Vai trò của phụ nữ với phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 81 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn

4.1.4. Vai trò của phụ nữ với phát triển kinh tế hộ

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới, thấp nhất là ở xã Vũ Chính chiếm tỷ lệ 21 % và cao nhất là ở phường Đề Thám 37%, tỷ lệ trung bình phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình chiếm 27,5% so với nam giới là 72,5%. Mặc dù, phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhưng do phong tục, tập quán, quan niệm và do nhận thức của người dân nông thôn nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình vẫn là người chồng. Vấn đề này phổ biến trong các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là các hộ có truyền thống làm nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy vai trò của người phụ nữ trong quản lý,

điều hành sản xuất ở phường Đề Thám cũng cao hơnso với 3 xã phường còn lại.

Phường Đề Thám ở trung tâm Thành phố, là nơi tập trung dân cư có trình độ dân trí cao, thương mại thuận tiện nên có điều kiện phát triển kinh tế, Vì vậy, trình độ nhận thức của nhân dân đối với vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng cao hơn 2 xã phường còn lại.

Bảng 4.6. Tỷ lệ (%) phụ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý, điều hành sản xuất điều hành sản xuất Chỉ tiêu Phường Đề Thám Phường Trần Lãm Chính Phúc Trung Bình Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 37 29 21 23 27,5

Tỷ lệ nữ tham gia điều hành sản xuất

38 35 19 30 30,5

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng người phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

* Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ và nam giới đều tham gia hoạt động sản xuất để tạo thu nhập cho gia đình. Các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình rất phong phú và đa dạng từ nghề nông đên các nghề mua bán nhỏ lẻ, tiểu thủ công nghiệp như: đan mây tre, đan gió, làm thuê… Hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra còn một số hộ còn hoạt động trong nông nghiệp như buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón… Trên 3 địa bàn nghiên

cứu nam giới thường làm các việc nặng nhọc như cày bừa, phun thuốc trừ sâu,

bốc dỡ hàng hóa, còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ trong gia đình thì còn tham gia sản xuất nông nghiệp: nhổ mạ, cấy, làm cỏ, buôn bán…

Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như các hoạt động sản xuất

có thể thấy rõ quacác việc mà người phụ nữ và ngườ đàn ông đảm nhận. Mặc dù

kết quả thống kê cho thấy, người phụ nữ đảm nhận vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới bởi vì tính chất công việc giữa người nam và người nữ đảm nhận khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự phân công lao động trong 3 vùng nghiên cứu của Thành phố có sự khác nhau. ở xã Vũ Chính là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, các công việc như làm đất, phun thuốc, bón phân, gặt lúa người phụ nữ vẫn đảm nhận với tỷ lệ cao, ít sử dụng lực lượng thuê ngoài, mọi hoạt động sản xuất hầu như lục lượng trong gia đình đảm nhiệm. Ở phường

Đề Thám là nơi có điều kiện kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, dễ dàng tiếp cận thông tin, trong công việc lao động nữ dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và sức lực của bản thân, giúp cho phụ nữ có điều kiện được nghỉ ngơi hợp lý hơn.

Biểu đồ 4.2. Phân bố quỹ thời gian của phụ nữ trong 1 ngày (24 giờ)

Nguồn: Kết quả điều tra (2016 Qua hình 2 thêm 1 lần nữa khẳng định rằng thời gian phụ nữ lao động sản xuất tạo thu nhập cho các hộ gia đình là rất cao, chiếm 31,7 nhưng họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm làm công việc nội trợ, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa là

một công việc hàng ngày của phụ nữ chiếm tỷ lệ 18,6%, các công việc chăm sóc

sức khỏe 7,4%, và việc dạy con học 5,2%, nhưng họ vẫn dành thời gian ít ỏi để tham gia các hoạt động xã hội 2,6 %. Kết quả trên cũng cho thấy thời gian ngủ, nghỉ để phục hồi sức lao động của người nữ cũng tương đối cao 33,2 %, điều này là do tập quán của người, dân nông thôn thường có giấc nghỉ trưa dài và nghỉ ngơi sớm vào buổi tối để phục hồi sức lao động trong một ngày lao động vất vả của họ.

Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, người phụ nữ gắn liền với công việc nội trợ, đảm nhiệm tốt vai trò người bà, người mẹ, người vợ. Tuy nhiên, không chỉ người phụ nữ mới đảm nhiệm tốt vai trò nội trợ bởi trong 1 số trường

hợp người đàn ông vẫn có thể thay thế người phụ nữ trong việc nấu nướng,chăm

sóc con cái. Qua kết quả điều tra, nếu phụ nữ được tham gia tích cực vào việc nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động xã hội hay được tập huấn nâng cao kiến thức thì ngùi trồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chia sẻ việc nhà đối với người phụ nữ.

Sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động của hộ: Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong chăm sóc các thành viên gia đình, dạy dỗ con cái, chu

đáo hai bên nội ngoại, là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. Vai trò

của người phụ nữ không chỉ giới hạn ở việc bếp núc mà phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò là “trụ cột” thứ hai trong gia đình, cùng với nam giới chia sẻ trách nhiệm kinh tế, tổ chức tốt cuộc sống vật chất cho gia đình. Trong xã hội hiện đại,

vai trò của người phụ nữ được đánh giángang bằng với nam giới, đó là “đàn ông

xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

Vai trò “trụ cột” của người phụ nữ trong kinh tế gia đình thể hiện ở việc

hai khía cạnh: trực tiếp lao động sản xuất tạo thu nhập và quản lý các nguồn lực

của gia đình.

* Vai trò của phụ nữ đối với khoa học kỹ thuật và hoạt động xã hội

Sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động xã hội (của Hội phụ nữ, chính quyền, đoàn thể): Hầu hết chị em là hội viên, tham gia các tổ chức đoàn thể như: hội phụ nữ,

hội nông dân,hội khuyến học, cộng tác viên y tế, dân số các thôn, tổ dân phố.

Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi họp, nghe đài, đọc báo, xem tivi… còn phụ nữ đảm nhận các công việc đồng áng, nội trợ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Họ nắm bắt các thông tin xã hội, kiến thức chủ yếu qua việc đi chợ buôn bán sản phẩm tỷ lệ trung bình là 81,75%, các lớp tập huấn của các tổ chức Hội, đoàn thể và qua thông tin của bạn bè, họ hàng chiếm 87,75%. Phụ nữ nhận nguồn thông tin từ chồng rất thấp 6,5%, qua cán bộ khuyến nông, qua sách báo tivi, qua các cửa hàng vật tư nông nghiệp và qua kinh nghiệm mà họ tích cóp được…

Bảng 4.7. Tỷ lệ % nguồn cung cấp thông tin KHKT cho phụ nữ trên địa bàn

nghiên cứu. Nguồn cung cấp thông tin Phường Đề Thám Phường Trần Lãm Vũ ChínhXã Vũ PhúcXã Trung bình Chồng 10 7 5 4 6,50 Tổ chức Hội 88 85 87 91 87,75 Chợ 75 79 84 89 81,75 Cán bộ KN - 46 78 74 49,50 Cửa hàng VTTNN - 22 34 51 35,70

Sách, báo, đài, tivi 45 11 21 16 23,25

Kinh nghiệm bản thân 24 26 31 29 27,50

Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng nam, nữ tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức

Kết quả trên hình 3 cho thấy, nữ tham gia các lớp tập huấn nâng cao về kỹ thuật sản xuất có tỷ lệ rất thấp. Xã Vũ Chính là 18%, Vũ Phúc 13%, Trần Lãm 24% và Đề Thám 31%. Kết quả này 1 lần nữa khẳng định rằng phụ nữ ít có cơ hội để nâng cao hiểu biết và mở rộng mối quan hệ xã hội hơn nam giới tại địa bàn nghiên cứu.

Biểu đồ 4.4. Tỷ trọng nam, nữ tham gia quyết định áp dụng tiến bộ KHKT

trong sản xuất.

Trong những năm gần đây, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ ở các vùng sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng của sản

phẩm mang đến hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Nhiều lớp tập huấn chuyển giao

kỹ thuật cũng được tổ chức trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả ở hình 4 cho thấy phụ nữ ít được tham gia các quyết định tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp…

Bảng 4.8. Tỷ lệ % phân công tham gia các hoạt động xã hội.

Nam Nữ Cả hai

Tham gia họp tổ dân phố 51,7 24,7 23,6

Dự tuyên truyền chính sách pháp luật 61,2 27,7 11,1

Đi đám cưới, ăn hỏi… 33,3 51,6 15,1

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Kết quả khảo sát bảng 4 cho thấy, giữa nam và nữ chưa có sự phân công

hợp lý trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng. Trong gia đình chủ yếu người chồng tham gia các buổi họp ở thôn, tổ, người vợ chiểm tỷ lệ thấp 24,7%; Nghe tuyên truyền kiến thức về chính sách, pháp luật người chồng chiếm tỷ lệ đến 61,2% ; trong khi người vợ chỉ chiếm 27,7%. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách về nhận thúc, hiểu biết xã hội giữa nam và nữ.

* Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát nguồn lực nông hộ.

- Kiểm soát nguồn lực đất đai:

Tuy người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nội trợ trong gia đình nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ, vai trò của người phụ nữ được đánh giá thấp hơn nam giới. Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất thấp.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy nam giới trong gia đình đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất cao (Hình 5)

Luật đất đai năm 2003 ra đời là bước tiến quan trọng đối với bình đẳng giới trong việc yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi tên cả vợ và chồng đối với tài sản có trong hôn nhân. Tuy vậy, việc thực tế thực hiện điều này còn tiến triển chậm. Theo số liệu điều tra năm 2008 của Tổng cục thống kê cho thấy có đến 10,9% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp,

18,2% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và 29,8% giấu chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là ghi tên cả vợ và chống.

Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng nam, nữ đứng tên trong chứng nhận

quyền sử dụng đất (sổ đỏ)

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Khi thực hiện phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu, nhận thức của các

thành viên trong gia đình cho rằng người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên trong sổ đỏ, có trường hợp người vợ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ. Có thể do tập quán và nhận thức của người nông dân nên đã dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và phụ nữ.

* Vai trò trong kiểm soát nguồn lực tài chính

Cân bằng giới trong quyết định sử dụng tiền thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ trong kiểm soát các lợi ích.Theo kết quả nghiên cứu của UNDP (2001) cho thấy, trong các quyền bình đẳng của nữ thì quyền kiểm soát nguồn

lực tài chính là quyền cao nhất. Kết quả nghiên cứu thể hiện trên bảng 5 cho

thấy, người vợ luôn được đánh giá cao hơn trong quản lý tài chính của gia đình với việc chi tiêu nhỏ lẻ hàng ngày chiếm đến 44%. Kết quả điều tra tại các hộ

cho thấy, trong quá trình ra quyết định sử dụng tài chính, hầu hết đều cho rằng có

sự thống nhất của cả vợ và chồng, tỷ lệ này chiếm đến 46,25%. Đối với việc vay vốn, hầu hết là người vợ đứng tên vay vốn chiếm tỷ lệ 76% vì tổ chức Hội phụ nữ là đơn vị đứng tên tín chấp với ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh để hội viên

Bảng 4.9. Tỷ trọng % nam nữ tham gia kiểm soát nguồn lực tài chínhCác quyền PhườngĐề Các quyền PhườngĐề Thám Phường Trần Lãm Chính Vũ Phúc Trung bình 1.Quản lý Vợ 45,0 49,0 35,0 47,0 44,0 Chồng 34,0 21,0 27,0 26,0 27,0 Cả hai 21,0 43,0 38,0 27,0 32,3 2. Quyết định sử dụng Vợ 39,0 32,0 41,0 33,0 36,3 Chồng 19,0 21,0 18,0 12,0 17,5 Cả hai 42,0 47,0 41,0 55,0 46,3 3.Đứng tên vay vốn Vợ 67,0 83,0 79,0 75,0 76,0 Chồng 8,0 9,0 15,0 11,0 10,8 Cả hai 25,0 8,0 6,0 14,0 13,3

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) * Vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao trình độ học vấn

Biểu đồ 4.6. Phân bố trình độ học vấn của nam và nữ trên địa bàn nghiên cứu

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Kết quả hình 6 cho thấy trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình rất thấp, có sự chênh lệch không nhiều giữa nam giới và phụ nữ, học cấp 1 nam

là 31,8%, cấp 2 là 43,2% và cấp 3 là 23% thì tương ứng phụ nữ cấp 1 là 37%, cấp 2 là 39,2%, cấp 3 là 21,4%.

Kết quả nghiên cứu ở hình 2 cũng đã cho thấy, phụ nữ giành hầu hết thời gian cho hoạt động sản xuất tạo thu nhập và nội trợ trong gia đình nên quỹ thời gian để họ học tập nâng cao trình độ không còn nhiều. Hơn nữa, quan niệm truyền thống của người nông dân cho rằng người phụ nữ không cần phải học

nhiều. Mặt khác, sau ngày làm việc vất vả, họ không có nhu cầu học tập, họ tự

hài lòng với trình độ hiện tại của mình và cho rằng không cần thiết phải thay đổi điều đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)