Tình hình sản xuất và thực trạng phế phụ phẩm nông nghiệp sau sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 35)

xuất trên thế giới và Việt Nam

a. Tình hình sản xuất của cây nông nghiệp trên thế giới Sản xuất lúa trên thế giới

Theo thống kê của Burange A, năm 2016, sản lượng lúa gạo trên thế giới đạt 740,96 triệu tấn tăng 0,12% so với năm 2015 (740,08 triệu tấn) và có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Trong đó Châu Á là khu vực có sản lượng lúa gạo chiếm đa số (đạt 667,93 triệu tấn năm 2016). Ở Ấn Độ, ước tính sản lượng vụ chính năm 2016 của nước này tăng 5% lên 144 triệu tấn lúa, tương đương 96 triệu tấn gạo, cao hơn 3,2 triệu tấn so với dự báo chính thức trước đó, chủ yếu nhờ mùa mưa diễn biến thuận lợi. Theo đó, ước tính tổng sản lượng lúa năm 2016 của Ấn Độ là 163,3 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015. Burange A cũng đưa ra dự báo sản lượng lúa của nước này đạt 165,3 triệu tấn, tương đương 110,2 triệu tấn gạo năm 2017, cao hơn 1,2% so với mức sản lượng năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn quá

sớm để đưa ra dự báo cho vụ sản xuất sắp tới do yếu tố chính là mùa mưa tại khu vực Tây Nam nước này.

Ở Thái Lan, các nhà chức trách khuyến cáo nông dân hạn chế gieo trồng lúa vụ 3, vốn thường bắt đầu sau khi thu hoạch lúa gieo trồng vào tháng 4 chuẩn bị kết thúc. Xét đến sự tiến triển này về cơ sở hạ tầng sản xuất lúa gạo Thái Lan, Burange A ước tính sản xuất lúa của Thái Lan năm 2016 thêm 1,5 triệu tấn lên 32,6 triệu tấn, tương đương 21,6 triệu tấn lúa, tức tăng 14% so với sản lượng năm 2015. Mức tăng này phản ánh sản lượng tăng cả ở vụ chính và vụ hai nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi được duy trì. Về triển vọng sản xuất năm 2017, Burange A dự báo sản xuất lúa tại Thái Lan sẽ tăng 700.000 tấn so với năm 2016 lên 33,3 triệu tấn, tương đương 22 triệu tấn gạo. Burange A dự báo sản xuất lúa gạo Thái Lan tăng là do nông dân tại nước này tiếp tục lựa chọn trồng lúa thay vì các cây trồng khác, dù chính phủ nước này đã hạ mục tiêu sản xuất lúa từ 27 triệu tấn xuống 25-26 triệu tấn trong năm 2016.

Cũng theo thống kê của Srinivasan P et al. (2015), sản lượng lúa gạo tại các nước châu Phi năm 2016 đạt 32,50 triệu tấn, tăng 8,13% so với sản lượng năm 2015. Sản lượng tăng ở các nước Tây Phi đã bù đắp thiếu hụt do sự suy giảm tại các nước ở Đông và Nam Phi. Tại vùng Caribbean sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 1,5 triệu tấn. Năm 2016, vùng Nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 23,13 triệu tấn, giảm 9,7% so với năm 2015; tại châu Âu sản lượng đạt 4,22 triệu tấn và chỉ 0,28 triệu tấn đối với châu Đại Dương.

Sản xuất ngô trên thế giới

Theo Huỳnh Xuân Phong (2019), trong số tất cả các quốc gia trồng ngô, Hoa Kỳ (Mỹ) luôn chiếm vị trí đầu về diện tích và sản lượng ngô, là một trong những quốc gia có năng suất ngô cao (> 9,6 tấn/ha), gần như gấp đôi so với trung bình thế giới (5,2 tấn/ha). Niên vụ 2018/2019 ước tính đạt 353,71 triệu tấn, tăng 39,77 triệu tấn so với niên vụ 2016/2017, và 79,89 triệu tấn so với niên vụ 2017/2018. Tiếp theo là Brazil với sản lượng ngô 70 triệu tấn và Ấn Độ trong năm 2014 chạm kỷ lục 25 triệu tấn.

Ở châu Á Thines et al. (2019) cho biết, diện tích trồng ngô của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới và năng suất ngô trung bình cao hơn trung bình của toàn cầu. Trong năm 2019, sản lượng ngô của Trung Quốc ước tính là khoảng 211 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 2018 với diện tích 35,1 triệu ha, tăng 1,51

triệu ha so với bình quân năm 2017. Trong niên vụ 2019/2020 sản lượng ngô ở Trung Quốc dự kiến 217,1 triệu tấn. Ở Ấn Độ, hàng năm, 25% sản lượng ngô được sử dụng làm thực phẩm, 61% cho chăn nuôi và 13% để sản xuất công nghiệp xăng và 1% phục vụ các ngành công nghiệp chế biến khác. Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá, trong niên vụ 2019-2020, diện tích trồng ngô Ấn Độ vươn lên đứng thứ 4 (8,6 triệu ha) và thứ 7 về sản lượng ngô (20,5 triệu tấn), tuy nhiên, năng suất bình quân đạt 2,4 tấn/ha thấp hơn so với năng suất trung bình của thế giới (5,14 tấn/ha). Nhu cầu ngô ở Ấn Độ dự báo sẽ cần 30 triệu tấn vào năm 2021, 40 triệu tấn vào năm 2030.

Sản xuất khoai tây trên thế giới

Khoai tây là cây lương thực quan trọng thứ tư sau lúa mì, ngô, lúa nước. Chính vì vậy cây khoai tây hiện nay trồng rất rộng rãi trên thế giới và phát triển mạnh ở châu Âu, châu Á. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn từ 7 đến 65 tấn/ha. Tính đến năm 2014 hàng năm trên thế giới sản xuất được khoai tây với diện tích 18,89 triệu/ha, sản lượng đạt 320,98 triệu tấn (Zhou et al., 2015) bằng 60-70% tổng sản lượng lúa hay lúa mì.

Bảng 2.3. Diện tích và năng suất của khoai tây năm 2000-2005

Năm Diện tích (Triệu/ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 2010 19,94 16,45 328,01 2011 19,65 15,92 312,35 2012 19,06 16,88 321,73 2013 18,94 16,80 318,19 2014 19,13 17,19 328,84 2015 18,89 16,98 320,98

Nguồn: Zhou et al. (2015)

Diện tích khoai tây trên thế giới những năm gần dây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2010 có 19,94 triệu ha, năm 2013 toàn thế giới trồng được 18, 94 ha, giảm 1 triệu ha. Năm 2014 diện tích khoai tây tăng lên 0,19 triệu ha so với năm 2013

nhưng vẫn ít hơn 0,81 triệu ha so với năm 2010. Năm 2014, giảm 0,37 triệu so với năm 2013, giảm 1,37 triệu so với năm 2010. Về năng suất, năm 2011 năng suất khoai tây trung bình của thế giới đạt 15,92 tấn/ha, giảm 0,53 tấn so với năm 2010. Nhưng từ năm 2011 đến nay năng suất không ngừng tăng lên, năm 2014 năng suất khoai tây đạt 17,19 tấn/ha tăng 0,74 tấn/ha so với năm 2010, tăng 1,27 tấn so với năm 2011. Sự tăng lên về năng suất không chênh lệch nhiều nên sản lượng khoai tây một vài năm về đây dao động không nhiều lắm. Năm 2014 sản lượng đạt cao nhất 328,19 triệu tấn tăng 0,83 triệu tấn so với năm 2010. Năm 2015 do diện tích và năng suất có sự giảm sút nên sản lượng chỉ đạt 320,98 triệu tấn, thấp hơn 7,86 triệu tấn so với năm 2014.

Thực trạng phế phụ phẩm sau sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Theo cục thông tin KH và CN Quốc gia, 2013 theo ước tính của FAO, mỗi năm có khoảng 3 tỉ tấn phế thải nông nghiệp phát sinh trên phạm vi toàn thế giới, trong đó các phế thải từ cây lúa chiếm một sản lượng lớn nhất tới 863 triệu tấn. Phế thải từ cây lúa mỳ và ngô tương ứng 754 và 591 triệu tấn. Mỹ: bang Califorlia là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất nước Mỹ, trong đó 95% lúa được trồng ở thung lũng Sacramento. Với khoảng 500.000 mẫu đất trồng lúa, hàng năm khu vực này sinh ra trên 1 triệu tấn rơm rạ. Sau khi thu hoạch rơm thường được đốt ngoài đồng sau đó được cày trộn với đất.

b. Tình hình sản xuất cây trồng nông nghiệp ở việt nam Sản xuất lúa ở Việt Nam

Trong tài liệu của Huỳnh Xuân Phong và cs. (2019) có ghi FAO ước tính, sản lượng lúa của Việt Nam năm 2019 đạt 43,6 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2018. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Năm 2019, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quả thu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bị trễ có thể duy trì mức giá lúa ở mức cao.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về sản xuất lúa gạo Việt Nam năm 2019 do cần theo dõi thêm liệu quỹ đạo giảm sản lượng có tiếp diễn trong

vụ 3, xét đến định hướng của chính phủ muốn chuyển đổi 800.000ha đất lúa sang các mục đích khác đến năm 2020. Nhìn chung, FAO dự báo Việt Nam sẽ thu hoạch 44 triệu tấn lúa, tương đương 28,6 triệu tấn gạo trong năm 2019, tăng 1% so với sản lượng năm 2018.

Sản xuất ngô ở Việt Nam

Phạm Châu Thùy và cs. (2018) cho biết, sản xuất ngô trong năm 2018 đạt 1.112.000 ha với năng suất bình quân 46,06 tạ/ha và tổng sản lượng 4,620 triệu tấn, trong năm 2019 sản lượng ngô đạt 4,97 triệu tấn, và trong năm 2020 ước tính sẽ đạt tới 5,2 triệu tấn. Hiện nay, sản lượng ngô của Việt Nam đạt 62% so với mục tiêu vào năm 2019 và gần 50% so với mục tiêu vào năm 2020, nghĩa là sản xuất không đủ nhu cầu. Tình trạng cung không đủ cầu ngô ở Việt Nam còn kéo dài. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam năm 2018, nước ta phải nhập khẩu 2,19 triệu tấn ngô từ Ấn Độ, Brazil, Argentina, Campuchia, Lào và Thái Lan, tăng 35,6% về lượng và 34,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ngô tiếp tục đóng một vai trò ngày càng quan trọng, góp phần chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, phát triển an toàn, bền vững và đa dạng. Vì vậy, đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng giống, quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa, tưới tiêu để nâng tổng sản lượng ngô sản xuất tại Việt Nam.

Sản xuất khoai tây ở Việt Nam

Nguyễn Mậu Dũng (2012) cho biết, nhờ có giá trị về nhiều mặt mà khoai tây được trồng ở 130 nước trên thế giới từ 710 vĩ tuyến Bắc đến 400 vĩ tuyến Nam. Tuy nhiên do trình độ sản xuất, trình độ khoa học công nghệ và trình độ thâm canh rất khác nhau giữa các nước trồng khoai tây nên năng suất rất chênh lệch. Theo thống kê của FAO tính đến năm 2012 năng suất của các nước trồng khoai tây đạt từ 4-42 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 300 triệu tấn, chiếm khoảng 60-70% sản lượng lúa hoặc lúa mì và chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cây có củ.

Về diện tích khoai tây: đứng đầu là Cộng hòa Liên Bang Nga (3,5 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc ( 3,4 triệu ha), Ba lan và Ucraina (1,5 triệu ha). Ấn Độ là nước đứng thứ 6 với diện tích (1 triệu ha). Các quốc gia còn lại có diện tích

trồng khoai tây dưới 1 triệu ha.

Về năng suất: tùy theo mức độ thâm canh và trình độ sản xuất mà năng suất của các nước lao động rất lớn, từ 4-42 tấn/ha.

Năng suất khoai tây cao thường tập trung ở các nước công nghiệp tiên tiến điển hình là các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch…Năng suất đạt từ 35-42 tấn. Các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ đạt năng suất bình quân từ 31-36 tấn/ha. Ở các quốc gia đang phát triển, năng suất khoai tây bình quân chỉ dao động xung quanh 10 tấn/ha.

Về sản lượng Trung Quốc có sản lượng trên 40 triệu tấn mỗi năm. Là nước đứng đầu thế giới về sản lượng khoai tây, thứ hai là Ba Lan (24 triệu tấn), tiếp theo là Mỹ khoảng 20 triệu tấn và Ấn Độ xung quanh 17 triệu tấn.

 Thực trạng phế phụ phẩm sau sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam là một nước với nền kinh tế chủ yếu thu từ sản xuất nông

nghiệp với rất nhiều loại cây trồng với diện tích và sản lượng rất lớn, cùng với đó là lượng phế phụ phẩm lớn phát sinh.

Bảng 2.4. Số lượng phế phụ phẩm ở Việt Nam

STT Tên phế phụ phẩm Diện tích (triệu ha/năm) Khối lượng PPP (triệu tấn chất khô/năm) 1 Rơm rạ 7,5 25,0 2 Cây Ngô 0,65 2,0 3 Dây lạc 0,27 0,48 4 Dây lang 0,26 0,24 5 Ngọn sắn 0,23 0,29 6 Lá mía 0,28 0,42 Tổng cộng 28,43 Nguồn: Tổng cục thống kê (2018)

25 triệu tấn chất khô/năm. Trước đây, bà con nông dân thường mang phế thải nông nghiệp sau khi thu hoạch (rơm, rạ, lõi ngô…) để đun nấu, làm thức ăn cho trâu, bò… Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ngày một tăng nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, người dân không cần đến rơm rạ đun nấu, trong khi họ cần giải phóng ruộng để chuẩn bị cho vụ sau, giải pháp đốt rơm, rạ trên đồng ruộng là sự lựa chọn phổ biến của bà con nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 35)