Đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol từ phụ phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 80)

Từ kết quả nghiên cứu thực tế và lượng phế phụ phẩm ước tính tại huyện Yên Phong có được kết quả trong bảng 4.13:

Theo số liệu bảng 4.13 thấy được tổng lượng ethanol ước tính thu được là rất lớn 116,1 x103 kg năm 2018 tương đương với 0,12 triệu lít ethanol. Trong đó lượng ethanol thu được từ rơm rạ lớn nhất gấp 122 lần so với thân ngô. Do lượng phế phụ phẩm từ lúa là lớn nhất nên lượng ethanol được tạo thành cũng là lớn nhất. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học pha vào xăng dầu sẽ góp phần giúp cải thiện tinh trạng ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu việc tạo các loại khí thải có

trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và CO2. Ngoài ra, việc phát triển vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất ethanol (sắn, mía, tảo…) còn góp phần tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn.

Bảng 4.13. Ước tính lượng ethanol được tạo thành từ phế phụ phẩm huyện Yên Phong năm 2018

STT

Loại phế phụ phẩm

(1 kg)

Lượng ethanol tạo thành trong điều kiện yếm khí (x10-3 kg) Tổng lượng phế phụ phẩm ước tính (x103 kg) Diện tích (ha) Tổng lượng ethanol tạo thành ước tính (x103 kg) 1 Rơm rạ 14,5 9.050 5144,41 113,23 2 Thân ngô 16,7 20 13,5 0,33 3 Thân, củ khoai 15,9 160 92,1 2,54 4 Tổng 9230 5250,01 116,1

Tuy nhiên do còn nhiều vấn đề nên các nghiên cứu để chuyển đổi thành ethanol và biện pháp quản lý, sử dụng nguồn phế phụ phẩm, ethanol sau khi thu được chưa hiệu quả. So sánh kết quả thực nghiệm với các kết quả nghiên cứu trước cho thấy thấp hơn: lượng cồn từ phế phụ phẩm của lúa thấp hơn 7,84 lần so với Trần Diệu Lý (2008); lượng cồn từ phế phụ phẩm của ngô thấp hơn 4,71 lần so với Nguyễn Thị Hằng Nga (2013). Do đó, địa phương cần thực hiện nhiều biện pháp thu gom, phân loại và áp dụng các nghiên cứu đã nêu trên để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu gom, xử lý và tạo thành ethanol từ các phế phụ phẩm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 80)