Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở một số địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 37 - 51)

trong nước

* Vai trò của phụ nữ Việt Nam

Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ

Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam,

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt

Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của

nhân loại”(Nguyễn Ngọc Lý, 2015).

Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ

nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động v.v… Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ

không chấp nhận vai trò, vịtrí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ

cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước

chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong

những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong

gia đình và xã hội”(Hội LHPN Việt Nam, 2016).

Khi ở vào thời kỳ mới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ nữ Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua. Xây dựng, khẳng định

và phát triển vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới (Hội LHPN Việt

Nam, 2016).

Về phía xã hội:

Qua báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới:Đưa vấn đề

giới vào phát triển – thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng

nói (năm 2001), ta có thể tham khảo chiến lược ba phần mà các tác giả đã đưa ra

và vận dụng hợp lý vào tình hình thực tế của Việt Nam, trong đó:

- Thứ nhất: cải cách thể chế để tạo lậpquyền và cơ hội bình đẳng cho phụ

nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao

quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt được bình đẳng giới trên các phương diện khác như giáo dục, y tế và tham gia chính trị. Điều này Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện tốt (thể hiện ở các văn bản luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII là 33,1%...); cần phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà nước. Cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dành cho phụ nữ, như: hệ thống

trường lớp, cơsở y tế, chương trình cho vay vốn…(Ngô Thị Huệ 2014).

- Thứ hai: Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và

phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm

thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công

tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội

tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo

trợxã hội, an sinh xã hội phù hợp (Ngô Thị Huệ, 2014).

- Thứ ba: Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân

biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên

thiết lập một môi trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ

nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng) trong quá trình hoạch định chính sách (Ngô Thị

Huệ, 2014).

Ngoài ra có thể:

- Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời

đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách.

- Triển khai giáo dục vấn đề về giới, bình đẳng giới và phát triển phổ biến

trong xã hội

Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cấp vĩ mô mà cón có thể vận dụng cụ thể vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở.

Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần

thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định,

Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ

giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.... Vai

trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" (Lê Thị Vĩnh

Nghi, 1998).

Ở khu vực Á Đông, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, Bà Trưng Bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ 20, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, lao động, hy sinh, cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Đảng, Bác Hồ phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn

là sự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam (Lê Thị Vĩnh

Nghi, 1998).

Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào

các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh

vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;

thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt

Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong

thành tựu của cách mạng Việt Nam(Lê Thị Vĩnh Nghi, 1998).

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây

dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt

Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của

xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết(Lê Thị

Vĩnh Nghi, 1998).

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt,

may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ tại Bắc Kinh, vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt.

Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp uỷ đảng từ trung ương tới địa phương đều chưa đạt 15% (trừ cấp cơ sở đạt 15,08%). Cấp trung ương, tỷ lệ uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X là 8,13% (giảm 0,53% so với khoá IX), uỷ viên dự khuyết đạt 14,28%; tính đến thời điểm

hiện tại, có 2/10 Bí thư Trung ương Đảng là nữ (chiếm 20%) - đạt tỷ lệ cao nhất

từ trước tới nay; cấp trưởng của các ban Đảng và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là

nữ có 1/6 (chiếm 16,7%);cấp phó có 3/23 là nữ (chiếm 13,04%); 4/6 đơn vị như

Tổ chức, Tuyên giáo, Văn phòng, Đối ngoại không có nữ lãnh đạo. Nhìn chung, số phụ nữ giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương có xu hướng ngày càng giảm, tuổi đời cao, báo động về sự hẫng hụt đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo,

quản lý. Ở các cấp địa phương, tỷ lệ uỷ viên ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ

2005-2010: cấp tỉnh là 11,75% (tăng 0,43% so với nhiệm kỳ trước), nữ bí thư có 5/63 (chiếm 7,93%), tỷ lệ nữ phó bí thư là 7,04%; cấp trưởng các ban Đảng tỉnh, thành ủy là phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp: trưởng ban dân vận là 18%, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là 22%, ban tuyên giáo là 6,55%, ban tổ chức là 8%; cấp huyện, tỷ lệ nữ tham gia ban chấp hành là 14,74% (tăng 1,85% so với nhiệm kỳ trước) và ở

cấp xã là 15,08% (tăng 3,2% so với nhiệm kỳ trước). Đánh giátổng quát về tỷ lệ

kể. Điều đặc biệt là ở những nơi khó khăn như miền núi thì tỷ lệ cán bộ nữ cao

hơn đồng bằng (Hội LHPN Việt Nam, 2016).

Trong cơ quan dân cử, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam được đánh giá là khá cao so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ trung bình trong suốt những năm

1976-2007 khoảng 23%. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI, Việt Nam có tỷ lệ nữ đại

biểu Quốc hội là 27,3%, tính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt

Nam đứng vị trí thứ hai, chỉ sau Niu Dilân (29,2%). Tuy nhiên, trừ Quốc hội

khoá V (1975-1976) đạt 32%, chưa có khoá nào tỷ lệ đại biểu nữ đạt 30%. Nhiệm kỳ khoá XII, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam là 25,76%, mặc dù giảm 1,55% so với khoá trước song vẫn được xếp vào loại cao trong khu vực châu Á. Hiện nay, có 1/4 phó chủ tịch Quốc hội là nữ (chiếm 25%), tỷ lệ phụ nữ là chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội chiếm 22,22% và phó chủ nhiệm các uỷ ban là 6,45%. Đáng mừng là tất cả các uỷ ban của Quốc hội đều có thành viên là nữ. Trong các cơ quan dân cử ở địa phương, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp những nhiệm kỳ vừa qua có xu hướng tăng dần song cũng chưa

có nhiệm kỳ nào đạt 25%. Nhiệm kỳ 2004-2009, tỷ lệ nữ là đại biểu hội đồng

nhân dân cấp tỉnh đạt 23,83%, cấp huyện đạt 22,94% và cấp xã đạt 20,10%, tỷ lệ

ở cả ba cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước nhưng càng xuống cấp dưới, tỷ lệ nữ càng giảm. Tính đến đầu năm 2009, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố là nữ có 3/63 (chiếm 4,76%, tăng 3,2% so với khoá trước), phó chủ tịch là nữ có 16 chị của 63 tỉnh, thành. So với những nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp có xu hướng tăng, tuy nhiên còn khiêm tốn, tiếng nói của phụ nữ so với nam giới còn hạn chế và chưa đại diện được cho lực lượng phụ nữ đông đảo trong xã hội. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới trên mọi mặt chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Văn phòng Quốc hội, việc tham gia xây dựng luật pháp, chính sách và đóng góp ý kiến, toạ đàm với cử tri của các nữ đại biểu Quốc hội ngày càng có chất lượng (Văn phòng Quốc hội, 2011, 2016).

Trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp, hiện nay, nhiều khoá liền đều có nữ phó chủ tịch nước, nữ bộ trưởng chỉ có 1/22 chiếm 4,55%; nữ thứ trưởng là 4/99 chiếm 4,03%, giảm so với khoá trước; tỷ lệ nữ vụ trưởng, theo số liệu của

33 cơ quan bộ và ngang bộ, là 9,87%, nữ vụ phó là 20,74%. Các bộ, ban, ngành

Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc… hiện không có nữ lãnh đạo chủ chốt. Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ, 8/8 cấp trưởng đều là nam và chỉ có 1/24 cấp phó là nữ (chiếm 4,17%); Tòa án nhân dân tối cao không có lãnh đạo chủ chốt là nữ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)