Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

* Thuận lợi

- Thành phố Bắc Ninh có vị trí địa lý, điều kiện giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tiềm năng du lịch, dịch vụ. Nền kinh tế của thành phố đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao; kinh tế dịch vụ đã đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố.

- Thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời cùng nhiều di tích lịch sử xếp hạng cấp quốc gia như: Đền Bà Chúa Kho, Đền Cùng Giếng Ngọc, quê hương của làn điệu dân ca quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế của thành phố.

- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, có ý thức hướng tới nền kinh tế sản xuất hàng hoá..., người dân cần cù, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết cao.

* Khó khăn

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá cao nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thành phố. Các ngành sản xuất công nghệ hiện đại, chưa được phát triển mạnh, chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển nhanh, bền vững.

- Việc phát triển kinh tế xã hội của các xã sáp nhập về Thành phố sao cho phù hợp với nhịp độ phát triển chung của Thành phố cũng là một trong những khó khăn cần sớm khắc phục.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật mới phát triển ở mức độ nhất định, vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Bắc Ninh nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ BẮC NINH 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2012 - 2016

Luật đất đai năm 2013 ra đời cùng với các văn bản liên quan được ban hành nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh và huyện đề ra. Tình hình đó được thể hiện ở các mặt sau:

4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, thành phố đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đến toàn thể nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành có liên quan của Tỉnh; sự chỉ đạo kịp thời của Thường trực Thành uỷ, sự giám sát của HĐND thành phố, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng kể và dần đi vào nề nếp. Khối lượng công việc liên quan đến đất đai lớn, tăng nhiều so với các năm trước nhưng hầu hết các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra từ đầu năm đều được triển khai thực hiện nghiêm túc. Các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã có nhiều cố gắng, các nhiệm vụ chính trị quan trọng được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả như: cải cách thủ tục hành chính liên quan đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, lập hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giúp cơ sở thực hiện tốt các dự án dân cư dịch vụ…, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy định cụ thể, chi tiết của UBND tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai với gần 50 văn bản liên quan như giá đất, thẩm định cấp quyền sử dụng đất. Mở các lớp tuyên truyền, học tập văn bản pháp luật đất đai cho các cán bộ tạo nguồn nhằm không ngừng nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai cho cán bộ, đóng góp tích cực trong việc thực thi các nhiệm vụ của ngành.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Hiện nay, thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Bắc Ninh đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính của 19/19 xã, phường trong Thành phố, với 3 huyện giáp ranh trong tỉnh (Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ) và với huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang (bản đồ địa giới, sơ đồ vị trí các mốc, bản mô tả,...); đã được thống nhất rõ ràng, không có tranh chấp, xác định rõ trên bản đồ, thực hiện cột mốc địa giới hành chính trên thực địa và được mô tả chi tiết trong hồ sơ. Kết quả hồ sơ địa giới hành chính các cấp được bàn giao và giao nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật; các mốc

địa giới tồn tại trên thực địa, không xê dịch và được đo đạc thể hiện trên bản đồ địa chính.

4.2.1.3. Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trong giai đoạn 2012 - 2016, thành phố Bắc Ninh đã thực hiện đo vẽ, lập bản đồ địa chính cho 19 xã, phường theo tọa độ, độ cao của Nhà nước VN-2000, gồm các tỷ lệ 1/500 (với 1.546,49 ha); tỷ lệ 1/1.000 (1.679,40 ha); tỷ lệ 1/2.000 (5.038.17 ha). Trong đó, 5/19 xã, phường đã đo chỉnh lý biến động bản đồ địa chính các khu vực có biến động lớn. Tổng diện tích của thành phố sau đo đạc là 8.264,06 ha đất tự nhiên. Việc đo đạc bản đồ địa chính theo tọa độ, độ cao nhà nước trên địa bàn thành phố đã hoàn thành với độ chính xác cao, đồng bộ đã đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai ở các cấp, nhất là phục vụ cho công tác thống kê và kiểm kê đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Năm 2012, đã hoàn thành việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Bắc Ninh tỉ lệ 1/10.000, được xây dựng trên nền bản đồ hiện trạng quyền sử dụng đất năm 2010 của thành phố.

Đã hoàn thành việc lập bản đồ hiện trạng quyền sử dụng đất thành phố Bắc Ninh năm 2015 với tỷ lệ 1/10.000, trên cơ sở bản đồ hiện trạng cấp xã năm 2015 theo quy định của thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

4.2.1.4. Công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thành phố và 19/19 phường, xã. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được tăng cường và giữ vai trò quan trọng, đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nắm chắc quỹ đất đai, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng đã giúp cho Thành phố chủ động phân bổ quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, tạo quỹ đất để đưa ra đấu giá công khai, góp phần tăng thu ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.2.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất, công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản, đáp ứng yêu cầu của người dân. Trong giai đoạn 2012- 2016, tổng diện tích đất đã giao và cho thuê theo các đối tượng sử dụng trên địa bàn thành phố là: 7.307,87 ha, chiếm 88,43% diện tích tự nhiên (diện tích còn lại 956,19 ha thuộc diện được giao theo đối tượng quản lý).

4.2.1.6. Công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp GCN QSDĐ

Thành phố đã lập hồ sơ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: sổ mục kê, sổ đăng ký, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động, được lập theo mẫu cũ (trước Thông tư 29/2004/TT-BTNMT), lập theo mẫu mới (theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT), được lưu trữ đồng bộ ở cả thành phố và tại cấp xã. Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã có 19/19 xã, phường lập sổ địa chính cho các thửa đất đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý thường xuyên các biến động đất đai và đã được tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố, thông tin thửa đất vào sổ địa chính dạng giấy.

Nhìn chung, công tác xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân tương đối thuận lợi, nhất là đối với các dự án giao đất ở theo quy hoạch. Các chủ sử dụng đất chấp hành nghiêm việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đến nay việc đo đạc, lập bản đồ địa chính tương đối đồng bộ, đầy đủ. Khó khăn lớn nhất là việc giải quyết cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đất lấn chiếm, đất cấp sai thẩm quyền từ 15-10-1993 đến trước 1-7-2004. Các trường hợp này cần phải hoàn thiện rất nhiều thủ tục trong khi đó, những hộ dân có đất lấn chiếm, đất sử dụng dôi dư thường không tự giác chấp hành nghĩa vụ tài chính.

Đối với đất cấp trái phép, UBND xã đã thu tiền sử dụng đất từ trước đó và đã sử dụng vào mục đích công cộng. Đến nay, người dân cần nộp tiền cơ sở hạ tầng mới có thể tiến hành cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vướng mắc về giá. Nếu thu theo thời giá hiện tại thì dân không chấp nhận nhưng thu theo giá thời điểm cấp đất thì không đủ để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho dự án. Thành phố đã và đang có nhiều giải pháp tích cực như hoàn thiện, bổ sung quy hoạch; rà soát, chỉ đạo cơ sở họp dân thống nhất về mức thu tiền hợp lý để có thể tiến hành thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm quyền lợi cho nhân dân. Thành phố tập trung thực hiện để cấp cho khoảng 20.216 GCN, trong đó phấn đấu hoàn thành 100% cho các hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở

tại các dự án đất ở, đất dân cư dịch vụ, đất ở trúng đấu giá; hoàn thiện hồ sơ và xử lý khoảng 500 lô đất giao trái thẩm quyền trước năm 2004 tại xã Nam Sơn và phường Khắc Niệm; triển khai kế hoạch thực hiện để cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân có diện tích nhỏ, lẻ, dôi dư trong quá trình sử dụng đất; lập hồ sơ kê khai đăng ký cho các trường hợp sử dụng đất ổn định trước năm 1993.

Trong giai đoạn tới khối lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải cấp cho các loại đất trên địa bàn thành phố là khá lớn, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở và đất cho các tổ chức. Đồng thời do có sự biến động lớn về chủ sử dụng cũng như sự thay đổi về hệ thống sổ sách nên việc đăng ký biến động đất đai còn nhiều khó khăn, chưa cập nhật và chỉnh lý đồng bộ theo hệ thống.

4.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai hàng năm và thực hiện tổng kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm trên địa bàn Thành phố được triển khai khá tốt và đồng bộ. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (Sở Địa chính trước đây), thành phố đã tiến hành tốt các kỳ tổng kiểm kê đất đai năm 1995 theo Chỉ thị số 382/CT/ĐC ngày 31/03/1995 của Tổng cục Địa chính; kiểm kê đất đai năm 2000 theo Chỉ thị số 24/1999/CT- TTg ngày 18/8/1999; kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004; kiểm kê đất đai năm 2010 theo thỉ thị số 618/2009/CT-TTg ngày 15/5/2009; kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Đã hoàn thành đúng tiến độ kỳ tổng kiểm kê và thống kê hàng năm năm 2015 theo đúng quy định đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung, thời gian và chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch 2335/KH-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo chỉ thị số 21/CT- Ttg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ (Phòng TN và MT thành phố Bắc Ninh, 2016).

4.2.1.8. Công tác tài chính về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS

trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản được thực hiện theo quy định và ngày càng đi vào nề nếp đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng đất. Cơ chế quy định đã thể hiện quan điểm mở rộng việc sử dụng đất cho các đối tượng và nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài tiếp cận đất đai dễ dàng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuận lợi; đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư thông qua quy định các điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư.

Những quy định về cơ chế tài chính đất đai liên quan trực tiếp trong giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đất vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, vừa tăng cường việc sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tăng cường sự chủ động của Nhà nước điều tiết nguồn cung về đất đai ra thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời khai thác các nguồn thu từ đất đai theo cơ chế thị trường một cách hiệu quả lâu dài bền vững và phát huy nguồn lực từ đất đai phục vụ cả phát triển kinh tế và xã hội.

Các đơn vị đang hoạt động về tư vấn dịch vụ quản lý tài sản và bất động sản, hoạt động cung cấp thông tin về đất đai, thực hiện quản lý đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất đã đi vào hoạt động. Thị trường quyền sử dụng đất ngày càng diễn ra sôi động, đặc biệt là thị trường đất ở và đất phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào quá trình hoạt động của thị trường bất động sản, vốn tài nguyên quý giá và là nguồn nội lực của địa phương. Các nhu cầu sử dụng đất trong thị trường luôn được đáp ứng kịp thời, đảm bảo sự bình ổn giá đất trong thị trường như việc thực hiện quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trong việc tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; quy định giá đất, giá thuê đất, giá tài sản, hoa màu và vật kiến trúc trên đất; quản lý giá đối với các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 54)