Xác định hệ số phát thải phế phụ phẩm của các cây trồng chính Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 64)

TRỒNG CHÍNH

4.3.1. Hiện trạng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp

Kết quả nghiên cứu các hình thức xử lý phế phụ phẩm cho thấy: bỏ tại ruộng là hình thức phổ biến được sử dụng chiếm đến 45%, sử dụng rơm rạ để đốt chiếm 35%, ủ phân compost chiếm 8%, sử dụng làm vật liệu trồng nấm 8% và làm thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm 4%.

35% 45% 8% 8% 4% Đốt Bỏ tại ruộng Làm nấm rơm Ủ phân compost Làm thức ăn chăn nuôi

Hiện nay ở Yên Phong, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa nên hầu hết các hộ nông dân khi thu hoạch đều sử dụng máy công nghiệp. Chính vì vậy, phế phụ phẩm không được tận dụng nhiều như trước nên hình thức xử lý phổ biến nhất của người dân là bỏ tại ruộng (chiếm 45%) và đốt bỏ (chiếm 35%). Người nông dân cho rằng đốt và bỏ tại ruộng là hình thức dễ thực hiện và sẽ tạo ra lượng phân bón tốt cho những vụ tiếp theo. Nhưng khi đốt các chất hữu cơ có trong rơm rạ do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng. Một số ít nông dân tận dụng để sử dụng vào các mục đích khác như ủ phân Compost để làm phân hữu cơ (chiếm 8%) và sử dụng phế phụ phẩm làm vật liệu trồng nấm rơm (chiếm 8%). Đây là một phương pháp hữu ích vừa đem lại nguồn thực phẩm dinh dưỡng lại vừa mang lại lợi ích về kinh tế, thu nhập cho người dân tại địa phương. Chăn nuôi ngày càng giảm nên sử dụng phế phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm 4% trong số các hình thức xử lý ở đây.

Theo VISTA (2010), những loại nông sản cho ra lượng phế phẩm nhiều, thường xuyên nhất là lúa, khóm, mía. Nhiều nơi, nông dân chỉ dùng lá mía, thân mía khô để lấp mương, ao hoặc tấn xuống dọc bờ kênh, mé sông. Làm như vậy vừa không phải tốn công thu gom mà người dân còn có thể kịp sạ lại vụ lúa liếp. Tại những vùng chuyên sản xuất lúa, sự xuất hiện của máy gặt đập liên hợp khiến lượng rơm thải ra sau thu hoạch chỉ còn bằng 1/2 so với trước. Nguyên nhân là khi thu hoạch, máy sẽ rải rơm đều theo luống trên ruộng, nên việc thu gom rất khó khăn. Rơm lại vụn, mất nhiều thời gian trong việc thu gom. Để thu gom hết lượng rơm này bằng thủ công, nông dân phải tốn thêm chi phí nhân công nên phần lớn rơm sau thu hoạch bằng máy đều được đốt bỏ hoặc cày vùi. Đây là những hình thức xử lý phế phụ phẩm không hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng thu hồi ethanol sinh học từ phế phj phẩm nông ngiệp tại huyện yên phong, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 64)