Phương pháp xác định hệ số phát sinh phế phụ phẩm bằng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

Lượng phế phụ phẩm phát sinh được ước tính như sau:

Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát tiến hành chọn ruộng canh tác các giống phổ biến nhất trong vùng theo phương pháp ngẫu nhiên.

* Phương pháp:

Hình 3.1. Tiến hành lấy mẫu trên ruộng lúa

Hình 3.2. Tiến hành lấy mẫu trên ruộng ngô/ khoai

- Mỗi ruộng chọn 01 ô (10m x 10m) 100m2, dùng cọc tre đóng cọc khoanh ô để tiến hành thu toàn bộ rơm rạ (rơm rạ trong nghiên cứu này là phần sinh khối của cây lúa từ gốc trở lên, không bao gồm phần rễ)/ toàn bộ thân, lá ngô/ thân và lá khoai. Sau khi xác định trọng lượng tươi đem sấy ở 1050C xác định trọng lượng khô. Sau khi xác định trọng lượng tươi bằng cách cân trực tiếp trên đồng ruộng, toàn bộ mẫu được đưa về phòng thí nghiệm khoa Môi trường để xác định trọng lượng khô sau khi sấy. Kết quả thực nghiệm lặp lại 5 lần được thể hiện trong bảng.

* Tỷ lệ phế phụ phẩm

Tỷ lệ rơm rạ/lúa và phế phụ phẩm ngô/ khoai được tính theo công thức:

R = ℎ - R: tỷ lệ

- Wr: trọng lượng khô phế phụ phẩm (kg) - Wh: trọng lượng khô của tăng sinh khối (kg)

Sau khi thu hoạch ta xác định trọng lượng khô phế phụ phẩm ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi trong 3-4 giờ. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 2, 3, 4 giờ sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì đó chính là trọng lượng khô phế phụ phẩm. Trọng lượng khô của tăng sinh khối bằng cách sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 700C trong khoảng thời gian từ 6-8h. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 2, 4, 6 và 8h sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu. Cây trồng khác, ước tính lượng phát thải áp dụng theo công thức (1), trong đó phụ phẩm được tính bằng lượng bỏ đi. Ước tính lượng phế phụ phẩm phát sinh được tính trên đơn vị hecta (tạ/ha).

*Lượng phế phụ phẩm rơm, rạ/ ngô/ khoai phát sinh sau thu hoạch

Lượng phế phụ phẩm rơm, rạ/ ngô/ khoai phát sinh = Sản lượng rơm, rạ/ ngô/ khoai * Tỷ lệ phế phụ phẩm rơm, rạ/ ngô/ khoai

Tính lượng phát thải phế phụ phẩm Pt = Diện tích * R

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)