Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

* Phụ nữ là người trực tiếp lao động sản xuất, tạo thu nhập:

Những hoạt động tạo thu nhập mà phụ nữ tham gia để cùng chồng chia sẻ

gánh nặng kinh tế gia đình rất đa dạng, phong phú, đó là: làm công ăn lương;

trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán, dịch vụ, sản xuất thủ công (Nguyễn

Thùy Trang, 2012).

* Quản lý các nguồn lực của gia đình:

Ngoài việc trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ còn là người tổ chức, động viên, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tham gia hoạt động kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình và đảm nhiệm vai trò của người

giữ “tay hòm chìa khóa” cho gia đình. Theo kết quả nghiên cứu của Học viện

PNVN, gần một nửa số phụ nữ được hỏi (46,9%) khẳng định người vợ là người quản lý thu nhập trong gia đình và 40,7% cho rằng người vợ cùng với chồng

quản lý thu nhập(Nguyễn Thùy Trang, 2012).

* Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng: Phụ nữ không có thời gian giành cho các hoạt động xã hội, hoặc cho việc học tập kinh nghiệm từ người khác với lý do là bận chăm sóc gia đình, chồng con dẫn đến ít có cơ hội học tập, trau

dồi kỹ năng, nâng cao trình độ. Từ đó địa vị kinh tế, xã hội của phụ nữ thấp hơn

so với nam giới đó là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của phụ nữ vào

việc ra quyết định trong cộng đồng và cấp quốc gia(Nguyễn Thùy Trang, 2012)..

* Tái sản xuất: Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản

xuất(Ngô Thị Huệ, 2014).

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tế hộ

Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam: Phụ nữ trước

là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình. Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản

trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế(Nguyễn Thùy Trang, 2012) .

Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn nhiều hạn chế: Việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về

chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian lao động sản xuất,

ngƣời phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10%. Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840 triệu người bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em không được đi học thì có tới 70% là trẻ em gái. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ ở Việt Nam không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước; chỉ có 0,63 % công nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46%. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới). Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng suất

lao động của họ thấp (Ngô Thị Huệ, 2014).

Yếu tố về sức khoẻ: Với người phụ nữ vừa phải lao động nặng vừa phải

thực hiện thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng

bầu sữa của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà

còn làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế

gia đình trở nên thấphơn( Ngô Thị Huệ, 2014).

* Khả năng tiếp nhận thông tin: Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh người

dân còn chưa hề được tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin

khác (Ngô Thị Huệ 2014).

Các yếu tố chủ quan Một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về

giới, ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng

cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn

minh nhân loại (Ngô Thị Huệ 2014).

- Các chính sách ảnh hưởng đến phụ nữ trong phát triển kinh tế: Chính

sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ví dụ: chương trình 135 của Chính phủ, hỗ trợ ngư dân đóng tàu có công suất lớn vươn khơi

bám biển…(Ngô Thị Huệ 2014).

- Yếu tố về nguồn lực: Nguồn lực khoa học kỹ thuật, tài chính như tổ

chức các lớp BBM hỗ trợ nông dân trong kỹ thuật canh tác, đầu tư giống, phân

bón, kỹ thuật xử lý rau củ quả sau khi thu hoạch…(Lê Thi, 1998 ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)