Khả năng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn

4.1.5. Khả năng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

* Ưu điểm

-Tỷ lệ nữ tham gia các cấp, các ngành ngày càng cao, góp thêm tiếng nói

trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong việc phát triển kinh tế nói chung và các chính sách liên quan đến phụ nữ nói riêng.

- Tổ chức Hội phụ nữ từ Thành phố đến cơ sở thường xuyên được kiện

toàn và có nhiều hoạt động có chiều sâu, là chỗ dựa vững chắc cho chị em phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

* Cơ hội Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện giúp phát

triển kinh tế đồng đều giữa khối phường trung tâm và các xã ngoại thành cụ thể như sau:

- Kinh tế: Tăng cường đầu tư cho các xã về các chương trình, dự án nhằm

giúp các xã cán đích nông thôn mới. Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất thâm canh tăng vụ, chuyển giao khoa học cho người dân, mở rộng và phát triển làng nghề, du nhập nghề mới cho lao động nông nhàn tại địa phương. Hội phụ nữ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chị em tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt, tạo điều kiện về vay vốn phát triển kinh tế gia đình.

- Văn hóa – xã hội: Dành phần quỹ đất xây dựng nhà văn hóa ở các khu

dân cư để nhân dân, nhất là chị em phụ nữ có chỗ sinh hoạt Hội, tham gia học tập, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần, góp phần bảo tồn và giữ gìn văn hóa truyền thống ở địa phương.

- Y tế - Giáo dục: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trạm y tế, các trường học trên địa bàn. Đẩy mạnh hiệu quả giáo dục của Trung tâm học tập cộng đồng các phường xã giúp người dân tự học, tự nghiên cứu tùy theo điều kiện của mỗi người.

- Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ: đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong

quy hoạch các chức danh lãnh đọa thời kỳ CNH – HĐH đất nước; quan tâm, tạo

điều kiện cử cán bộ nữ đi học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

* Hạn chế

-Trình độ học vấn, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào sản

xuất nông lâm nghiệp của đại bộ phận phụ nữ được nghiên cứu còn chậm và hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng.

- Do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến để lại, nhiều người phụ nữ còn tự ti,

an phận và thụ động làm hạn chế sự độc lập, suy nghĩ sáng tạo, khả năng cống

hiến của người phụ nữ. Nhiều người phụ nữ ngại ý kiến, không có qun điểm riêng, ngại tranh luận với nam giới mặc dù họ có ý kiến đúng. Tâm lý tự ti, ngại

va chạm, không muốn học tập nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập

huấn vì sợ hơn chồng đã làm hạn chế chính vai trò của họ trong gia đình và ngoài xã hội.

* Thách thức

- Gánh nặng công việc của người phụ nữ: Hoạt động sản xuất của hộ gia đình trên địa bàn điều tra cho thấy chủ yếu các hoạt động chân tay trong gia đình hầu hết do người phụ nữ đảm nhiệm như: sản xuất nông nghiệp, nội trợ, chăm sóc con cái… Để chu toàn mọi việc hầu hết người phụ nữ phải thức khuya, dậy

sớm tần tảo lo cho gia đình, không còn thời gia lo riêng cho bản thân.

- Cơ hội tiếp cận với các nguồn lực:Vẫn còn hiện tượng khi đi lấy chồng người phụ nữ không được bố mẹ cho thừa kế tài sản (đất đai), nguồn vốn thế chấp tại các ngân hàng thương mại chủ yếu do cả hai vợ chồng đứng tên, duy chỉ có nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho Hội phụ nữ tín chấp thì số vốn giải ngân không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh lớn mà hầu như chỉ kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc sản xuất không tập trung.

- Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để tiến tới bình đẳng chưa cao:

Trên thực tế, các buổi truyền thông về bình đẳng giới chủ yếu lồng ghép vào các ngày lễ kỷ niệm như 8/3, 20/10 và những hội nghị tập huấn công tác Hội nên thành phần dự chủ yếu vẫn là phụ nữ. Công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng ít thu hút được nam giới chú ý đặc biệt là những người giữ vai trò chủ chốt ở cơ sở cho nên sự thay đổi nhận thức về giới là chưa cao.

- Việc cụ thể hóa và thực thi các chính sách về bình đẳng giới còn hạn

chế: Nhà nước đã ban hành Luật bình đẳng giới, có Nghị định hướng dẫn Luật,

tuy nhiên Luật có đi vào thực tiễn không lại còn do cấp ủy từng địa phương có quan tâm đến việc phát triển cán bộ nữ hay không? Hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn chủ yếu là do cán bộ nữ thực hiện (trọng tâm là Hội LHPN các cấp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)