Tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 68 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Thái Bình

4.1.2.1. Đặc điểm chung

Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵtỉnh Thái Bình miền Bắc Việt Nam.

Thành phố còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng...

của tỉnh và cũng là một trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ. Nằm

cách thủ đô Hà Nội 110 km, đồng thời là đầu mối giao thông của Tỉnh; thuận

lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng như Hải Phòng, Nam Định đồng

bằng sông Hồng qua quốc lộ 10.

Giá trị sản xuấttăng bình quân 10,52%/năm, năm 2015 ước đạt 8.245,6 tỷ

đồng, gấp 1,65 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng đạt 69,5%;

thương mại - dịch vụ27%, nông nghiệp - thủy sản 3,5%. Cơ cấu lao động trong

các ngành tương ứng đạt 45% - 30% - 25%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong

nhiệm kỳ đạt 27.715 tỷ đồng gấp 3,9 lần nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 11,47%/năm, năm 2015 ước đạt

6.261,8 tỷ đồng, gấp 1,72 lần năm 2010, trong đó:Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp phát triển với tốc độ cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân đạt 10,83%/năm, năm 2015 ước đạt 5.542 tỷ đồng, gấp 1,67 lần năm 2010; số doanh nghiệp hoạt động tăng 16,3%, giải quyết việc làm cho trên 38.800 lao động, tăng

1,5 lần so với năm 2010. Nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mở rộng quy

mô, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu

nội địa và xuất khẩu. Hoạt động của các cơ sở sản xuất cá thể, nghề và làng nghề

được khuyến khích phát triển, tạo việc làm thường xuyên cho gần 5.000 lao

động. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân 17,3%/năm, năm 2015

cơ bản 5 năm (do thành phố thực hiện) đạt 2.464 tỷ đồng, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 220 công trình.

Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng, chất lượng dịch vụ được

nâng lên, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao của thị trường

và của nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 8,83%/năm, năm 2015 ước đạt 1.762,4 tỷ đồng, gấp 1,52 lần năm 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14,3%/năm, năm 2015 ước đạt 8.369 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,7%/năm, năm 2015 ước đạt gần 1 tỷ USD. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư phát triển. Công tác xúc tiến đầu tư, hội chợ, triển lãm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh, thu hút 65 dự án đầu tư với tổng số vốn trên 2.900 tỷ đồng, hiện có 945 doanh nghiệp và 12.250 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ hoạt động, tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

Nông nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất tăng bình quân đạt 1,28%/năm, năm

2015 ước đạt 221,4 tỷ đồng, giá trị sản xuất mỗi ha đạt từ 120-125 triệu đồng, vùng

thâm canh đạt trên 300 triệu đồng, năng suất lúa đạt 125-128 tạ/ha/năm.

Xây dựng nông thôn mớiđã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần

thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển,cải thiện, nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của người nông dân, chuẩn bị hạ tầng ban đầu cho sự nghiệp mở rộng, phát triển đô thị. Thành ủy đã quán triệt và thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy,

Quyết định 19 và 02 của UBND Tỉnh, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch

và ban hành cơ chế hỗ trợ. Từ đó, động viên nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia, đóng góp hàng vạn ngày công, hàng nghìn mét vuông đất, dỡ bỏ nhiều tường bao, công trình để xây dựng mở rộng đường trục, nhánh thôn, xóm, đường giao thông nội đồng. Kết quả đã có 3/7 xã đạt chuẩn Quốc gia về nông thôn mới, các

xã còn lại đạt từ 12 - 16 tiêu chí.

Công tác tài chính ngân sáchđược quan tâm chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả tốt. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tạo thuận lợi cho các địa phương, đơn vị chủ động điều hành ngân sách. Công tác kiểm tra chống thất thu, trốn lậu thuế, thu hồi nợ đọng được triển khai tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 14,36%/năm, năm 2015 ước đạt 1.339,3 tỷ đồng, gấp 1,96 lần so với năm 2010. Chi ngân sách đảm bảo đúng luật, tiết kiệm, linh hoạt đáp ứng yêu cầu

* Công tác xây dựng, quản lý đô thị đạt kết quả tốt, làm thay đổi diện mạo Thành phố

- Công tác quy hoạch được tập trung chỉ đạo Các đồ án quy hoạch được triển khai tích cực, tạo điều kiện cho chủ trương điều chỉnh địa giới và mở rộng Thành phố, từ đó nâng tầm vóc cho đô thị với 19 phường xã, trên 280 ngàn dân, góp phần đưa Thành phố trở thành đô thị loại II. Trong đó có quy hoạch chung xây dựng

thành phố đến năm 2030, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020, quy

hoạch các khu, cụm công nghiệp, các quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn

mới. Nhất là quyhoạch phân khu các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh như Tân

Bình, Phú Xuân, Đông Hòa, Hoàng Diệu, Vũ Chính, khu công viên sinh thái phường Hoàng Diệu đã góp phần thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị. Các quy

hoạch chi tiết xây dựng công trình Quảngtrường Thái Bình, Tượng đài Bác Hồ với

nông dân, cầu vượt sông Trà Lý, đường vành đai phía nam (giai đoạn 2), đường Nguyễn Đức Cảnh, Võ Nguyên Giáp, Lê Lợi, đê hữu sông Trà Lý, nút giao thông Phúc Khánh, các khu dân cư, khu đô thị mới, trung tâm thương mại Vinmart đã thúc đẩy đầu tư xây dựng, phát triển thương mại, dịch vụ.

Công tác quản lý quy hoạch được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, góp phần chỉnh trang đô thị, tăng cường quản lý đất đai, đáp ứng nhu cầu bố trí dân cư, tái định cư và tạo nguồn lực đầu tư phát triển. Đã thẩm định trên 70 dự án có quy hoạch sử dụng đất với tổng diện tích 105,4 ha.

Nhiệm kỳ qua, Thành phố đã hoàn thành quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng 18 khu đất ở, đất dịch vụ để giao đất an sinh cho người dân bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp, đảm bảo ổn định tình hình, tạo được niềm tin trong

nhân dân.

- Công tác quản lý đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, đã xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, chương trình phát triển đô thị đến năm 2020 và hoàn thiện quy chế quản lý đô thị thành phố. Việc cấp phép xây dựng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong xây dựng và trật tự đô thị được thực hiện

theo quy định. 5 năm qua, diện tích nhà ở tăng 750.000m2, đạt bình quân

18,7m2/người; diện tích cây xanh tăng 332.000m2 đạt bình quân 12,3m2/người. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới được chủ động tiếp nhận, quản lý, vận hành. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện văn minh đô thị gắn với an toàn giao thông và vệ sinh môi trường được triển khai rộng khắp, dần đi vào ý thức và nếp sống người dân.

- Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị được tập trung.Nhiều công trình được đầu tư mới, đặt tên và cải tạo nâng cấp như: cầu Vũ Phúc, cầu Sam, cầu Kỳ Đồng, nút giao thông Phúc Khánh, đường Lý Bôn, đường Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đức Cảnh, Lý Thường Kiệt, các công trình trụ sở, trung tâm văn hoá phường, xã, trạm y tế, trường học, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí, thoát nước và cây xanh... đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất

kinh doanh và sinh hoạt của người dân, làm thay đổi diện mạo đô thị. Một số

công trình trọng điểm như: Quảng trường Thái Bình, Tượng đài Bác Hồ với nông

dân, đền thờ Bác Hồ, đường vành đai phía Nam, cầu vượt sông Trà Lý, công viên Kỳ Bá, kè sông 3/2 đang tích cực đẩy nhanh tiến độ, khi hoàn thành sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ đô thị hai bên bờ sông Trà Lý cũng như mở rộng phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch với vùng đồng bằng sông Hồng.

* Công tác quản lý tài nguyên - môi trường, giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất

Đãhoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020;

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hoàng Diệu, xã Vũ Chính, xã

Tân Bình giai đoạn 2011-2020; triển khai thực hiện dự án Hoàn thiện và hiện đại

hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP); đã chuyển 456,2 ha đất nông

nghiệp sang thực hiện các dự án; giao 48,5 ha đất cho 1.278 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt gần 90 %; đăng ký thế

chấp góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho trên 15.000 trường hợp, đáp ứng nhu

cầu giao dịch bằng quyền sử dụng đất cho người dân.

Công tác bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ, đã hoàn thiện và triển khai

thực hiện rộng khắp chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường đến 2015 và định

hướng đến 2020; đã khắc phục cơ bản tình trạng ngập úng cục bộ, ô nhiễm môi

trường trong khu dân cư. 80% khu, cụm công nghiệp có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 95% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn

đưa thành phố Thái Bình ngày thêm sáng, xanh, sạch, đẹp.

- Công tác giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế. Đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 360 ha cho 115 dự án, gấp 1,64

lần giai đoạn 2005 - 2010; đã chi trả trên 1.300 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ

cho 10.700 đơn vị, hộ gia đình, cá nhân, trong đó có những dự án lớn, trọng điểm như: Khu Trung tâm Y tế, kè bờ sông Bạch, đường vành đai phía Nam, nút giao

thông Phúc Khánh, công viên Kỳ Bá, Quảng trường Thái Bình, Tượng đài Bác Hồ với nông dân, cầu vượt sông Trà Lý, các khu tái định cư, đất dịch vụ, đất ở

(5%)... Đã tổ chức đấu giá trên 1.100 lô đất thu trên 1.000 tỷ đồng tạo nguồn lực

đầu tư phát triển thành phố, tiếp tục hoàn thiện tiêu chí đô thị loại II.

* Văn hóa - xã hội

Giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả, quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 78%, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa; 100% trường đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục tiếp tục trong tốp đầu của tỉnh. Việc dạy thêm, học thêm và công tác thu, chi trong các nhà trường được đưa vào nề nếp. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh, hoạt động của Hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng ngày một phát huy hiệu quả. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được các tập thể, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm.

Công tác Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình được tập trung triển khai đồng bộ. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Chủ động triển khai có hiệu quả công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra; 84% phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế (giai đoạn 2). Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế thành phố được đầu tư nâng cấp. Công tác

quản lý hành nghề y, dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm được thường

xuyên; thực hiện hiệu quả Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình duy trì mức sinh thay thế, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số, góp phần tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế.

- Văn hoá, thông tin, thể thao tiếp tục phát triển, đời sống tinh thần của

nhân dân không ngừng được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa” gắn với xây dựng đô thị văn minh được triển khai sâu rộng. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 87,5%. Công tác tuyên truyền, phát thanh, truyền thanh ngày càng đổi mới và phát huy hiệu quả. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được đẩy mạnh, nhiều hoạt động được xã hội hóa,

thành tích thi đấu được nâng lên. Các cơ sở văn hóa, thể thao hằng năm được

hoá thôn, cụm tổ dân phố giai đoạn 2008 - 2020"; đến nay, số nhà văn hoá đạt 65,2%, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện ngày càng cao của người dân. Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa được chú trọng.

- Công tác an sinh xã hội được quan tâm. Triển khai và thực hiện nghiêm

các chính sách đối với người có công, đối tượng xã hội. Phong trào "Đền ơn đáp

nghĩa" được đẩy mạnh, tổ chức chu đáo, trang trọng việc phong tặng, truy tặng

danh hiệu ”Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; xây dựng mới và sửa chữa 230 nhà ở cho

người có công. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được đảm bảo. Chương

trình giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,43%. Hằng năm số

lao động được tạo việc làm tăng bình quân 5.500 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%. Đã cơ bản hoàn thành việc giao đất 5% cho trên 4.500 hộ dân (diện

thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên),góp phần ổn định tình hình, tạo

việc làm, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các

chương trình tín dụng ưu đãi. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 11%. Các phong trào nhân đạo từ thiện được đông đảo các cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia.

* Công tác quốc phòng - an ninh

- Tập trung chỉ đạo thực hiện toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận

an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh. Mở rộng và nâng cao

chất lượng, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho trên 3.000 cán bộ, 51 chức sắc, chức việc tôn giáo và trên 60.000 học sinh, sinh viên. Hoàn thành tốt

công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, 5 năm đã có 1.150 tân binh nhập ngũ. Tổ chức tốt việc xây dựng khu vực phòng thủ và diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập chiến đấu trị an các phường, xã; thực hiện có hiệu quả công tác hậu

cần nhân dân và chính sách hậuphương quân đội.

- Công tác bảo vệ an ninh - trật tự đạt kết quả quan trọng, giữ vững ổn

định chính trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố. Đã chủ

động nắm bắt và dự báo tình hình; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt

động âm mưu “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, các

loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)