Lân là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào. Lân có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột. Vai trò chủ yếu của lân thể hiện ở các mặt sau:
- Làm tăng số nhánh và tốc độđẻ nhánh của lúa, sớm đạt số nhánh cực đại, tạo thuận lợi cho việc tăng số nhánh hữu hiệu, dẫn đến làm tăng năng suất lúa.
- Thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả, tăng nhanh quá trình trỗ, chín của lúa và ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hạt.
- Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi và sâu bệnh hại. - Thúc đẩy phân chia tế bào, tạo thành các hợp chất béo và protein.
- Ngoài ra, lân còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự vận chuyển tinh bột.
Khi thiếu lân, lá lúa có màu xanh đậm, bản lá nhỏ hẹp và mềm yếu, mép lá có màu vàng tía, đẻ nhánh kém, kéo dài thời kỳ chỗ chín. Nếu thiếu lân ở thời kỳ làm đòng sẽảnh hưởng rất rõ đến năng suất lúa, cụ thể là làm giảm năng suất lúa.
Khi cấy lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa (Lê Văn Tiềm, 1996).
Phân tích hàm lượng lân trong lá thì giai đoạn đẻ nhánh rộ là cao nhất. Ở giai đoạn chín hàm lượng lân trong lá cao hơn hẳn lúa thường. Ở giai đoạn từđẻ nhánh rộ đến làm đòng lúa lai hút lân với lượng 84,27% tổng lượng lân. Vì thế muốn để lúa lai cho năng suất cao thì tổng lượng lân cần cung cấp đủ trước khi làm đòng. Điều này chỉ làm được khi lân được bón lót đầy đủ (Nguyễn Văn Hoan, 2000).
Hầu hết các thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng đều cho thấy hiệu suất sử dụng lân của lúa lai là 10-12 kg thóc/kg P2O5, cao hơn so với lúa thuần chỉđạt 6-8 kg thóc/kg P2O5.