Chế độ chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 63)

a. Chế độ chăm sóc của người dân

* Chế độ tưới nước

Nước tưới chủ yếu được lấy từ nước của hợp tác xã bơm phân bố cho các ruộng trên địa bàn huyện thông qua hệ thống kênh mương. Hệ thống kênh mương tưới tiêu và công trình thủy lợi nội đồng được bố trí:

Tưới tiêu và canh tác độc lập. Chủ ruộng thực hiện việc tưới tiêu, canh tác trên thửa ruộng của họ mà không làm cản trở việc canh tác trên các thửa ruộng liền kề. Kênh tưới và kênh tiêu nội đồng cần bố trí độc lập, tách biệt và ruộng của hộ/nhóm hộ nào cũng có kênh tưới để lấy nước vào và kênh tiêu để tiêu nước ra. Bờ tưới, tiêu cao và chặt không để nước rò rỉ từ kênh tưới vào ruộng và ruộng của hộ này không ảnh hưởng đến ruộng của hộ khác. Phía bờ tưới xây dựng cửa van điều tiết nước. Phía bờ tiêu là một cửa van hoặc ống tiêu cao 3 cm để tiêu nước khi trời mưa, nhằm duy trì mực nước trên ruộng 3 cm và dùng để tháo cạn nước trên ruộng khi lộ ruộng

+ Quản lý nước trên ruộng (thời kỳ không có mưa): Thời kỳ cấy: Duy trì mực nước 1-2cm trên ruộng

Thời kỳ từ cấy - kết thúc đẻ nhánh duy trì mực nước từ 0-3cm (tương ứng với thời gian giữa các đợt tưới là 8 ngày đối với vụ Xuân và 4 ngày đối với Vụ Mùa)

Thời kỳ kết thúc đẻ nhánh: để khô 7-10 ngày

Thời kỳ đứng cái-chín đỏ đuôi: duy trì mực nước trên ruộng từ 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng đến 3cm (tương ứng với thời gian giữa các đợt tưới là 14 ngày đối với vụ Xuân và 14 ngày đối với Vụ Mùa)

Các nông hộ chủ động trong việc lấy nước vào ruộng, tháo nước cho cây lúa, và nước cho các cây rau màu khác. Hợp tác xã và phòng nông nghiệp huyện có các chính sách quản lý phù hợp.

* Chế độ bón phân cho cây trồng

Theo kinh nghiệm của người dân để cây trồng sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao cần sử dụng phân tổng hợp NPK chuyên dùng. Các giai đoạn bón phân cho lúa như sau:

- Bón lót: Sử dụng phân bón để bón cho cây trước khi gieo trồng nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng khoáng giúp cây mọc mầm, rễ phát triển mạnh.

- Bón thúc lần 1: Bón phân sau gieo trồng 7-10 ngày để thúc cây đẻ nhánh khỏe - Bón thúc lần 2: Bón vào giai đoạn 30-35 ngày sau khi gieo trồng giúp bổ sung đạm hoặc kali giúp cây trồng phát triển cân đối.

Sau đây là chế độ bón phân chi tiết cho các loại cây trồng chính:

Bảng 4.3. Chế độ bón phân của người dân 2018

Loại cây trồng Loại phân Lượng dùng (kg/ha/vụ) Chi phí (triệu đồng) Lúa Đạm Ure 200 - 250 1,5 - 1,75 Lân super 300 - 350 0,7 - 0,85 Kali 80 - 100 0,5- 0,66 Ngô Đạm Ure 280 - 320 2,0 - 2,2 Lân super 380 - 430 0,86 - 1,06 Kali 150 - 200 0,98 - 1,3 Khoai tây Đạm Ure 200 - 240 1,5 - 1,72 Lân super 280 - 330 0,68 - 0,8 Kali 80 - 100 0,55 - 0,66

Nguồn: Phiếu điều tra (2018)

Từ bảng 4.3 thấy hầu hết người dân đều không sử dụng phân hữu cơ mà sử dụng phân hóa học để bón cho cây trồng. Các loại phân hóa học đều được người dân sử dụng theo khuyến cáo của hợp tác xã đưa ra, tuy nhiên với giá phân bón hóa học ngày càng cao, mỗi vụ người dân tiêu tốn hàng triệu đồng cho việc mua phân bón nên đôi khi lợi nhuận đem lại từ nông nghiệp lại không cao. Không chỉ

thế, lượng chất dinh dưỡng cây lấy từ đất là khác nhau nên lượng phân bón bổ sung đôi khi không hợp lý dẫn đến ô nhiễm môi trường.

* Thuốc BVTV

Ngoài sử dụng phân bón hóa học để làm tăng năng suất của cây trồng thì người dân còn phải nhờ tới sự hỗ trợ của các loại thuốc BVTV như thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ và một số loại thuốc kích thích tăng trưởng.

Theo như thống kê của hợp tác xã nông nghiệp huyện Yên Phong cho biết thì hầu hết 100% người dân trong xã sử dụng thuốc BVTV, trong đó có thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ và một số loại thuốc kích thích tăng trưởng. Qua tìm hiểu thực tế ta biết được mỗi vụ lúa người dân sẽ sử dụng thuốc BVTV 2-3 lượt/vụ. Loại thuốc chủ yếu sử dụng là thuốc trừ sâu bệnh hại , thuốc trừ sâu đục thân, ngoài ra còn sử dụng thêm thuốc diệt cỏ. Tùy theo sâu bệnh mà người dân sử dụng các loại thuốc và liều lượng thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 63)