông dân.

Đối với giống HYT100 lãi thuần thu được ở vụ Xuân dao động 17,762- 19,422 triệu đồng/ha, vụ mùa đem lại 5,733-10,399 triệu đồng/ha cho người nông

dân. Hiệu quả kinh tế cao nhất đối với giống HYT100 là công thức sử dụng phân bón NPK Đầu Trâu với lãi thuần vụ xuân là 19,422 triệu đồng/ha, vụ mùa là 10,399 triệu đồng/ha.

Giống VT404 lãi thuần cao nhất đạt được là công thức sử dụng bón phân NPK Sinh-mix với lãi thuần vụ xuân là 24,206 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng 13% lợi nhuận, vụ mùa lãi thuần đạt 14,318 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng 6,151 triệu đồng/ha. Các công thức P2, P3 có năng suất thực thu cao hơn công thức đối chứng (cao hơn ở mức ý nghĩa) nhưng khi hạch toán hiệu quả kinh tế thì lãi thuần đem lại thấp hơn hoặc cao hơn không đáng kể so với đối chứng.

Như vậy, qua kết quả của các đánh giá sự ảnh hưởng của các dạng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống lúa nhận thấy, phân bón là yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng trong thâm canh lúa. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho suốt quá trình sinh trưởng, quyết định hình thành số nhánh, bộ lá, tích lũy chất khô và năng suất. Để thu lại năng suất cao, chúng ta phải thâm canh, đặc biệt là thâm canh phân bón. Tuy nhiên việc thâm canh này cần phải xem xét và lựa chọn để sao cho có hiệu quả. Kết quả đề tài cho thấy, chi phí đầu tư cho phân bón NPK chiếm khoảng 20-25% tổng chi phí. Các công thức sử dụng phân bón NPK đều cho năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng. Nhưng khi hạch toán đểđánh giá hiệu quả kinh tế thì chỉ có công thức NPK Đầu trâu và công thức NPK Sinh-mix là cho hiệu quả kinh tế lần lượt đói với giống lúa HYT100 và VT404. Điều đó có nghĩa, việc sử dụng mmootj dạng phân bón NPK mặc dù nâng cao được năng suất nhưng chưa nâng cao được hiệu quả kinh tế hay nói cách khác đầu tư không có lãi. Vì vậy, đề tài đã đánh giá để tìm ra được dạng phân bón cho năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.

PHN 5. KT LUN VÀ KIN NGH

5.1. KT LUN

1. Các dạng phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây, nhưng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, số nhánh đẻ hữu hiệu và tỷ lệ hình thành nhánh hữu hiệu. Khi sử dụng các dạng phân bón NPK, thời gian sinh trưởng được rút ngắn từ 3-5 ngày, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ hình thành nhánh hữu hiệu cao hơn so với sử dụng dạng phân đơn. Cao nhất khi sử dụng phân NPK Đầu Trâu đối với giống HYT100, vụ xuân đạt 7,8 dảnh/khóm, vụ mùa đạt 6,8 nhánh/khóm. Với giống VT404 số dảnh cao nhất khi sử dụng phân bón NPK Sinh-mix. Số dảnh đạt 7,9 dảnh/khóm ở vụ xuân, 6,9 dảnh/khóm vụ mùa.

2. Các dạng phân bón khác nhau ảnh hưởng có ý nghĩa đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của 2 giống ở cả 2 mùa vụ thí nghiệm. Vụ xuân, chỉ số diện tích của giống HYT100 giai đoạn chín sáp cao nhất là 3,8m2 lá/m2đất, vụ mùa là 3,5m2 lá/m2 đất ở công thức sử dụng NPK Đầu trâu . VT404 giai đoạn chín sáp cao nhất là 3,8m2 lá/m2đất, vụ mùa là 3,5m2 lá/m2 đất ở công thức bón NPK Sinh-mix. Các công thức sử dụng phân NPK khả năng tích lũy chất khô cao hơn so với bón phân đơn.

3. Các dạng phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến sự phát sinh của sâu bệnh hại. Tuy nhiên, bón phân đơn, tỷ lệ sâu bệnh gây hại cao hơn khi sử dụng các dạng phân NPK của 2 giống thí nghiệm ở 2 mùa vụ nhưng chưa làm giảm năng suất thực thu.

4. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống HYT100 và VT404 ở cả 2 mùa vụ sai khác có ý nghĩa khi sử dụng các dạng phân bón khác nhau. Vụ xuân, phân bón Đầu Trâu cho năng suất cao nhất đối với giống HYT100 đạt 273 bông/m2, 156 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc 88,3% cho năng suất thực thu 76,2 tạ/ha, vụ mùa đạt năng suất 60,1 tạ/ha. VT404 cho năng suất cao nhất khi sử dụng phân bón Sinh-Mix đạt 77,6 tạ/ha ở vụ xuân, vụ mùa năng suất đạt 61,3 tạ/ha.

5. Khi sử dụng các dạng phân bón khác nhau, năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của 2 giống sai khác có ý nghĩa . Trong đó, hệ số kinh tế cao nhất của giống HYT100 là 0,48 vụ xuân và 0,45 ở vụ mùa khi sử dụng phân bón Đầu Trâu. Giống VT404 cao nhất khi sử dụng phân Sinh-mix có hệ số kinh tế 0,49 ở vụ xuân và 0,47 ở vụ mùa.

6. Trong các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm, giống HYT 100 cho hiệu quả kinh tế cao nhất là khi sử dụng phân bón Đầu Trâu, đối với vụ xuân lãi thuần đạt 19,422 triệu đồng/ha, vụ mùa lãi thuần đạt 10,399 triệu đồng/ha. Giống lúa VT404 sử dụng phân bón Sinh-mix cho hiệu quả cao nhất ở cả vụ xuân và vụ mùa. Vụ Xuân cho lãi thuần 21,002 triệu đồng/ha, vụ mùa đạt 14,318 triệu đồng/ha.

5.2. KIN NGH

- Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị khuyến cáo sử dụng phân bón

NPK Đầu Trâu cho giống lúa lai HYT100 và sử dụng phân bón NPK Sinh-Mix

cho giống lúa lai VT404 ở cả vụ Xuân và vụ Mùa trên đất An Dương-Hải Phòng. - Kết quả thí nghiệm đã phản ánh được sự khác nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất khi sử dụng các dạng phân bón khác nhau cho 2 giống lúa lai phổ biến tại An Dương – Hải Phòng. Cần có nhiều thí nghiệm khác mở rộng trên một số vùng đất khác đểđánh giá toàn diện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Vit:

1. Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005). Báo cáo tổng quan tình hình sản xuât lúa lai 1992-2005 và định hướng trong thời gian tới. Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉđạo sản xuất 2003-2005. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005). Báo cáo sản xuât lúa lai 2001- 2005 và phương hướng, kế hoạch phát triển giai đoạn 2006-2010. Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉđạo sản xuất 2003-2005. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Văn Căn (1964). Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở các nước, nghiên cứu

đất phân, tập IV- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

4. Lê Văn Tiềm (1996). Quá trình hoà tan lân và vấn đề lân dễ tiêu của đất trồng lúa. Tập san sinh vật học, số 2/1996.

5. Mai Văn Quyền (2002). 160 câu hỏi và đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Công Tạn (2002). Lúa lai ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 7. Nguyễn Hữu Tề (1997). Giáo trình Cây lương thực. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

8. Nguyễn Hữu Tề (2004). Tập bài giảng cho học viên cao học. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội

9. Nguyễn Ngọc Đệ (2006). Giáo trình cây lúa. NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

10. Nguyễn Như Hà (1999). Bón phân cho lúa ngắn ngày, thâm canh trên đất phù sa sông Hồng, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Trường ĐHNNI, Hà Nội.

11. Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình bón phân cho cây trồng. NXB nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Thạch Cương (2000). Nghiên cứu một số biện pháp canh tác thích hợp đối với lúa lai trên đất phù sa sông Hồng. Trung tâm thông tin.

13. Nguyễn Thị Trâm (2000). Chọn giống lúa lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Xuất bản lần thứ 2

14. Nguyễn Thị Trâm và Nguyễn Văn Hoan (1996). Bước đầu nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ (TGMS) để phát triển lúa lai hai dòng. Hội nghị tổng kết 5 năm nghiên cứu phát triển lúa lai, Bộ NN&PTNT, tháng 10.

15. Nguyễn Trí Hoàn (2002). Hiện trạng nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam, phương hướng nghiên cứu giai đoạn 2001-2005. Báo cáo tại hội nghị tư vấn về

16. Nguyễn Trí Hoàn và Nguyễn Thị Gấm (2003). Nghiên cứu chọn tạo dòng TGMS7 và dòng TGMS11. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (3). tr. 255- 256. 17. Nguyễn Văn Bộ (1995). Vai trò của kali trong cân đối dinh dưỡng với cây lương

thực trên đất có hàm lượng kali tổng số khác nhau, Hội thảo Hiệu lực kali trong mối quan hệ với bón phân cân đối để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản ở

Việt Nam, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Bộ (1998). Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón đến 2010 ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội nghị hoá học toàn quốc lần thứ 3. Hà Nội 01 -02/10/1998. Hội hoá học Việt Nam

19. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Công Chức (1998). Hiện trạng sử

dụng phân bón của các hộ nông dân miền Bắc Việt Nam, Hội thảo “Quan điểm về

quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở miền Bắc Việt Nam”. Hà Nội 26- 27/5/1998.

20. Nguyễn Văn Hoan (2000). Lúa lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội

21. Nguyễn Văn Hoan (2003). Cây lúa và kĩ thuật thâm canh cao sản ở hộ nông dân, Nhà xuất bản Nghệ An.

22. Nguyễn Văn Hoan (2006). Cẩm nang cây lúa. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng (Trang 76 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)