Cơ cấu tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 urenco 10, hà nội (Trang 38)

Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Urenco 10

Nguồn: Hồ sơ pháp lý Công ty Urenco 10 4.2. QUY TRÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÔNG TY

Hình 4.3. Quy trình thu gom, vận chuyển CTNH tại Công ty Urenco 10

Phân loại và xử lý trung gian Qua cầu cân

xác định khối lượng Công ty Urenco10 CTNH từ khách hàng Xưởng XLCT số 4: Xưởng Làm sạch, tận thu Xưởng XLCT số 3: Xử lý CT bằng phương pháp Hóa rắn Xưởng XLCT số 1: Xử lý CT bằng phương pháp đốt Xưởng XLCT số 2: Xử lý CT bằng phương pháp Hóa - lý Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng Kế hoạch – ĐHSX Phòng KT-CN Phòng Kinh doanh Phòng Vật tư Phòng TC-KT Phòng TC-HC Xưởng CG&XL Xưởng XLCT số 4 Xưởng XLCT số 3 Xưởng XLCT số 2 Xưởng XLCT số 1

Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 – Urenco 10 đã trang bị 28 xe ô tô và 4 xe môtô phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải từ khách hàng về công ty để xử lý. Các phương tiện chia thành 8 nhóm chính:

- Nhóm 1: Thu gom và vận chuyển bằng thùng rời (07 xe Hino; 01 xe DONGFENG; 02 xe DAEWOO; 02 xe ISUZU).

- Nhóm 2: Thu gom và vận chuyển bằng xe thùng kín (01 xe ISUZU). - Nhóm 3: Thu gom và vận chuyển bằng xe thùng kín, đông lạn, có bàn nâng hạ (02 xe Mitsubishi; 02 xe Huyndai).

- Nhóm 4: Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe có cẩu tự hành (01 xe Mitsubishi).

- Nhóm 5: Thu gom và vận chuyển chất thải dạng lỏng bằng xe bơm hút chân không (02 xe ISUZU; 01 xe KAMAZ; 01 xe DAEWOO).

- Nhóm 6: Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe tải mui (phủ) (01 xe Huyndai; 01 xe Kia; 01 xe Fonton; 01 xe FORCIA).

- Nhóm 7: Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe cuốn ép (01 xe Hino; 01 xe DONGFENG).

- Nhóm 8: Thu gom và vận chuyển bằng xe môtô (04 xe Wave RS)

Chất thải nguy hại được vận chuyển từ khách hàng về Công ty Urenco 10 bằng xe chuyên dùng, đã được cấp phép vận chuyển CTNH. Khi đến lấy CTNH, lái xe sẽ kiểm tra chủng loại chất thải của khách hàng so với hợp đồng có đúng mã CTNH đã đăng ký, khối lượng và loại chất thải không. Sau đó, chất thải được bốc, xếp lên xe và để riêng các loại chất thải đã được đóng bao và chất thaỉ là hàng rời. Chất thải về đến Công ty Urenco 10 sẽ phải qua cầu cần để cân xác định khối lượng. Sau đó chất thải được xử lý trung gian sơ bộ, phân loại theo phương pháp xử lý và vận chuyển về vị trí tập kết tại các Xưởng theo quy định của Công ty.

Công ty đã ban hành bộ quy trình công nghệ vận chuyển chất thải bằng xe chuyên dụng bao gồm 6 quy trình:

- Quy trình công nghệ vận chuyển chất thải rắn bằng xe thùng kín

- Quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải lỏng chứa trong phuy 200 lít bằng xe container, xe thùng kín

- Quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải lỏng bằng xe téc hút - Quy trình công nghệ vận chuyển dung dịch thải chứa HF bằng xe téc - Quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải y tế

- Quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải thông thường

Các loại chất thải xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa rắn sẽ được tập kết tại các Xưởng xử lý riêng để xử lý theo mẻ. Riêng chất thải xử lý bằng phương pháp đốt sẽ được xử lý sơ bộ để giảm chi phí xử lý và đạt hiệu suất đốt cao nhất.

4.2. CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÔNG TY

4.2.1. Thực trạng công tác xử lý chất thải nguy hại của Công ty Urenco 10.

Hiện nay tại Công ty Urenco 10, chất thải được phân loại, sắp xếp và xử lý dựa trên mã CTNH quy định tại Thông tư 36:2015/BTNMT. Chất thải từ khách hàng về đến Công ty không pphaan loại lại theo mã mà phân loại theo 4 phương pháp xử lý CTNH chính đang áp dụng tại Công ty Urenco 10 là:

- Phương pháp Đốt - Phương pháp Hóa lý - Phương pháp Hóa rắn

- Phương pháp Làm sạch, tận thu

Theo mã CTNH được quy định trong Thông tư 36:2015/BTNMT, chất thải nguy hại chia ra 19 nhóm. Số doanh nghiệp phát sinh, khối lượng và trạng thái của chất thải được thể hiện trong Bảng 2. Kết quả phân tích cho thấy lượng chất thải nguy hại phát sinh nhiều nhất từ 3 nhóm ngành là 18 (Chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau vật liệu lọc và vải bảo vệ), 07 (Che phủ bề mặt, gia công kim loại), 11 (Xây dựng và phá dỡ). Các chất thải nguy hại của nhóm ngành 18 có khối lượng lớn nhất (12,6 nghìn tấn), là những chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh, từ giẻ lau, vải,… dính thành phần nguy hại, các loại bao bì mềm, bao bì nilon cho tới bao bì cứng thải bằng các vật liệu (kim loại, nhựa, inox, thủy tinh, vỏ phuy,…).

Theo số liệu điều tra, nhóm ngành 18 (Chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau vật liệu lọc và vải bảo vệ) gồm các chất thải chung, mọi ngành sản xuất đều phát sinh ra nên có khối lượng lớn nhất. Tuy nhiên 94% chất thải thuộc nhóm này đều là vỏ bao bì cứng các loại dính thành phần nguy hại, được xử lý bằng phương pháp làm sạch, có khả năng tái chế, thu hồi sản phầm sau đó. Một số ít còn lại khối lượng chất thải nằm trong nhóm này được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt. Chất thải thuộc nhóm 07 (Che phủ bề mặt, gia công kim loại ) đặc trưng cho ngành xi mạ: axit thải, bazo thải, các loại dung dịch tẩy rửa thải (có thể dính dầu mỡ), bùn thải, các loại dầu khoáng, nhũ tương, dầu thải; bột, vụn, phoi kim loại có dính thành phần nguy hại; mẩu hàn , xỉ hàn. Chất thải của nhóm 07 được xử lý

bằng nhiều phương pháp (Thiêu đốt, hóa lý, hóa rắn, làm sạch,…) tùy vào tính chất chất thải. Phương pháp làm sạch vẫn được sử dụng nhiều nhất. Sau đó là phương pháp đốt. Hiện nay, phương pháp tái chế, thu hồi chất thải nguy hại đang được quan tâm và ưu tiên sử dụng trong hệ thống quản lý môi trường. Các loại chất thải sau khi xử lý làm sạch sẽ được nghiền nhỏ, tái chế, tái sử dụng, làm nguyên liệu đầu vào cho các giai đoạn sản xuất sản phẩm khác.

Bảng 4.1. Khối lượng chất thải chia theo nhóm

TT Nguồn gốc CTNH CTNH Nhóm DN Số Khối lượng (1000 kg) Tỷ lệ (%) Trạng thái tồn tại 1 Chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau vật liệu lọc và

vải bảo vệ 18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

126 12.608,81 53.2 Rắn

2 Che phủ bề mặt, gia công kim loại 07 122 3.875,58 16.9 Rắn, lỏng, bùn 3 Xây dựng và phá dỡ 11 22 2.242,56 9.7 Rắn

4 Ngành y tế và thú y 13 74 1.140,55 5.0 Rắn, lỏng 5 Cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp 12 102 926,90 4.0 Rắn, lỏng, bùn 6

Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ

17 69 763,93 3.3 Bùn, lỏng 7 Luyện kim và đúc kim loại 05 18 472,49 2.1 Rắn, lỏng, bùn 8 Sản phẩm che phủ , chất kết dính, chất bịt kín và mực in 08 146 363,03 1.6 Rắn, lỏng, bùn 9 Hóa chất vô cơ 02 22 351,35 1.5 Rắn, lỏng, bùn 10 Chế biến da, lông và dệt

nhuộm 10 8 191,37 0.8 Bùn, lỏng

11 Chất thải khác 19 41 157,86 0.7 Rắn, lỏng 12 Nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt 04 12 97,05 0.4 Rắn, bùn 13 Chất thải sinh hoạt 16 97 51,54 0.2 Rắn, lỏng 14 Hóa chất hữu cơ 03 24 49,70 0.2 Rắn, lỏng, bùn 15 Sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh 06 6 45,24 0.2 Rắn, bùn 16 Ngành nông nghiệp 14 5 34,14 0.1 Rắn, lỏng 17

Hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện

giao thông vận tải 15 3 13,60 0.1 Rắn, lỏng, bùn 18 Chế biến gỗ, sản xuất các sản

phẩm gỗ 09 4 1,00 0.0 Rắn, lỏng

19 Khoáng sản 01 4 0,003 0.0 Bùn

Hình 4.4. Sơ đồ khối quá trình xử lý chất thải công nghiệp tại Công ty

4.2.1.1. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp Hóa-lý a. Nguồn phát sinh

- Nước thải tại Công ty Urenco 10 phát sinh từ 3 nguồn chính:

+ Nước mưa chảy tràn

+ Nước thải sinh hoạt: Sinh ra từ quá trình ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân ở các xưởng.

+ Nước thải sản xuất: Sinh ra từ hoạt động xử lý chất thải của công ty, hoạt động vệ sinh phân xưởng, làm mát thiết bị. Thành phần nước thải tại công ty chủ yếu bao gồm BOD, COD, chất rắn lơ lửng, Sunfua, N tổng, P tổng, dầu mỡ…

CHẤT THẢI HỮU CƠ

- Bã thải hữu cơ

- Phẩm màu và hương liệu

AXIT VÀ KIỀM THẢI

- Axit thải - Kiềm thải BÙN THẢI - Bùn thải chứa KL nặng DẦU THẢI VÀ CHẤT CÓ KHẢ NĂNG CHÁY

- Dầu thải, chất thải lẫn dầu - Vải, đồ dệt

- Dung môi hữu cơ

ỔN ĐỊNH/HÓA RẮN

TRUNG HÒA PHỤ GIA

KHỬ NƯỚC

* Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt thường có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy cao và nhiều loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống, đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

* Nước thải sản xuất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong công ty, nước thải sản xuất được tạo ra từ các công đoạn khác nhau, có tính chất khá đa dạng và phụ thuộc vào loại hình sản xuất và máy móc công nghệ.

b. Công nghệ xử lý

 Sơ đồ hệ thống thu gom thoát nước thải, nước mưa của Công ty

Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống thu gom thoát nước thải, nước mưa của Công ty

Sông Công Nước thải từ

khu bếp

Rãnh nắp đan

Bể tách mỡ

Hệ thống thoát nước của khu xử lý chất thải Nam Sơn D110 D110 D110 D110 D110 D110 D110 D110 Nước thải SH Bể phốt Chất thải lỏng Ống dẫn nước D60 Hệ thống xử lý nước thải Nước mưa Ống thoát nước mưa

Suối Lai Sơn

Chất thải lỏng từ khách hàng về Công ty Urenco 10 sẽ được kiểm tra sơ bộ sau đó được phân chia theo nhóm và bơm vào các bể chứa tại Nhà xưởng XLTG số 2. Tùy theo tính chất từng loại mà chất thải sẽ được bơm sang các trạm xử lý số 1, 2, 5, 6 tại Nhà xưởng xử lý trung gian số 1 để xử lý.

 Mô tả hệ thống xử lý chất thải lỏng hiện nay của Công ty Urenco 10:

Nước thải sau xử lý của các trạm được bơm về bể 3 ngăn sau đó theo đường ống chảy ra hồ điều hòa bằng ống PVC D60. Nước sau xử lý khí lò đốt được bơm qua bể lọc rồi vào hồ điều hòa. Từ hồ điều hòa, nước thải sẽ được bơm về trạm xử lý chất thải số 3 cụm 1 và cụm 2 để xử lý lần 2 theo phương pháp Peroxon. Sau khi qua xử lý lần 2, nước thải được bơm qua bể lọc rồi chảy vào bể chứa nước sau xử lý ở cạnh trạm xử lý chất thải số 6. Nước từ bể này sẽ được bơm ra hồ hiếu khí số 1, tại đây quá trình xử lý sinh học được diễn ra trong vòng từ 3 đến 5 ngày, sau đó nước thải lại được bơm sang hồ hiếu khí số 2 để tiếp tục quá trình xử lý sinh học. Nước sau quá trình xử lý tại hồ hiếu khí số 2 sẽ được bơm đến điểm xả qua hệ thống ống PVC D110 để chảy vào nguồn tiếp nhận là suối Lai Sơn thuộc lưu vực sông Công đoạn chảy qua phía sau khu đất của Công ty thuộc địa phận xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Các loại chất thải lỏng được xử lý theo từng trạm riêng biệt, tùy thuộc vào đặc tính ô nhiễm của từng loại nước thải sẽ được bơm hút lên từng téc lưu chứa riêng. Nước thải được xử lý bằng hai bể phản ứng hóa lý kết hợp lắng, tùy thuộc vào từng loại nước thải mà bổ sung hóa chất khác nhau. Các trạm xử lý bao gồm:

Trạm xử lý dung dịch lỏng số 1 – Xử lý dung dịch gốc muối, công suất 10m3/ngày đêm, công suất tối đa 5.700m3/năm, tương đương 15,6m3/ngày đêm;

Trạm xử lý chất thải lỏng số 2 – Xử lý dung dịch axit HF, H2SO4, HCl công suất 20m3/ngày đêm, công suất tối đa 11.500m3/năm, tương đương 31,5m3/ngày đêm;

Trạm xử lý chất thải lỏng số 3 – Xử lý các dung dịch gốc kiềm, công suất 50m3/ngày đêm, công suất tối đa 28.500m3/năm, tương đương 78,1m3/ngày đêm;

Trạm xử lý chất thải lỏng số 4 – Hệ thống chưng cất thu hồi cồn thải, công suất 5m3/ngày đêm, công suất tối đa 2.500m3/năm, tương đương 6,8m3/ngày đêm;

Trạm xử lý chất thải lỏng số 5 – Hệ thống xử lý dung dịch lỏng lẫn dầu, công suất 40m3/ngày đêm, công suất tối đa 20.000m3/năm, tương đương 54,8m3/ngày đêm;

Trạm xử lý chất thải lỏng số 6 – hệ thống xử lý 12 loại dung dịch thải chứa Hg, Ni, Pb, Cd, Zn, công suất 50m3/ngày đêm, công suất tối đa 23.000m3/năm, tương đương 63,0m3/ngày đêm.

XỬ LÝ HÓA LÝ

Hình 4.6: Sơ đồ khối quá trình xử lý hóa lý

Nguồn: Công ty Urenco10 c. Mô tả cụ thể các trạm xử lý chất thải lỏng của Công ty Urenco10

 Trạm xử lý dung dịch lỏng số 1 – Xử lý dung dịch gốc muối, công suất 10m3/ngày đêm

*) Thiết kế, cấu tạo, công nghệ các loại chất thải nguy hại có khả năng quản lý

- Hệ thống dây truyền xử lý dung dịch thải gốc muối được đặt trong xưởng xử lý hóa lý bao gồm hệ thống các thiết bị xử lý như sau:

Phế thải từ quá trình sản xuất công nghiệp Lượng dư xử lý đốt Khí thải phát sinh Xử lý sinh học Nước thải Ổn định/hóa rắn

Thu hồi kim loại

Thu hồi giá trị Nước thải Oxy hóa/khử Kết tủa Ozon hóa Trung hòa Đông tụ/Keo tụ Lắng/lọc Điện phân Trao đổi ion

Trích ly (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyển nổi bằng sục khí Tuyển nổi bằng

 09 máy khuấy công suất 0,75kW-80 vòng/phút. Cánh khuấy dùng thép không rỉ nhựa và 01 máy khuấy công suất 2,2kW;

 03 bể phản ứng được cấu tạo: Vỏ thép CT3, thân hình trụ đáy chóp bên trong bọc nhựa COMPOSIT. Giàn giá đỡ, sàn thao tác và thang công tác dùng ống thép F80, U80, V4, V5, lập là 3, ống thép F35, F20;

 03 bơm màng chuyên dụng dùng để bơm hóa chất;

 01 bể lắng la men được cấu tạo vỏ thép CT3 bên trong bọc nhựa COMPOSIT. Hình hộp, đáy vát;

- Hệ thống điện điều khiển bao gồm tủ điện động lực và hệ thống dây dẫn. Chức năng dùng để điều khiển, vận hành an toàn bộ thiết bị trong hệ thống;

- Hệ thống ống dẫn hóa chất, chất thải được sử dụng là các ống nhựa PVC Clas 3.

*) Quy trình vận hành:

- Nước thải sau khi thu gom từ khách hàng được xả vào bể qua hệ thống chắn rác để tách riêng rác có kích thước lớn ra khỏi dung dịch thải, rác này được phối trộn và đưa vào lò đốt.

- Bơm phần dung dịch còn lại vào bể phản ứng, bật máy khuấy, khuấy trộn đều dung dịch trong 15 phút rồi tắt khuấy.

- Bổ sung hóa chất tạo kết tủa, đồng thời bật máy khuấy, kiểm tra pH đến khi pH=10-11 thì dừng lại, bổ sung hóa chất trợ lắng đến pH=7-8 và hóa chất trợ keo tụ, khuấy trộn đều dung dịch trong 15 phút rồi tắt khuấy.

- Phần nước trong sau quá trình phản ứng được bơm ra bể chứa nước sau xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xử lý chất thải nguy hại tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 urenco 10, hà nội (Trang 38)