Phương pháp đánh giá các đề xuất sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần thương mại sản xuất da nguyên hồng tỉnh lạng sơn (Trang 44)

Đánh giá thất thoá management handbook ( hàm lượng oxy trong khó

Hình 2 3.2.8. Phương pháp x

Sử dụng phần m quy trình sản xuất, tính khả thi về khía cạnh Kin còn sử dụng phần mềm các thông tin thu thập đư

áp đánh giá thất thoát năng lượng

ất thoát năng lượng qua khói lò theo công thức tr book (2001) gián tiếp thông qua đo đạc thông số ng khói lò và nhiệt độ mội trường.

Nguồn: Energy managemen

Hình 2.5 Biểu đồ hiệu suất cháy của dầu FO áp xử lý số liệu

n mềm Excel để tính toán cân bằng các dòn t, tính toán các chỉ số NPV, IRR, PB trong vi nh Kinh tế của các giải pháp sản xuất sạch hơn.

m Excel để vẽ, biểu diễn các đồ thị thống kê p được trong quá trình điều tra khảo sát ngoà

ức tra cứu tại Energy ông số nhiệt độ khói lò,

gement handbook, 2001

u FO

ác dòng vật chất trong ng việc phân tích tính h hơn. Ngoài ra, đề tài ng kê, xử lý tổng hợp

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT DA NGUYÊN HỒNG DA NGUYÊN HỒNG

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Thương mại sản xuất Da Nguyên Hồng được thành lập từ tháng 3 năm 2011 theo giấy phép kinh doanh số: 4900641469 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Lạng Sơn cấp.

- Địa chỉ: xã Tân Mỹ - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lành Văn Lâm – Giám đốc Công ty. Công ty đã đi vào giai đoạn hoạt động sản xuất ổn định, đảm bảo có thể đứng vững trên thị trường, công ty đã tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm, trang bị máy móc hiện đại để hoàn thành các chỉ tiêu và sản xuất hàng hóa đạt chất lượng, Công ty sản xuất có hiệu quả nên quyết định mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng thêm phân xưởng sản xuất Keo Gelatin.

Do xác định được hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo công ty và sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra và không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường, cán bộ công nhân viên được đảm bảo thu nhập cuộc sống, bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh hiệu quả.

4.1.2. Ngành nghề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

- Ngành nghề: thuộc, sơ chế Da và sản xuất Keo Gelatin.

- Nhiệm vụ: thực hiện mục đích kinh doanh theo đúng quyết định thành lập công ty, kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký, phục vụ nhu cầu của khách hàng nhằm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Tổ chức quản lý tốt lao động trong công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

4.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận bộ phận

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý cơ sở thuộc da Nguyên Hồng

Chủ tịch HĐQT

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh

Phân xưởng thuộc, sơ chế Da

Phân xưởng sản xuất Keo gelatin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tổ công nhân thuộc, sơ chế Da

Các tổ công nhân sản sản xuất Keo Gelatin Phòng kỹ thuật

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Chủ tịch HĐQT: Có nhiệm vụ điều hành chung, quản lý chung.

- Giám đốc: Trực tiếp điều hành các bộ phận phòng ban, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về kế hoạch sản xuất của công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật.

- Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty, chịu sự phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật đối với nhiệm vụ được giao. Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh toàn công ty, thay mặt Giám đốc Công ty điều hành trong khi Giám đốc đi vắng.

- Phòng hành chính: Theo dõi các nghiệm vụ thuộc bộ phận văn phòng. - Phòng kế toán: Cập nhật chứng từ, theo dõi hạch toán kế toán, lập báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, ký hợp đồng mua, bán với các đối tác và thu hồi công nợ cho Công ty.

- Quản đốc phân xưởng: Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất tốt, luôn theo dõi, đôn đốc các tổ sản xuất, thực hiện nhiệm vụ các khâu trong phân xưởng.

- Phòng kĩ thuật hóa nghiệm: Trịnh độ kĩ sư có nhiệm vụ phân tích kiêm hóa nghiệm các mẫu sản phẩm, lập báo cáo chất lượng sản phẩm cho ban Giám đốc Công ty.

- Công nhân trực tiếp sản xuất: được chia đều cho 2 phân xưởng thuộc, sơ chế Da và sản xuất Keo Gelatin.

4.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THUỘC DA CỦA CÔNG TY 4.2.1. Công nghệ thuộc da của công ty Nguyên Hồng 4.2.1. Công nghệ thuộc da của công ty Nguyên Hồng

Công suất 100 tấm da thuộc/ngày tương đương khoảng 36.500 tấm da thuộc/năm (trung bình 5 kg/tấm tương đương khoảng 0,5 tấn da thuộc/ngày hay 182,5 tấn da thuộc/năm). Nguyên liệu sử dụng để sản xuất tại công ty là da tươi (da lợn, trâu, bò) được công ty thu mua trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất da thuộc tại công ty khoảng 730 tấn/năm, tương đương mức sử dụng khoảng 2 tấn/ngày.

Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ thuộc da Công ty CPTM Nguyên Hồng

Rửa, bảo quản, ướp muối

Rửa, hồi tươi

Tẩy lông, ngâm vôi

Xén mép, xé Tẩy vôi, làm mềm Làm xốp Thuộc da Ép nước Bào

Nhuộm màu, ăn dầu

Sấy và hoàn thiện

Da nguyên liệu (lợn, trâu, bò)

4.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị

- Bảo quản da nguyên liệu: Da nguyên liệu được thu mua từ nhiều nguồn,

sản lượng thường biến động theo mùa trong năm. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, da cần được dự trữ, thời gian lưu trong kho khoảng 1 tháng. Da được bảo quản để không bị côn trùng, vi khuẩn xâm hại, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Da sống được bảo quản bằng phương pháp muối da, thực hiện tại xưởng hoặc tại các điểm thu mua. Trước khi muối cần loại hết phần thịt sau khi lột da, rửa sạch. Muối để bảo quản da là muối ăn, tỷ lệ 300 kg/tấn da sống. Tỷ lệ này được áp dụng cho lượng muối trên da, còn tổng lượng muối sử dụng thì phụ thuộc vào thời gian muối (vì 1 tuần phải thay muối 1 lần). Khi bảo quản lâu, cần định kì đảo trộn. Nếu thời tiết nóng ẩm có thể sử dụng chất diệt sâu bọ như Na2SiF6 với liều lượng rất nhỏ.

- Rửa: Da nguyên liệu được rửa trong các thiết bị như thùng quay hay thùng bán nguyệt để loại bỏ các chất bẩn như đất, cát, phân, rác, bám vào da. Lượng nước sử dụng là 200- 250% tính theo da nguyên liệu, rửa trong 30 phút.

- Hồi tươi: Công đoạn này có tác dụng giúp da lấy lại lượng nước đã mất

trong khi bảo quản. Quá trình này được thực hiện trong thiết bị thùng quay. Các tạp chất và muối tiếp tục được loại bỏ trong công đoạn này.

- Tẩy lông, rửa: Là quá trình hoá học thực hiện trong thùng thiết bị hồi tươi,

sử dụng Na2S làm giãn nở lỗ chân lông, hoặc hoà tan chúng thành dạng nhão, mở cấu trúc sợi của da. Thời gian tẩy lông là 18h. Nguyên liệu và hoá chất để tẩy: Nước 200%; CaO 6- 8%; Na2S 2,5-3%. Rửa thực hiện ngay sau tẩy lông, rửa 2 lần, tỷ lệ nước sử dụng 200%/lần rửa.

- Nạo thịt: Mục đích là để loại bỏ lớp bạc nhạc ở mặt trong của da. Sau đó sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xén diềm mép bằng dao cầm tay. Lượng da thừa thải ra ở công đoạn này là tương đối nhiều, có thể tận dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất gelatin.

- Ngâm vôi: Đưa ra đã nạo, xén, trở lại thiết bị phản ứng là thùng quay hoặc

bể chứa nước vôi cũ, trong khâu này, những protein không có dạng sợi bị phân huỷ. Thời gian ngâm vôi trong 24h. Nguyên liệu: Nước 250%; CaO 1%.

- Xẻ: Thực hiện trên máy xẻ, chia tấm da thành 2 phần theo chiều dày, gồm phần cật và phần váng. Tỷ lệ khối lượng giữa 2 phần như sau:

Đối với da thuộc cứng: Cật 65-70%, váng 30-35%

Tuy nhiên tỉ lệ này còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của da thành phẩm.

- Tẩy vôi: Thực hiện trong thiết bị phản ứng dạng thùng quay, hoặc trong bể

có sục khí để đảo trộn, với mục đích loại bỏ vôi ra khỏi da. Sau khi kết thúc phản ứng tiến hành rửa bằng nước.

Nước và hoá chất sử dụng (tính theo % khối lượng da):

 Nước rửa 150-200%.

 Nước để tẩy vôi 100-150%.

 Muối (NH4)2SO4 hoặc NH4Cl 2,5%; NaHSO3 0,5%.

- Làm mềm: Giai đoạn này nhằm mục đích phân huỷ protein dạng sợi elastin,

tác động đến cấu trúc da để tăng độ mềm mại, độ chun trên mặt cật cho sản phẩm. Thời giai thực hiện 30-40 phút trong cùng thiết bị tẩy vôi.

Nguyên liệu:

 Nước 100-150% ở nhiệt độ 37-38oC.

 Enzym: Men tổng hợp oropom hoặc men vi sinh (enzym): 0,5-2% (peroly) Rửa sạch sau khi làm mềm da khoảng 45 phút.

- Làm xốp: Thực hiện trong cùng thiết bị làm mềm, bổ sung axit để điều

chỉnh pH trong da để đạt được khả năng thẩm thấu tối đa của các chất thuộc trong giai đoạn chế biến sau.

Nguyên liệu và hoá chất sử dụng: Nước 100%; NaCl 8%; H2SO4 1%; HCOOH 0,8%. pH 2,8 -3. Thời gian phản ứng 180 phút

4.2.1.2. Giai đoạn thuộc

Là quá trình hoá học biến chất collagen (thành phần chủ yếu của da sống) thành chất không bị thối rữa. Công ty CPTM Nguyên Hồng áp dụng phương pháp thuộc Crom. Thuộc Crom dùng để sản xuất da mềm, được thực hiện ở ngay trong thùng quay chứa dung dịch làm xốp.

Dung dịch chất thuộc Cr(OH)SO4 nồng độ 8% (25-26% Cr2O3). Thời gian thuộc tuỳ vào từng loại da nguyên liệu (4-24 giờ).

Chất nâng pH khi thuộc xong là: Na2CO3, formate natri, muối của axit dicacboxylic: 0,1- 0,5%; pH kết thúc là 3,8- 4,2. Nếu sản phẩm cần giữ trong kho hoặc đem bán ở dạng ướt thì dùng chất chống mốc (0,1%).

4.2.1.3. Giai đoạn hoàn thiện

- Ép nước: Thực hiện trên máy ép nước để loại bỏ chất lỏng trong da.

- Xẻ da: Công đoạn này được thực hiện trong trường hợp không tiến hành xẻ

da trước khi tẩy vôi.

- Bào: Thực hiện trên máy bào để tạo độ dày đồng đều trên toàn bộ da. Chất thải của công đoạn này là mùn bào của da thuộc.

- Trung hoà, thuộc lại, nhuộm, ăn dầu: Quá trình hoá lý này được thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuần tự trong cùng chất lỏng chứa trong thùng quay, để tô thành màu sắc, cảm quan và những thuộc tính của da thuộc. Thực hiện từ 6-8 tiếng. Nước sử dụng từ 150- 200% (mỗi mẻ).

Hoá chất sử dụng trong mỗi công đoạn:

 Trung hoà: kiềm nhẹ 1-1,5%, systan trung hoà 1,5- 2,5 %. Khi được thì rửa 2 lần (150% nước /lần).

 Thuộc lại: systan 4- 8%, tanin thực vật, muối Cr 4%.

 Nhuộm: thuốc nhuộm, axit fomic 1-2%.

 Ăn dầu: Dầu thực vật, động vật, dầu tổng hợp đã được sunfat hoá hay sunfat hoá với liều lượng 3-20%; pH kết thúc: 3,8.

- Sấy và hoàn thành: Da được đưa vào máy ép để tách nước, đưa sang máy

để khử các nếp gấp, kéo giàn đều sợi da. Tiếp theo, căng da lên khung đưa sấy trong hầm sấy thổi không khí nóng hay sấy chân không. Trong công đoạn hoàn thành tiếp tục ra công theo trình tự sau:

Hồi ẩm và vò bằng máy vò hay quay đập trong thùng quay.

Xử lý bề mặt bằng cơ học như mài, chải bụi, là.

Trau chuốt da: phủ mặt cật, phun sơn, chất bóng, in, là tạo mặt cật bóng đẹp, có hình thức theo yêu cầu của sản phẩm.

Nguyên liệu trau chuốt đa dạng, trong đó có các chất nhũ tương được tạo thành từ các chất tạo màng như polime (polyacrylic, poly styron, polyuretan,…) hoà tan trong dung môi và trộn thêm với nước.

Toàn bộ quy trình thuộc da kéo dài trong 8 ngày.

4.2.2. Công nghệ sản xuất keo Gelatin

chưa qua công đoạn thuộc da để sản xuất Gelatin. Quy trình công nghệ sản xuất Gelatin được thể hiện tại Hình 4.3 dưới đây:

Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất keo Gelatin Công ty CPTM Nguyên Hồng

Thuyết minh quy trình sản xuất Gelatin:

1.Nguyên liệu đầu vào (da thừa từ công đoạn cắt, xen trong quy trình thuộc da) được kiểm tra chất lượng rồi ngâm trong bể ngâm với dung dịch axit nồng độ nhẹ trong khoảng 12-24h.

2.Nguyên liệu sau khi ngâm axit sẽ được rửa sạch để loại bỏ axit thừa. 3.Nguyên liệu sạch được đưa vào dây truyền nấu keo. Sau khi nấu trong khoảng thời gian nhất định, nguyên liệu được dẫn qua bộ lọc để loại bỏ tạp chất và thu hồi đồng chất, sau đó tiếp tục đưa qua thiết bị hút chân không để thu

Ngâm axit Rửa sạch Nấu keo Lọc thu đồng chất Hút chân không Làm lạnh Sấy lạnh 3-5oC Sấy nóng 41oC Nghiền Da vụn từ quá trình thuộc da Gelatin dạng bột

Nước thải có tính axit

Nước thải có chứa cặn, hàm lượng hữu cơ cao

Gelatin dạng lỏng thô và đem làm lạnh ở nhiệt độ từ -2 đến -3oC. Cuối cùng, nguyên liệu được sấy lạnh (3-5oC) và sấy nóng (41oC) để khử ẩm trở thành Gelatin bán thành phẩm.

4.Gelatin bán thành phẩm được đưa vào máy nghiền mịn để trở thành dạng Gelatin thành phẩm và được đóng gói vào bao bì.

4.2.3. Nguyên vật liệu, hoá chất và nhu cầu nước sử dụng

4.2.3.1. Nhu cầu cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt:

Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước và nhu cầu nước sản xuất, sinh hoạt: - Nguồn cung cấp phục vụ sản xuất lấy từ suối Khuổi Luông.

- Nguồn cung cấp cho sinh hoạt là nước giếng khoan và nước mưa.

Điểm lấy nước: nằm ở hướng Tây, sát mặt sau khu sản xuất được hút vào bể ngay cạnh suôi để lắng sau đó đươc bơm lên hệ thống bể để phục vụ sản xuất.

Số lao động lớn nhất là 70 người, nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày không lớn khoảng 8-10 m3/ngày (120 – 150 l/người.ngày). Nhiều lao động là dân cư xung quanh nên có thể về nhà sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu phục vụ sản xuất của ngành thuộc da khá lớn, khoảng 0,3 m3/tấm da, do đó lượng nước tiêu thụ khoảng 150 m3/ngày. Công đoạn sản xuất Gelatin tiêu tốn ít nước hơn so với thuộc da, nhu cầu tiêu thủ khoảng 1-2 m3/ngày.

4.2.3.2. Nguyên liệu, hoá chất

Nguồn nguyên liệu thô: nguyên liệu chính là da trâu, da lợn và da bò 30% thu mua từ thị trường trong tỉnh, một số địa phương lân cận; 70% được thu mua từ thị trường Trung Quốc.

- Nguyên liệu chính: da lợn và da trâu (2/3 là da lợn và 1/3 là da trâu) được thu mua của qua các đầu mối hoặc các hộ gia đình.

- Nguyên liệu phụ:

Sodium Sulfide (Na2SO3.9H2O) 2%.

Vôi 20%.

Amonium Chloride (NH4Cl) 10%.

Pancreatin (Pancreatic eniyms) 0.3%.

 Chromium (Cr) nặng 6%

Các vật liệu được nhập từ Trung Quốc, đôi khi có thể mua ở Việt Nam.

Bảng 4.1. Định mức lượng hóa chất trong công nghệ thuộc da

STT Loại nguyên liệu Tiêu thụ (tấn/năm)

1 Đá thối (Na2S) 6,625

2 Chất tẩy mỡ 0,762

3 Soda nóng (Na2CO3) 0,762

4 Men hồi tươi 1,143

5 Chất chống nhăn 1,91

6 Vôi (Ca(OH)2) 9,375

7 Muối hột (NaCl) 39,17

8 Muối diêm (KNO3) 7,606

9 Men làm mềm P7 0,7606

10 Axit formic (HCOOH) 4,582

11 Axit sunfuric (H2SO4) 3,044 12 Bột Crom 26,67 13 Soda lạnh (NaHCO3) 0,525 14 Chất làm mềm da WF 1,875 15 Mimosa làm đầy mặt da 11,46 16 Chất dẫn xuyên SN 3,8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần thương mại sản xuất da nguyên hồng tỉnh lạng sơn (Trang 44)