Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 92 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên

TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

TRONG THỜIGIAN TỚI

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Sự khác biệt về giới hiện nay có thể hiểu là sự bất bình đẳng về quyền lực giữa nam và nữ mà người chịu thiệt thòi nhất là phụ nữ. Cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng này nhằm tạo sự cân bằng về quyền lực chứ không phải giành quyền thống trị. Sự bình đẳng này cho phép phụ nữ tiếp cận cao hơn các nguồn lực và từ đây họ có điều kiện phát huy tốt vai trò của mình. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, đây là mục tiêu phấn đấu của nữ giới. Sự công bằng, văn minh trong xã hội cũng như trong gia đình trước tiên phải là sự đối xử công bằng và văn minh với phụ nữ. Sự cống hiến của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước thật lớn lao, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những cống hiến của phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận. Kể từ lúc xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng giải phóng phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xă hội. Những hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã giúp họ tăng cường khả năng phấn đấu để giải quyết những vấn đề của chính họ. Một xã hội nếu không có sự bình đẳng giữa nam và nữ sẽ tạo nên những hẫng hụt mà theo đó là những căn bệnh của xã hội, nếu người phụ nữ bị đối xử không công bằng, vai trò của họ mờ nhạt sẽ dẫn đến hậu quả có những đứa con được nuôi dạy không tốt, ý thức và khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ kém. Mâu thuẫn nội tại sẽ phát sinh và ngấm ngầm phá hoại hạnh phúc gia đình. Vai trò lãnh đạo cộng đồng, xã hội của phụ nữ không xứng với công lao và năng lực của họ sẽ dẫn đến nhìn

phiến diện về thực tế và không huy động được đầy đủ tiềm năng trong mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng hệ thống giải pháp phải dựa trên cơ sở

nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là: phải xuất phát từ thực trạng, nguyên nhân và khả năng thực tế của địa phương để đưa ra những giải pháp thiết thực và khả thi. Như vậy, việc tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế là một tất yếu khách

quan cho việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

4.3.2. Giải pháp

* Đối với chính quyền địa phương

- Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ

trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa

phương. Đối với cán bộ nữ đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu

chuẩn của từng chức danh,có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được

thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm.

- Xây dựng và thực hiện chương đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, gắn

với quy hoạch. Trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực nữ cho phát triển kinh tế tri thức;

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, không chỉ cho phụ nữ mà cả nam giới, đặc biệt là cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương, đơn vị, nhằm tạo sự thay đổi nhận thức từ gốc về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay, đảm bảo các điều kiện để chị em có cơ hội và điều kiện

thuận lợi thực hiện quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội

- an ninh quốc phòng,…

* Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ kết hợp với giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ

Phải khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề. Có chính sách thoả đáng cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khi tham gia học tập tại các trường lớp, nhằm nâng cao chất lượng nhân lực nữ trên địa bàn, tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách và sự chênh lệch kiến thức, trình độ giữa phụ nữ các vùng và giữa phụ nữ và nam giới. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số và kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình

* Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với quá

trình ra quyết định ở các cơquan, đơn vị

Cần nâng cao chất lượng hoạt động ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ sở, có cán bộ chuyên trách về giới như một mục tiêu cơ bản trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Phụ nữ và nam giới cần có cơ hội tiếp cận như nhau về giáo dục đào tạo, đối với các cộng đồng nông thôn, cần tính đến yếu tố giới trong việc nhập trường ở cấp giáo dục tiểu học, trung học và trên trung học. Các địa phương nên có chính sách cử cán bộ nữ đi đào tạo nâng cao trình độ nhằm mục tiêu phát triển họ thành các lãnh đạo cộng đồng.

Nhu cầu lao động nữ và nam phải được xem xét trong quá trình lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chương trình phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án xây mới cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm dự án cấp nước sinh hoạt, thủy lợi, cầu đường, trạm y tế, thông tin liên lạc, trường học và chợ… như một bộ phận của công tác thiết kế.

* Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với

phụ nữ nông thôn

- Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy khuyến nông cấp cơ sở: Cần

đẩy mạnh công tác lồng ghép các chương trình giáo dục phụ nữ về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hoá gia đình với chương trình tập huấn kỹ thuật nông lâm

nghiệp cho phụ nữ (phối hợp với Hội phụ nữ). Nhà nước cần hỗ trợ chi phí cho

các chương trình khuyến nông trên ti vi, đài về các kỹ thuật canh tác. Gắn chặt sự tham gia của phụ nữ trong những khoá tập huấn, xây dựng ô mẫu, hội thảo.

- Ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ: Khi đề cập đến tình hình

2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao

động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã nhấn mạnh: “Tình

trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất”.

Quá trình biến động đất đai trong nông nghiệp không chỉ khiến cho nhiều nông dân, nhất là phụ nữ thất nghiệp mà nó còn tác động đến thị trường lao động với những mức độ khác nhau. Với mô hình phân công lao động theo giới hiện nay cộng thêm nam giới di cư đến các vùng đô thị, khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm, phụ nữ nông thôn đảm nhận “đa vai trò” nên có những bất lợi hơn so

với nam giới trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Nghị quyết số 26-

NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thônđược thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã xác định “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ

ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả

nước”, đồng thời nhấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho những gia đình mất ruộng “Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất”.

- Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tạo thu nhập: Hầu hết phụ nữ tham

gia vào các hoạt động tạo thu nhập của gia đình nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng khi có các lớp tập huấn kỹ thuật hay giống mới lại chủ yếu là nam giới tham gia nên hiệu quả làm việc của họ không cao. Vậy giải pháp ở đây là khuyến khích, vận động chị em thông qua Hội Phụ nữ, hội Nông dân, nên tham

dự các lớp tập huấn, các lớp chuyển giao kỹ thuật mới, giống mới. - Việc nâng

cao trình độ văn hóa: Cần vận động giúp người dân hiểu rằng việc học tập không chỉ nam giới cần mà nữ giới cũng rất cần thiết, nó phục vụ cho công việc, cuộc sống và nhận thức của mọi người, khuyến khích các cháu là nữ học tập.

- Trong việc điều hành sản xuất: Giúp chị em mạnh dạn đưa ra quyết

định, tích cực tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền về kỹ thuật khoa học sản

xuất mới cũng như các lớp kỹ năng khác trong cuộc sống, nhằm giúp chị em tiếp cận dần với kiến thức xã hội, kiến thức về khoa học kỹ thuật để các chị em không những đảm nhận tốt vai trò của mình trong gia đình mà còn giúp hộ phát triển kinh tế mạnh hơn.

- Trong kiểm soát nguồn lực đất đai: Không những đứng tên trong quyền

sử dụng đất là nam giới mà con khuyến khích chị em đứrng tên, nhằm tạo thuận lợi trong việc vay vốn sản xuất và tạo sự bình đẳng cho chị em. Thực hiện tốt quy

định của Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định sửa đổi bổ sung, tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi tên cả vợ và chồng.

- Trong việc quản lý tài chính của hộ: Trong quá trình đưa ra quyết định

sử dụng tài chính, đều thấy rằng cả 2 vợ chồng cùng bàn bạc, nhưng nếu có sự không đồng thuận thì quyền quyết định thuộc về nam giới, vì thế cần tăng cường hơn nữa quyền của chị em, giúp chị em có tiếng nói trong gia đình.

- Vay vốn: Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện vay và chấp

nhận các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Các thủ tục và quy trình hoạt động cần có tính nhạy cảm về giới để đảm bảo cho phụ nữ và nam giới được tiếp

cận như nhau với vốn vay của các tổ chức tín dụng, sao cho các chương trình vay

đến được với phụ nữ và nam giới một cách bình đẳng như đến với với những khách hàng đi vay và những người được hưởng lợi ích. Các cán bộ và đại diện ngân hàng cần được tập huấn về giới có được nhận thức về vai trò giới và các đặc

thù về văn hoávà gia đình. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ

ngân hàng với cán bộ khuyến nông khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trường cũng như kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình, nhất là phụ nữ, cần được thông tin một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận được.

- Vai trò trong công tác chăm sóc sức khỏe gia đình: Việc chăm sóc cho

con cái, các thành viên trong gia đình chủ yếu là người phụ nữ nhưng khi bản

thân họ ốm thì tự họ đi khám hoặc mua thuốc, thường thì phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn so với phụ nữ thành thị, tỷ lệ con thứ 3 vẫn cao mà thời gian sinh cách nhau 1 tới 2 năm, lúc đó sức khỏe chưa phục hồi hết cộng thêm lao động vất vả,

ít thời gian nghỉngơi nên tỷ lệ chị em ốm đau, bênh tật nhiều hơn nam giới. Vậy

giải pháp ở đây là tuyên truyền, vận động chị em đẻ ít, mỗi gia đình sinh con thứ

2, và cách nhau từ 3-5 năm, đồng thời chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ, khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)