Đổi mới công nghệ xử lý CTNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 urenco 10, hà nội (Trang 67)

Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, lượng chất thải nguy hại (CTNH) ngày càng gia tăng về cả lượng và chất. Trong số các công nghệ xử lý chất thải của Công ty, Vấn đề cần ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với Công ty Urenco 10 chính là sửa chữa và đầu tư hệ thống các trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ mới để xử lý CTNH lỏng được triệt để hơn. Hệ thống xử lý chất thải lỏng của Công ty với công suất quả nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu xử lý ngày một tăng. Bên cạnh đó công nghệ xử lý đã cũ, lạc hậu, các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác xử lý chất thải dùng lâu đã bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Một vấn đề cần khắc phục của hệ thống xử lý chất thải lỏng hiện nay đó là các trạm xử lý đặt rải rác, không tập trung chất thải lại một khu vực, tốn nhân công để vận hành và giám sát.

Công ty Cổ phần xử lý tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) là một công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý, tái chế chất thải nguy hại giống như Urenco10. Một điểm mới trong hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng phương pháp hóa lý của Công ty Hòa Bình mà Công ty Urenco 10 cần học hỏi đó là hệ thống xử lý được tập trung một khu vực, chất thải tập kết được gọn và tập trung, không tốn nhiều nhân công giám sát, vận hành. Hệ thống các bể chứa chất thải lớn, không để chất thải ở phuy hay téc nhiều, công suất xử lý lớn, không tồn lại nhiều chất thải.

Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng phương pháp hóa lý của Công ty Hòa Bình.

Chất thải đầu vào Hóa chất Bể hóa lý Bùn hoạt tính Lớp nước Bể SBR Javen Bể khử trùng Tháp lọc than hoạt tính Bể nén bùn Nước sau ép Bể lắng lamen Bể chứa nước sau lắng Tháp lọc sinh học Máy xục khí Máy xục khí

Bên cạnh công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp hóa lý, công nghệ hóa rắn chất thải của Công ty cũng cần có sự đổi mới. Bùn thải ngoài cách hóa rắn, phối trộn với nguyên liệu để sử dụng vào mục đích nội bộ, có thể sử dụng bùn thải, tro xỉ để đóng gạch block (gạch không nung).

Hình 4.11. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch không nung 4.3.2. Tăng cường áp dụng các công nghệ thu hồi, tái chế chất thải

Những công nghệ xử lý chất thải nguy hại có thể được Việt Nam áp dụng hiện nay như: đốt chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng, hóa rắn, tái chế dầu thải… Bên cạnh đó, công tác thu hồi, tài chế và sử dụng chất thải nguy hại việc vận dụng công nghệ xử lý chất thải của nước ta vẫn còn ít và lạc hậu, đa số sử dụng một công nghệ áp dụng cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở quy mô nhỏ, trong khi một số loại chất thải đặc thù cần những công nghệ xử lý riêng nhưng chưa được đáp ứng. Mặc dù những công nghệ xử lý chất thải nguy hiện nay có thể có một số ưu điểm nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường Việt Nam khá nghiêm trọng. Hiện nay trên Thế giới, các công nghệ xử lý CTNH đều đi theo xu hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

Tại Công ty Urenco10 hiện nay, các chất thải sau xử lý làm sạch sẽ được tái sử dụng vào nhiều công đoạn sản xuất khác nhau. Công ty Urenco 10 đã có dây chuyền chưng cất cồn thải và hệ thống lọc tách dầu nhưng máy móc thiết bị đã hư hỏng nên không sử dụng được. Hiện nay có nhiều phương pháp tái chế chất thải mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp và thân thiện môi trường hơn mà công ty có thể áp dụng. Có thể nói tới hệ thống dầu nhớt thải bằng kỹ thuật HV- Distillation đã được lắp đặt tại nhà máy tái chế Thanh tùng 2:

Hình 4.12. Quy trình tái chế dầu nhớt thải bằng kỹ thuật HV-Distillation

Quy trình công nghệ tái chế nhớt thải bằng kỹ thuật HV-Distillation bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau:

- Giai đoạn 1: Tách nước và tạp chất bằng phương pháp đông tụ

Dầu nhớt thải sau khi được thu gom về nhà máy sẽ được bơm vào bình phản ứng đông tụ và được gia nhiệt đến 80oC, tại đây sẽ diễn ra phản ứng đông tụ các tạp chất có trong dầu nhớt thải giúp cho quá trình phân tách xảy ra dễ dàng hơn.

Dầu nhớt thải sau khi phản ứng với hoá chất đông tụ sẽ được bơm vào các bình lắng hình trụ đứng để lắng tách các tạp chất như cặn và nước. Quá trình này diễn ra ít nhất trong 48 giờ.

- Giai đoạn 2: Chưng cất phân tách các phân đoạn nhẹ (xăng và diesel)

Sau khi được lắng tách các tạp chất, dầu thải được bơm vào thiết bị chưng cất và tiến hành chưng cất phân tách các phân đoạn nhẹ như xăng và diesel ở vùng nhiệt độ đến 280oC tại áp suất chân không khoảng 60-65 cmHg.

- Giai đoạn 3: Chưng cất chân không sâu để thu hồi dầu gốc

Kết thúc quá trình tách phân đoạn nhẹ, áp suất chân không sẽ được tăng lên mức 74-76 cmHg và nhiệt độ cũng được tăng dần đến khi đạt 360-370oC. Dầu gốc sẽ được thu hồi trong giai đoạn này là SN300 hoặc có thể phân tách thành hai loại SN150 và SN500 tuỳ thuộc vào mục đích của quá trình.

- Giai đoạn 4: Xử lý mùi và màu cho sản phẩm dầu gốc sau chưng cất

Sản phẩm dầu gốc sau khi thu hồi từ quá trình chưng cất thường có mùi và tính ổn định oxi hoá kém, do đó nó cần được khử mùi bằng kỹ thuật Stripping với hơi nước và nâng cao tính bền oxi hoá bằng cách lọc qua đất sét hoạt tính (bentonite). Sản phẩm dầu gốc sau khi xử lý được bơm vào bồn tồn trữ để xuất bán hay pha chế thành các sản phẩm dầu nhờn.

Hiện nay, còn một nguồn tài nguyên mà chưa được quan tâm và khai thác rộng rãi đó là chất thải điện tử. Theo Futurism, chỉ tính riêng năm 2016, cả thế giới đã vứt bỏ 44,7 triệu tấn thiết bị điện tử không còn khả năng sử dụng hoặc đơn giản là không còn được cần đến nữa. Số điện thoại, laptop, lò vi sóng và TV này gộp lại có thể tạo thành một toà tháp lớn gấp 4.500 lần tháp Eiffel, nhưng lại chỉ có 20% trong số đó được tái chế đúng cách. Số còn lại bị đốt bỏ, thải chất ô nhiễm vào bầu khí quyển, hoặc bị chôn vùi xuống đất ở một nơi xa nào đó và rò rỉ các hoá chất độc hại vào lòng đất và nguồn nước. Các thiết bị điện tử bỏ đi một mặt là rác thải gây hại môi trường, mặt khác lại là nguồn tài nguyên mà nếu tái chế hiệu quả, chúng ta sẽ thu lại rất nhiều vật liệu quý.

Theo Giáo sư - tiến sỹ (GS-TS) Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, việc tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam hiện mới dừng ở khâu tháo dỡ, phân loại (tách nhựa, đồng, nhôm... một cách thủ công). Hiện ở Công ty Urenco 10 chưa có nhiều công nghệ để xử lý chất thải điện tử. Tivi, tủ lạnh, máy điều hòa... đang được xử lý như chất thải công nghiệp - chủ yếu là đốt, chưa phân loại chi tiết đâu là bản mạch, đâu là nhựa, đồng, sắt.. Các loại chất thải điện tử mà công ty tiếp nhận hầu hết đều đã bị nhà cung cấp lấy đi các kim loại dễ tháo dỡ và có giá trị cao, chỉ còn sót lại một số bản mạch hay linh kiện đòi hỏi công nghệ cao mới thu hồi được kim loại. Các dây chuyển xử

lý chất thải điện tử đều đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao và phải đảm bảo nguồn đầu vào ổn định. Có thể lấy ví dụ một số dây chuyển công nghệ tái chế chất thải điện tử:

Hình 4.13. Sơ đồ công nghệ xử lý tái chế mạch điện tử của Công ty GECO

Toàn bộ bản mạch điện tử bị lỗi, hỏng, cũ ... được phân tách riêng biệt ra các loại (tụ điện, đai sắt, nhôm). Phần bản mạch còn dính các linh kiện cho vào ngâm trong dung dịch axit 15% để toàn bộ các mối hàn gắn các linh kiện vào tấm bản mạch bị tan ra. Từ đó toàn bộ các linh kiện sẽ bị rụng ra, sau đó phân ra các loại khác nhau rồi tiến hành xử lý như sau:

- Loại 1: Bản mạch - Toàn bộ bản mạch này được rửa sạch rồi đem nghiền nhỏ, bột nghiền được đưa vào tháp tuyển phân loại. Phần bột Đồng nặng bị lắng xuống dưới, phần bột nhựa phít hoặc bông thủy tinh nổi lên trên. Từ đây ta sẽ tách riêng được bột Đồng và phần bột nhựa. Đồng bột được đúc thỏi hoặc sản xuất muối Đồng sunphat. Phần bột nhựa phít và bông thủy tinh được tiêu hủy trong lò đốt.

- Loại 2: Các loại chân rắc cắm - Phần này có loại dính nhựa hoặc không, phần không có nhựa ta đem hòa tách để tách các kim loại ra khỏi nhau như: Đồng, sắt, vàng. Phần có nhựa ta tiến hành nghiền nhỏ rồi tuyển nổi tách riêng phần bột kim loại và bột nhựa.

- Loại 3: Các loại IC được nghiền nhỏ rồi tách các kim loại quý ra riêng biệt như: Au, Ag, Pd, Cu.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - Urenco 10 hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội

Các nguồn phát sinh chất thải chính tại công ty gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại đang được áp dụng hiện nay tại Công ty: phương pháp xử lý CTNH bằng nhiệt, hóa lý, ổn định hóa rắn, làm sạch vỏ bao bì, chai lọ, phoi kim loại và tận thu.

Hiệu suất hoạt động của các thiết bị trong công ty hiện nay thấp, chưa đạt được công suất theo Giấy phép. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý và mẫu khí thải lò đốt của Công ty cho thấy, phần lớn các thông số đều đạt chuẩn theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT và QCVN 30:2012/BTNMT. Tuy nhiên vẫn còn 2 thông số chưa đạt đó là BOD5 và COD. Hiệu quả xử lý nước thải của công ty thấp nhất là 18% đối với thông số Amoni (NH4+) và cao nhất là thông số tổng P. Hiệu suất thu hồi sản phẩm sau làm sạch của công ty đạt từ 60,5% -84,6% tủy theo loại chất thải đàu vào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cần quản lý tốt chất thải đầu vào hiện nay theo mã CTNH. Bên cạnh đó, Công ty nên có sự đầu tư, đổi mới về hệ thống xử lý chất thải lỏng theo phương pháp hóa lý, cần tập trung chất thải theo khu vực, tập trung hệ thống máy móc, nâng cao công suất xử lý. Công ty cần tăng cường áp dụng các công nghệ tận thu, tái chế chất thải theo hướng giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường. Các công nghệ tái chế chất thải phổ biến hiện nay và đang được quan tâm ở nhiều đơn vị xử lý CTNH đó là: Công nghệ tái chế dầu thải, công nghệ tái chế chất thải điện tử,...

5.2. KIẾN NGHỊ

Các hệ thống máy móc, thiết bị xử lý CTNH của công ty đã cũ, công nghệ xử lý đã lạc hậu, sắp xếp nhỏ lẻ, rời rạc, công suất nhỏ. Một số máy móc vẫn hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả cao. Công ty cần có sự đầu tư mới về hệ thống dây chuyền máy móc xử lý CTNH và cải tiến quy trình xử lý CTNH hiện nay theo hướng giảm thiểu, tái chế, thân thiện với môi trường. Một số công nghê xử lý CTNH đang được áp dụng tại nhiều đơn vị hiện nay đó là: Công nghệ tái chế dầu thải, công nghệ tái chế chất thải điện tử, công nghệ sản xuất gạch không nung,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Cục Bảo vệ môi trường, năm 2004.

2. Báo cáo hành nghề quản lý chất thải nguy hại (2017). Công ty URENCO 10. 3. Báo cáo quản lý môi trường Việt Nam, năm 2004.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2009. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2011.

8. Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (2012). Báo cáo ĐTM dự án “Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại”.

9. Chính phủ (2015). Nghị định 38-2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu. 10. Lê Thị Bích Thủy (2012). Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ ngành Môi trường trong phát triển bền vững, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường.

11. Ms Bean. Danh sách đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại. 26/3/2016 http://yeumoitruong.vn/threads/danh-sach-don-vi-hanh-nghe-quan-ly-chat-thai- nguy-hai.24944/

12. Nguyễn Đức Khiển (2003). Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, Hà Nội. 13. Nguyễn Thành Yên và cs. (2008). Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải

nguy hại tại Việt Nam.

14. Nguyễn Thị Kim Thái (2009). Hazardous industrial waste management in Vietnam: current status and future direction, Journal of Material Cycles and Waste Management11: 258–262.

15. Nguyễn Thị Kim Thái (2009). Quản lý chất thải nguy hại công nghiệp ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp tương lai.

16. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản.

18. Trịnh Thị Thanh – Nguyễn Khắc Kinh 2005, Quản lý chất thải nguy hại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia. Báo cáo chuyên đề môi trường năm 2009. 20. Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia. Báo cáo chuyên đề môi trường năm 2013. 21. Võ Đình Long (2008), Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Trường Đại học

PHỤ LỤC 1. SƠ ĐỒ CÁC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY URENCO10 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TRẠM SỐ 1 ` Bồn pha hóa chất NaOH Tủ điều khiển Bể lọc cát Bể lắng lamen Bồn pha hóa chất Ca(OH) Bồn pha Polime Bể phản ứng Bể phản ứng Bể phản ứng Máy ép Bể chứa nước sau ép bùn Bể chứa nước sau xử lý Bình trao đổi ion Nước thải công nghiệp

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TRẠM SỐ 2

Tủ điều khiển Bồn pha

Polime

Bể chứa nước sau

Dung dịch thải công nghiệp Bồn pha hóa chất Cu(OH)2 Bộ lọc cát Bồn pha axit photphoric H3PO4 Nước sạch Bùn Bể phản ứng 1 Bể phản ứng 2 Tháp hấp Tháp lọc Bể điều Bể lắng lamen

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TRẠM SỐ 3 Bồn pha Polime Tủ điều khiển Dung dịch thải công nghiệp Bể lọc cát Bể phản ứng Bể phản ứng 2 Bể điều Bể lắng lamen

Bể chứa nước sau xử lý

Dung dịch H2SO4 Bồn pha hóa chất NaOH Bồn pha phèn Máy xục khí

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TRẠM SỐ 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nồi hơi Téc nhiên liệu

diezel

Téc nhiên liệu đầu vào (IPA) Téc nước làm mát Thiết bị làm lạnh bằng nước Phuy đựng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 urenco 10, hà nội (Trang 67)