Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 52)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý.

Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng. Diện tích tự nhiên của huyện là 9.686,15 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn (thị trấn Chờ) và 13 xã (Yên Trung, Long Châu, Văn Môn, Dũng Liệt, Thụy Hòa, Hòa Tiến, Đông Thọ, Đông Tiến, Trung Nghĩa, Yên Phụ, Tam Giang, Tam Đa và Đông Phong). Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 21o08’45” đến 21o14’30” độ Vĩ Bắc, từ 105o04’30” đến 106o04’15” độ Kinh Đông, giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hòa và Việt Yên – Bắc Giang. - Phía Nam giáp huyện Từ Sơn, Tiên Du.

- Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh.

- Phía Tây giáp huyện Đông Anh và Sóc Sơn – Hà Nội.

Khu vực thực hiện đề tài nằm phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với KCN Yên Phong.

* Địa hình

Huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, cho nên địa hình toàn huyện Yên Phong tương đối bằng phẳng. Tất cả diện tích đất trong huyện có độ dốc dưới 3 độ. Địa hình có xu thế dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình trong toàn huyện so với mặt nước biển là 4,5m. Cánh đồng cao nhất thuộc xã Yên Phụ so với mặt nước biển cao 7m. Cánh đồng thấp nhất thuộc thôn Đại Chu xã Long Châu cao 2,5 m so với mặt nước biển. Khu vực xung quanh huyện đều có sông do đó vào mùa mưa mực nước sông cao hơn mặt ruộng, dễ bị ngập úng (nếu hệ thống tưới tiêu không tốt). Địa hình của huyện được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: sông Cầu bao phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê bao phía Nam. Nhìn chung địa bàn của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, kiến thiết đồng ruộng tạo ra

những vùng chuyên canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên địa hình bậc thang, cao thấp xen kẽ đã gây ra không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

* Đất đai, thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 9.686,15 ha trong đó có 2 nhóm đất với 8 loại đất. Quy mô phân bố và đặc điểm của các loại đất như sau:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Thái Bình (Pb) Diện tích 464,9 ha, chiếm 4,2% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các bãi bồi ven sông Cầu, ở địa hình cao và vàn cao. Diện tích đất tập trung ở các xã Tam Đa, Tam Giang, Hòa Tiến, Đông Tiến, Dũng Liệt. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ). Đây là đất chua độ pH = 4,5-5,5, Kali dễ tiêu từ 8-10 mg/100g đất, lân tổng số từ 0.03-0.04%, lân dễ tiêu từ 4,7-7,1 mg/100g đất. Đất nghèo lân, các chất dinh dưỡng khác từ trung bình đến khá.

- Đất phù sa không được bồi (P)

Diện tích 365,37 ha chiếm 3,3% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các xã Hòa Tiến, Hòa Long, Tam Giang, Dũng Liệt, Đông Phong, Trung Nghĩa. Đất có địa hình vàn cao. Thành phần cơ giới là thịt nhẹ, khu vực trồng lúa là đất thịt trung bình, đất chua pH 4-4,5, hàm lượng Cacbon tổng số tầng canh tác 1,52%. Kali tổng số và kali dễ tiêu cao, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo.

- Đất phù sa Glây (Pg)

Diện tích 4476,8 ha chiếm 40% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Các xã có diện tích lớn nhất là Tam Giang, Long Châu, Yên Trung, Tam Đa và Dũng Liệt. Đất có địa hình vàn, vàn thấp và trũng. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Đất rất chua pH 4-4,5, Cacbon tổng số 1,5-2%, kali tổng số và kali dễ tiêu cao. Lân tổng số dễ tiêu nghèo.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)

Diện tích 853,23 ha, chiếm 9,2% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên đất vàn, vàn cao thuộc các xã Hòa Tiến, Tam Giang, Văn Môn, Thụy Hòa. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Đất chua pH 4-4,5, tầng canh tác có kali tổng số từ 0,1-0,13%, kali dễ tiêu từ 7-12 mg/100g đất. Lân dễ tiêu và lân tổng số đều nghèo, cacbon tổng số là 2%. Các chất dinh dưỡng đối với cây trồng đều nghèo đến trung bình.

- Đất phù sa úng nước (Pj)

Diện tích 993,93 ha chiếm 8,8% so với diện tích tự nhiên. Phân bố ở các vùng đất trũng Yên Trung, Tam Đa, Thụy Hòa và Trung Nghĩa. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến đất sét. Hàm lượng mùn khá, cacbon tổng số 2-3,5%, đất rất chua pH 3,5-4%, kali tổng số 0,7-1,2%, kali dễ tiêu khoảng 613mg/100g đất. Hàm lượng lân rất thấp.

Đất bạc màu (B)

Diện tích 1980,2 ha chiếm 17,7% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở đất có địa hình vàn, vàn cao và hầu hết các xã trong huyện nhưng nhiều nhất ở Văn Môn, Đông Thọ, Thụy Hòa. Đất bạc màu được hình thành trên đất phù sa cổ do canh tác cây ngắn ngày trong hàng ngàn năm, tầng đất canh tác bị rửa trôi theo cả chiều sâu. Nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, từ cát pha đến thịt nhẹ. Cacbon tổng số từ 0,8-1,2%, kali tổng số rất ngheo từ 0,01-0,05%, kali dễ tiêu 8- 10mg/100g đất, lân tổng số 0,05-0,08%, lân dễ tiêu từ 1-1,8mg/100g đất, đất chua pH 4-4,4, các loại chất dinh dưỡng đều nghèo.

Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)

Diện tích 1,2 ha nằm một phần nhỏ trên xã Yên Trung. Độ dốc cấp I (0-3), tầng dày từ 0,5-1m, thành phần cơ giới trung bình, đất chua, thành phần dinh dưỡng trung bình.

Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)

Diện tích 15,2 ha thuộc xã Tam Đa. Độ dốc cấp II và III (5-15). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua pH 4,5-5, hàm lượng cacbon tổng số 1-1,4%, kali tổng số 0,2-0,3%, kali dễ tiêu 5-8 mg/100g đất, lân tổng số 0,05-0,1%, lân dễ tiêu 1-2 mg/100g đất. Tất cả các chất dinh dưỡng đều nghèo.

Nhóm đất bạc màu

Nhóm đất này chỉ có đất xám màu trên phù sa cổ, diện tích là 1980,2 ha. Đất này nằm ở bậc thềm cao, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng và là đất chua. Hiện tại phần lớn đất trồng 2 vụ lùa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu, một số khác trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Khi đầu tư thâm canh thì đây là loại đất có khả năng tăng vụ lớn nhất.

Nhóm đất này có diện tích nhỏ 15,2 ha. Đất tầng mỏng ít chất hữu cơ, không phù hợp để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Đất đai thuộc huyện Yên Phong phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây trồng ngắn ngày. Đất phù sa úng nước và đất đỏ vàng là không phù hợp sản xuất nông nghiệp. Các loại đất khác đều có điều kiện thuận lợi để thâm canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, và tăng diện tích cây vụ Đông. Khi có biện pháp cải tạo đất tốt, chế độ canh tác hợp lý, kết hợp biện pháp thủy lợi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Khí hậu.

Huyện Yên Phong thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11-3, mùa hè từ tháng 4-10. Đặc trưng thời tiết là nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23 - 270C. Độ ẩm không khí vào các tháng mùa mưa có thể đạt 80~90%. Các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70~80%. Số giờ nắng trung bình khoảng từ 1400 đến 1700 giờ. Khả năng bốc hơi tương đối cao, trung bình nhiều năm từ 950 đến 990 mm/năm. Hướng gió thịnh hành trong huyện mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa Đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5-2,5 m/s.

Lượng mưa trung bình theo mùa tại huyện Yên Phong:

+ Mùa mưa của huyện thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 năm sau. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm khoảng 83~86% tổng lượng mưa năm còn lại 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ từ 14~17% tổng lượng mưa năm.

+ Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm từ 35~38% tổng lượng mưa năm, lượng mưa tháng của các tháng này đều từ 200-300mm/tháng, số ngày mưa lên tới 15 – 20 ngày trong đó có tới 9-10 ngày có mưa dông với tổng lượng mưa đáng kể, thường gây úng. Hai tháng ít mưa nhất đó là tháng 12 và tháng 1, tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm 1,5-2,5% tổng lượng mưa năm, thậm chí có nhiều tháng không mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Lượng mưa năm trong huyện biến động không lớn, hệ số biến động mưa năm chỉ từ 0,19-0,24. Lượng mưa trung bình nhiều năm cũng tương đối đồng nhất với lượng mưa hàng năm, chỉ dao động quanh mức 1400mm/năm.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Yên Phong là huyện gần các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc, do đó rất phù hợp để phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa phân bố không đều trong trong năm, chế độ dòng chảy theo mùa nên tình trạng ngập úng vẫn xảy ra tại một số vùng trong huyện. Việc tiêu nước gặp nhiều khó khăn nên gây ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp và công nghiệp.

Về phát triển nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng 5277,06 ha, diện tích lúa là 5144,41 ha (trong đó, 72,4 % diện tích là lúa năng suất cao và lúa chất lượng cao); năng suất bình quân 60,2 tạ/ha. Tổng sản lượng thóc đạt 54.926,5 tấn, giảm 7,5 % so với năm 2017. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt 99,7 triệu đồng (giá hiện hành).

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2018 ước đạt 14.366,553 tỷ đồng (giá hiện hành); tăng 7,5 % so với năm 2017. Trong đó: tổng sản phẩm GDP địa phương ước đạt 4.034,183 tỷ đồng (giá hiện hành); tăng 8,5 % so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế: khu vực nông nghiệp 684,994 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17 %; tăng 0,5 % so với năm 2017); khu vực CN-XD 1.746,85 tỷ đồng (chiếm 43,3 %; tăng 6,4 % so với năm 2017); khu vực dịch vụ 1.602,339 tỷ đồng (chiếm 39,7 %; tăng 14,8 % so với năm 2017). Thu ngân sách địa phương ước đạt 764.595 triệu đồng, đạt 142 % DT năm. Thu nhập bình quân ước đạt 50,6 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tăng 2,25 triệu đồng (4,6 %) so với năm 2017.

Số hộ nghèo là 877 hộ (tỷ lệ 2,29 %); số hộ cận nghèo là 947 hộ (tỷ lệ 2,47 %) theo tiêu chí mới giai đoạn 2017-2021. Có 54/76 làng, khu phố văn hoá (tỷ lệ 72 %); 95 % cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu công sở văn hoá; có 90 % gia đình văn hoá; 44/48 trường đạt chuẩn quốc gia. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng.

4.1.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

Huyện Yên Phong có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu thương mại. Tiềm năng về thị trường hàng hóa và dịch vụ của huyện là rất lớn. Là địa bàn cận kề với thủ đô Hà Nội và các khu công

nghiệp nên có lợi thế về thị trường tiêu thụ nông sản đặc biệt là các loại nông sản, thực phẩm sạch.

Với nhiều nguồn vốn đầu tư, hiện nay huyện Yên Phong đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở trong tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao và ổn định. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào, diện tích đất lớn, lợi thế về điều kiện thủy văn, sông ngòi, huyện đã thực hiện triển khai các mô hình trồng trọt chuyển đồi từ nông nghiệp truyền thống sang hướng nông nghiệp hữu cơ, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

* Khó khăn

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao gây áp lực việc làm, và thu nhập cho một bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn. Lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới gặp khó khăn. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường

4.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN YÊN PHONG 4.2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Phong 4.2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Phong

Yên Phong có diện tích tự nhiên là 112,5 km², là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bắc Ninh, dân số chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh. Đất thuộc khu vực huyện được chia thành 3 loại chính trình bày trong bảng sau:

Từ bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp 5654,31 ha chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của huyện (58,33%). Trong đó, đất để trồng lúa có diện tích lớn nhất chiếm tới 53,07%, đất nuôi trồng thủy sản 356,63 ha (chiếm 3,68%) và đất trồng cây lâu năm 19,46 ha chỉ chiếm một phần rất nhỏ 0,2%.

Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện Yên Phong 2018 (ha)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất 9693,08 100

1. Đất nông nghiệp 5654,31 58,33

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 5277,06 54,44

1.1.1. Đất trồng lúa 5144,41 53,07

1.1.2. Đất trồng ngô 13,5 0,14

1.1.3. Đất trồng khoai 92,1 0,95

1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 8,02 0,08

1.1.5 Đất trồng cây lâu năm 19,03 0,2

1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 356,63 3,68

1.3. Đất nông nghiệp khác 20,12 0,2

2. Đất phi nông nghiệp 3997,73 41,24

2.1. Đất ở 1179,04 12,16

2.2. Đất chuyên dùng 2209,86 22,80

2.2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan 34,00 0,35

2.2.1. Đất quốc phòng 6,31 0,07

2.2.2. Đất mục đích công cộng 1395,06 14,39

2.2.3. Đất phi nông nghiệp khác 774,49 7,99

3. Đất chưa sử dụng 41,04 0,43

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Yên Phong (2018)

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện Yên Phong 2018 (%)

Hình 4.1, cho thấy diện tích đất trồng lúa lớn nhất. Diện tích đất trồng lúa lớn nên lượng gieo trồng lớn và phế phụ phẩm từ việc sản xuất lúa cũng lớn nhất. Những phế phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây bắp, rơm rạ, bã mía, phụ phẩm xay xát, kho dầu, rỉ mật, xác mì, bã thơm… có thể chế biến làm thức ăn cho gia

súc có rất nhiều và cách chế biến cũng rất đơn giản, phổ biến như ủ rơm khô dạng cuộn với ure trong túi; ủ rơm tươi với ure theo phương pháp đóng bánh, ủ men trong trăn nuôi bò sữa… Tuy nhiên, người chăn nuôi chưa biết tận dụng và thiếu công nghệ kỹ thuật chế biến, gây lãng phí nguồn phụ phẩm và giảm thu nhập khi phải mua thực phẩm cho gia súc ăn vào lúc trái vụ.

4.2.2. Cơ cấu giống cây nông nghiệp chính của huyện Yên Phong

Huyện Yên Phong là nơi có ngành nông nghiệp phát triển nhất tỉnh Bắc Ninh. Cơ cấu cây trồng đa dạng và đạt năng suất cao. Hiện nay, Yên Phong đang tập trung phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ðẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới; phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; coi nông nghiệp CNC là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 52)