Hiện trạng sản xuất nông nghiệp TẠI huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 57)

4.2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Phong

Yên Phong có diện tích tự nhiên là 112,5 km², là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bắc Ninh, dân số chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh. Đất thuộc khu vực huyện được chia thành 3 loại chính trình bày trong bảng sau:

Từ bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp 5654,31 ha chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của huyện (58,33%). Trong đó, đất để trồng lúa có diện tích lớn nhất chiếm tới 53,07%, đất nuôi trồng thủy sản 356,63 ha (chiếm 3,68%) và đất trồng cây lâu năm 19,46 ha chỉ chiếm một phần rất nhỏ 0,2%.

Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện Yên Phong 2018 (ha)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất 9693,08 100

1. Đất nông nghiệp 5654,31 58,33

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 5277,06 54,44

1.1.1. Đất trồng lúa 5144,41 53,07

1.1.2. Đất trồng ngô 13,5 0,14

1.1.3. Đất trồng khoai 92,1 0,95

1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 8,02 0,08

1.1.5 Đất trồng cây lâu năm 19,03 0,2

1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 356,63 3,68

1.3. Đất nông nghiệp khác 20,12 0,2

2. Đất phi nông nghiệp 3997,73 41,24

2.1. Đất ở 1179,04 12,16

2.2. Đất chuyên dùng 2209,86 22,80

2.2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan 34,00 0,35

2.2.1. Đất quốc phòng 6,31 0,07

2.2.2. Đất mục đích công cộng 1395,06 14,39

2.2.3. Đất phi nông nghiệp khác 774,49 7,99

3. Đất chưa sử dụng 41,04 0,43

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Yên Phong (2018)

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện Yên Phong 2018 (%)

Hình 4.1, cho thấy diện tích đất trồng lúa lớn nhất. Diện tích đất trồng lúa lớn nên lượng gieo trồng lớn và phế phụ phẩm từ việc sản xuất lúa cũng lớn nhất. Những phế phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây bắp, rơm rạ, bã mía, phụ phẩm xay xát, kho dầu, rỉ mật, xác mì, bã thơm… có thể chế biến làm thức ăn cho gia

súc có rất nhiều và cách chế biến cũng rất đơn giản, phổ biến như ủ rơm khô dạng cuộn với ure trong túi; ủ rơm tươi với ure theo phương pháp đóng bánh, ủ men trong trăn nuôi bò sữa… Tuy nhiên, người chăn nuôi chưa biết tận dụng và thiếu công nghệ kỹ thuật chế biến, gây lãng phí nguồn phụ phẩm và giảm thu nhập khi phải mua thực phẩm cho gia súc ăn vào lúc trái vụ.

4.2.2. Cơ cấu giống cây nông nghiệp chính của huyện Yên Phong

Huyện Yên Phong là nơi có ngành nông nghiệp phát triển nhất tỉnh Bắc Ninh. Cơ cấu cây trồng đa dạng và đạt năng suất cao. Hiện nay, Yên Phong đang tập trung phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ðẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới; phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; coi nông nghiệp CNC là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả và bền vững. Trong năm 2018, diện tích đất nông nghiệp là 5654,31 ha chiếm 58,33% diện tích đất tự nhiên của huyện. Kết quả điều tra các loại cây trồng chính được sử dụng trong vụ mùa của huyện thể hiện như sau:

97% 0% 2% 1% 3% Lúa Ngô Khoai Khác

Hình 4.2. Cơ cấu giống cây trồng chính của huyện Yên Phong năm 2018 (%)

Theo hình 4.2, diện tích lúa gieo trồng lớn nhất 5144,41 ha chiếm 97% diện tích đất nông nghiệp của huyện, chủ yếu bao gồm các giống lúa năng suất cao như: BC 15, Khang dân... Ngô: diện tích gieo trồng 13,5 ha chiếm 0,26%

diện tích đất nông nghiệp. Giống ngô gieo trồng là : Giống ngô nếp lai đơn F1 Golden Key 79. Khoai tây: diện tích gieo trồng 92,1 ha chiếm 1,75% diện tích đất nông nghiệp. Giống khoai gieo trồng : Atlantic, Maraben.

Với diện tích gieo trồng lớn các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là lúa thì lượng phế phụ phẩm thải ra cũng là lớn. Lượng lớn phế phụ phẩm này khi không được người nông dân xử lý hợp lý là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Theo Nguyễn Mậu Dũng (2012), mỗi năm Hà Nội có khoảng 1,8 triệu sinh khối phế phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo, trong đó có 1,44 triệu tấn rơm rạ, 240 nghìn tấn trấu, 120 nghìn tấn cám... Tuy nhiên, mỗi năm khoảng 500 nghìn tấn rơm rạ bị đốt bỏ (chiếm hơn 30% tổng lượng rơm rạ), vừa gây ô nhiễm môi trường (tro bụi, khói...), vừa lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ. Ngoài lúa, hằng năm, lượng phế phụ phẩm từ cây ngô cũng tương đối lớn (khoảng 11 nghìn tấn, trong đó có 69,8 nghìn tấn phế phụ phẩm từ lõi, bẹ ngô và 41,1 nghìn tấn từ thân, lá ngô). Thực tế, chỉ có 20% số phế phụ phẩm từ ngô được ủ làm thức ăn chăn nuôi; lượng lớn còn lại, nông dân bỏ tại ruộng.

4.2.3. Cơ cấu thời vụ, diện tích và năng suất của cây trồng nông nghiệp chính của huyện Yên Phong chính của huyện Yên Phong

Huyện Yên Phong gieo trồng cây trồng trong 3 vụ: Vụ Đông (Từ tháng 10 âm lịch đến tháng 1 âm lịch), vụ Mùa (Từ tháng 4 âm lịch đến tháng 9 âm lịch ), vụ Xuân ( Từ tháng 1 âm lịch đến tháng 4 âm lịch ). Sau đây là bảng thể hiện cơ cấu thời vụ, diện tích, năng suất và loại phế phụ phẩm phát sinh trong một năm của huyện Yên Phong:

Bảng 4.2. Cơ cấu thời vụ, diện tích, năng suất và loại phế phụ phẩm phát sinh trong một năm của huyện Yên Phong 2018

Các vụ trong năm Các giống cây trồng chính Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Vụ Đông Ngô 13,5 40 54 Khoai 92,1 150 1.382 Vụ Xuân Lúa 5144,41 65 33.439 Ngô 13,5 30 40,5 Vụ Mùa Lúa 5144,41 55 28.294 Ngô 13,5 30 40,5 Khoai 92,1 150 1.382 Tổng 64.632

Nhìn vào bảng 4.2 có thể thấy rằng vụ Mùa và vụ Xuân có sản lượng lương thực lớn nhất. Tổng sản lượng lương thực của cả huyện Yên Phong là 64.632 tấn nên lượng phế phụ phẩm rất lớn. Đây là 2 vụ chính, và là các tháng thu hoạch lúa - cây trồng chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất của huyện Yên Phong. Còn các loại phế phụ phẩm còn lại chủ yếu là phần thân thừa của cây ngô và khoai. Sau mỗi mùa vụ khi người dân thu gom chúng lại để thu hồi thành ethanol sinh học thì không những có thể tiết kiệm chi phí mà còn làm sạch cảnh quan, bảo vệ môi trường.

4.2.4. Chế độ chăm sóc

a. Chế độ chăm sóc của người dân

* Chế độ tưới nước

Nước tưới chủ yếu được lấy từ nước của hợp tác xã bơm phân bố cho các ruộng trên địa bàn huyện thông qua hệ thống kênh mương. Hệ thống kênh mương tưới tiêu và công trình thủy lợi nội đồng được bố trí:

Tưới tiêu và canh tác độc lập. Chủ ruộng thực hiện việc tưới tiêu, canh tác trên thửa ruộng của họ mà không làm cản trở việc canh tác trên các thửa ruộng liền kề. Kênh tưới và kênh tiêu nội đồng cần bố trí độc lập, tách biệt và ruộng của hộ/nhóm hộ nào cũng có kênh tưới để lấy nước vào và kênh tiêu để tiêu nước ra. Bờ tưới, tiêu cao và chặt không để nước rò rỉ từ kênh tưới vào ruộng và ruộng của hộ này không ảnh hưởng đến ruộng của hộ khác. Phía bờ tưới xây dựng cửa van điều tiết nước. Phía bờ tiêu là một cửa van hoặc ống tiêu cao 3 cm để tiêu nước khi trời mưa, nhằm duy trì mực nước trên ruộng 3 cm và dùng để tháo cạn nước trên ruộng khi lộ ruộng

+ Quản lý nước trên ruộng (thời kỳ không có mưa): Thời kỳ cấy: Duy trì mực nước 1-2cm trên ruộng

Thời kỳ từ cấy - kết thúc đẻ nhánh duy trì mực nước từ 0-3cm (tương ứng với thời gian giữa các đợt tưới là 8 ngày đối với vụ Xuân và 4 ngày đối với Vụ Mùa)

Thời kỳ kết thúc đẻ nhánh: để khô 7-10 ngày

Thời kỳ đứng cái-chín đỏ đuôi: duy trì mực nước trên ruộng từ 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng đến 3cm (tương ứng với thời gian giữa các đợt tưới là 14 ngày đối với vụ Xuân và 14 ngày đối với Vụ Mùa)

Các nông hộ chủ động trong việc lấy nước vào ruộng, tháo nước cho cây lúa, và nước cho các cây rau màu khác. Hợp tác xã và phòng nông nghiệp huyện có các chính sách quản lý phù hợp.

* Chế độ bón phân cho cây trồng

Theo kinh nghiệm của người dân để cây trồng sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao cần sử dụng phân tổng hợp NPK chuyên dùng. Các giai đoạn bón phân cho lúa như sau:

- Bón lót: Sử dụng phân bón để bón cho cây trước khi gieo trồng nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng khoáng giúp cây mọc mầm, rễ phát triển mạnh.

- Bón thúc lần 1: Bón phân sau gieo trồng 7-10 ngày để thúc cây đẻ nhánh khỏe - Bón thúc lần 2: Bón vào giai đoạn 30-35 ngày sau khi gieo trồng giúp bổ sung đạm hoặc kali giúp cây trồng phát triển cân đối.

Sau đây là chế độ bón phân chi tiết cho các loại cây trồng chính:

Bảng 4.3. Chế độ bón phân của người dân 2018

Loại cây trồng Loại phân Lượng dùng (kg/ha/vụ) Chi phí (triệu đồng) Lúa Đạm Ure 200 - 250 1,5 - 1,75 Lân super 300 - 350 0,7 - 0,85 Kali 80 - 100 0,5- 0,66 Ngô Đạm Ure 280 - 320 2,0 - 2,2 Lân super 380 - 430 0,86 - 1,06 Kali 150 - 200 0,98 - 1,3 Khoai tây Đạm Ure 200 - 240 1,5 - 1,72 Lân super 280 - 330 0,68 - 0,8 Kali 80 - 100 0,55 - 0,66

Nguồn: Phiếu điều tra (2018)

Từ bảng 4.3 thấy hầu hết người dân đều không sử dụng phân hữu cơ mà sử dụng phân hóa học để bón cho cây trồng. Các loại phân hóa học đều được người dân sử dụng theo khuyến cáo của hợp tác xã đưa ra, tuy nhiên với giá phân bón hóa học ngày càng cao, mỗi vụ người dân tiêu tốn hàng triệu đồng cho việc mua phân bón nên đôi khi lợi nhuận đem lại từ nông nghiệp lại không cao. Không chỉ

thế, lượng chất dinh dưỡng cây lấy từ đất là khác nhau nên lượng phân bón bổ sung đôi khi không hợp lý dẫn đến ô nhiễm môi trường.

* Thuốc BVTV

Ngoài sử dụng phân bón hóa học để làm tăng năng suất của cây trồng thì người dân còn phải nhờ tới sự hỗ trợ của các loại thuốc BVTV như thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ và một số loại thuốc kích thích tăng trưởng.

Theo như thống kê của hợp tác xã nông nghiệp huyện Yên Phong cho biết thì hầu hết 100% người dân trong xã sử dụng thuốc BVTV, trong đó có thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ và một số loại thuốc kích thích tăng trưởng. Qua tìm hiểu thực tế ta biết được mỗi vụ lúa người dân sẽ sử dụng thuốc BVTV 2-3 lượt/vụ. Loại thuốc chủ yếu sử dụng là thuốc trừ sâu bệnh hại , thuốc trừ sâu đục thân, ngoài ra còn sử dụng thêm thuốc diệt cỏ. Tùy theo sâu bệnh mà người dân sử dụng các loại thuốc và liều lượng thích hợp nhất.

4.3. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÁT THẢI PHẾ PHỤ PHẨM CỦA CÁC CÂY TRỒNG CHÍNH TRỒNG CHÍNH

4.3.1. Hiện trạng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp

Kết quả nghiên cứu các hình thức xử lý phế phụ phẩm cho thấy: bỏ tại ruộng là hình thức phổ biến được sử dụng chiếm đến 45%, sử dụng rơm rạ để đốt chiếm 35%, ủ phân compost chiếm 8%, sử dụng làm vật liệu trồng nấm 8% và làm thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm 4%.

35% 45% 8% 8% 4% Đốt Bỏ tại ruộng Làm nấm rơm Ủ phân compost Làm thức ăn chăn nuôi

Hiện nay ở Yên Phong, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa nên hầu hết các hộ nông dân khi thu hoạch đều sử dụng máy công nghiệp. Chính vì vậy, phế phụ phẩm không được tận dụng nhiều như trước nên hình thức xử lý phổ biến nhất của người dân là bỏ tại ruộng (chiếm 45%) và đốt bỏ (chiếm 35%). Người nông dân cho rằng đốt và bỏ tại ruộng là hình thức dễ thực hiện và sẽ tạo ra lượng phân bón tốt cho những vụ tiếp theo. Nhưng khi đốt các chất hữu cơ có trong rơm rạ do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng. Một số ít nông dân tận dụng để sử dụng vào các mục đích khác như ủ phân Compost để làm phân hữu cơ (chiếm 8%) và sử dụng phế phụ phẩm làm vật liệu trồng nấm rơm (chiếm 8%). Đây là một phương pháp hữu ích vừa đem lại nguồn thực phẩm dinh dưỡng lại vừa mang lại lợi ích về kinh tế, thu nhập cho người dân tại địa phương. Chăn nuôi ngày càng giảm nên sử dụng phế phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm 4% trong số các hình thức xử lý ở đây.

Theo VISTA (2010), những loại nông sản cho ra lượng phế phẩm nhiều, thường xuyên nhất là lúa, khóm, mía. Nhiều nơi, nông dân chỉ dùng lá mía, thân mía khô để lấp mương, ao hoặc tấn xuống dọc bờ kênh, mé sông. Làm như vậy vừa không phải tốn công thu gom mà người dân còn có thể kịp sạ lại vụ lúa liếp. Tại những vùng chuyên sản xuất lúa, sự xuất hiện của máy gặt đập liên hợp khiến lượng rơm thải ra sau thu hoạch chỉ còn bằng 1/2 so với trước. Nguyên nhân là khi thu hoạch, máy sẽ rải rơm đều theo luống trên ruộng, nên việc thu gom rất khó khăn. Rơm lại vụn, mất nhiều thời gian trong việc thu gom. Để thu gom hết lượng rơm này bằng thủ công, nông dân phải tốn thêm chi phí nhân công nên phần lớn rơm sau thu hoạch bằng máy đều được đốt bỏ hoặc cày vùi. Đây là những hình thức xử lý phế phụ phẩm không hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.

4.3.2. Tổng lượng phế phụ phẩm nông nghiệp phát sinh sau thu hoạch

Huyện Yên Phong có cơ cấu cây trồng phong phú nhưng cây trồng chủ đạo là: lúa, ngô, khoai. Do đó lượng phế phụ phẩm nông nghiệp cũng nhiều nhất. Nên ba giống cây trồng được chọn trên địa bàn là: cây lúa, cây ngô, cây khoai tây. Sau khi thu hoạch ta xác định trọng lượng khô ở nhiệt độ 105OC. Khối lượng khô của phụ phẩm và khối lượng phụ phẩm ở độ ẩm 14OC (sấy ở 70OC) thể hiện ở hình dưới:

0,64 0,86 0,67 0,73 1,08 0,77 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20

Lúa Ngô Khoai

KL khô của PPP KLPPP ở 14%

Hình 4.4. Khối lượng khô của các loại phế phụ phẩm (đơn vị tính: kg/m2)

Qua hình 4.4 sử dụng phân tích ANOVA, ta thấy rằng khối lượng khô của phụ phẩm đều nhỏ hơn khối lượng phế phụ phẩm ở độ ẩm 14%. Cao nhất ở ngô 1,08 kg/m2 , thấp nhất ở lúa 0,73 kg/m2. Sau đó ta đi xác định tỷ lệ R để ước tính lượng phế phụ phẩm phát sinh sau thu hoạch. Tỷ lệ này được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ R sau khi nghiên cứu được trình bày trong bảng:

Bảng 4.4. Tỷ lệ R trong vụ mùa của huyện Yên Phong năm 2018 (kg/m2)

Giống Ô thí nghiệm (kg/mTỷ lệ R 2) Trung bình

Loại phụ phẩm chính Lúa Ô TN 1 0,91 0,88±0,03 Rơm, rạ Ô TN 2 0,85 Ô TN 3 0,86 Ô TN 4 0,85 Ô TN 5 0,9 Ngô Ô TN1 0,86 0,8±0,06 Thân, lá ngô Ô TN2 0,78 Ô TN3 0,76 Ô TN 4 0,85 Ô TN 5 0,75 Khoai Ô TN1 0,86 0,86±0,01 Thân và lá khoai tây Ô TN2 0,87 Ô TN3 0,86 Ô TN 4 0,85 Ô TN 5 0,87

Kết quả thu được ở bảng 4.4 sử dụng phân tích ANOVA, ta thấy tỷ lệ R của các giống cây trồng trung bình dao động trong khoảng từ 0,80-0,88 (kg/m2). Trong đó, thấp nhất đối với giống ngô tỷ lệ 0,80±0,06 (kg/m2) và cao nhất là giống lúa với tỷ lệ 0,88±0,03 (kg/m2). Tỷ lệ R của giống cây trồng lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 57)