Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 57 - 64)

Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra.

Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

4.1.2.1.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Tình hình phát tiênr ngành nông nghiệp

Những năm gần đây với định hướng phát triển du lịch dịch vụ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Gia Viễn. Tuy nhiên, huyện Gia Viễn vẫn xác định nông

nghiệp là nhóm ngành mang lại sự phát triển ổn định cho địa phương và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Xác định vị trí quan trọng của sản xuất nông, ngư nghiệp trong hoạt động kinh tế của huyện, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hướng mạnh ra xuất khẩu, trong những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được những thành quả nhất định trên các mặt. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa các loại cây trồng...theo chiều hướng tốt đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp.

Để đạt được kết quả đó là do sản xuất lương thực đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao đưa vào sản xuất.

b. Tình hình phát triển nghành công nghiệp thương mại

Thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy, kế hoạch số 07 của UBND tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhiều dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: khu du lịch núi chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu nước suối nóng Kênh Gà... năm 2010 đã thu hút trên 2 triệu khách du lịch đến Gia Viễn gấp 20 lần so với năm 2005.

Trong những năm gần đây hoạt động thương mại của huyện đã đạt được nhiều thành tựu nhất định đóng góp vào sự tăng trưởng phát triển chung của huyện. Giá trị sản xuất các loại hình thương mại tăng nhanh.

Trong công tác quản lý thương mại của huyện đã đạt được nhiều kết quả. Phòng công thương đã phối hợp với các nghành thường xuyên hướng dẫn kiểm tra các dự án xây dựng bán buôn bán lẻ xăng dầu đúng quy định. UBND huyện đã phối hợp với phòng công thương rà soát mạng lưới phát triển chợ trên địa bàn. Tổ chức cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống chợ nông thôn được củng cố, mở rộng và phát triển, nâng cấp các chợ nông thôn, hình thành các điểm thương mại dịch vụ tập trung tại các xã thị trấn. Qui mô kinh doanh dịch vụ của hộ cá thể, doanh nghiêp thường xuyên được đầu tư mở rộng. Hoạt động bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình phát triển mạnh theo hướng hiện đại, cơ bản đảm bảo thông tin liên lạc trên phạm vi toàn huyện.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a) Đất đô thị

Theo kết quả thống kê 2015, Thị trấn Me có tổng diện tích tự nhiên là

342,78 ha (chiếm 1,78% diện tích tự nhiên toàn huyện). Thị trấn có 5.210 nhân

khẩu (chiếm 4,34% dân số toàn huyện), mật độ dân số 1.520 người/km2.

Toàn huyện có một thị trấn (thị trấn Me), có 8 điểm dân cư theo kiểu đô thị (Phố Mới, Phố Me, Thống Nhất, Tiến Yết, Tân Mỹ, Mỹ Trung, Mỹ Cát, Mỹ Sơn).

- Phần lớn diện tích thị trấn Me là đất nông nghiệp, thổ cư, thổ vườn và một phần là đất rừng phòng hộ và đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất thổ cư, thổ vườn ở khu vực trung tâm thị trấn trải dài theo hướng chính là Đông - Tây, chủ yếu chạy dọc theo các trục giao thông như đường tỉnh lộ 477 chạy qua địa bàn thị trấn và các trục giao thông lớn khác.

- Đất công trình công cộng như các công trình hành chính - sự nghiệp; giáo dục; văn hóa; tôn giáo công viên cây xanh - TDTT… chủ yếu chạy dọc theo trục giao thông như đường tỉnh lộ 477.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, để xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện

cần thiết phải xây dựng phát triển đô thị, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao

thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải...), và các công trình phúc lợi công cộng khác ...

b) Đất khu dân cư nông thôn

Tại các khu dân cư nông thôn: Toàn huyện hiện có 20 xã với tổng diện tích khu dân cư nông thôn là 1.888,84 ha Trong đó đất ở tại nông thôn 846,12 ha (theo kết quả thống kê 2015). Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư trên địa bàn huyện được hình thành với mật độ tập trung thành từng xóm, cụm dân cư ở ven các trục đường giao thông chính, các trung tâm kinh tế, văn hoá của các xã.

Tại các điểm dân cư nông thôn: 100% số hộ được cấp điện, đã cấp nước sinh hoạt cho một số điểm, còn lại chưa được cấp nước sinh hoạt, 70% đường trục chính được cứng hóa bằng bê tông xi măng hoặc nhựa, chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, đã có cơ sở phục vụ thông tin

nhưng còn nhỏ bé, các công trình công cộng hầu như chưa được xây dựng, nhà ở dân cư ở mức độ thấp cả về diện tích và tiện nghi sử dụng.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống giao thông của huyện bao gồm đường bộ, đường thủy được bố trí hợp lý, mật độ giao thông tương đối đồng đều giữa các vùng và tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Giao thông đường bộ

Mật độ giao thông của huyện tương đối hợp lí, nhưng chất lượng đường và chất lượng nền còn thấp, chiều rộng đường nhiều nơi chưa đúng theo tiêu chuẩn.

- Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện từ cầu Khuất (xã Gia Thanh) đến cầu Gián (xã Gia Trấn) có chiều dài 4,27 km.

- Đường Tỉnh lộ ĐT 477 từ Gián Khẩu đến cầu Đế dài 14 km.

- Đường Tỉnh lộ ĐT 477 D từ cầu Đế - động Hoa Lư - Vân Long - Địch Lộng dài 17 km.

- Đường Quốc lộ 38 B từ cầu Đen (xã Gia Sinh) đến giáp xã Sơn Lai huyện Nho Quan dài 7,0 km.

- Đường Tỉnh lộ ĐT 477 C từ cầu Tràng (xã Gia Phong) đến đê Đầm Cút (xã Gia Hưng) dài 16 km.

- Đường Tỉnh lộ ĐT 477 B từ bến đò Trường Yên đến Đá Hàn (giáp tỉnh Hòa Bình) dài 22 km.

- Đường huyện lộ (đường Thống Nhất) từ chợ Me đến đê Đầm Cút dài 4 km. - Đường liên xã có tổng chiều dài 177,50 km. Đường liên thôn, liên xóm tổng chiều dài 303,70 km, chất lượng cấp đường còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện.

Hệ thống cầu: một số cầu đã được xây dựng bằng bê tông cốt thép, một số khác làm bằng thép, cường độ chịu tải còn thấp, có một số cầu yếu cần làm mới nâng cấp ngay.

Giao thông đường thủy: bao gồm 3 tuyến sông chính (sông Đáy, sông Hoàng Long và sông Bôi) , Gia Viễn có hệ thồng vận tải thủy tương đối thuận tiện. Các sông này do phù sa lắng đọng chưa được nạo vét thường xuyên do đó đã ảnh hưởng đến khả năng vận tải và tiêu nước.

b. Thuỷ lợi

- Tuyến đê tả song Hoàng Long: dài 23,87 km từ xã Gia Hưng đến cầu Gián Khẩu, tuyến đê có 7 cống lấy nước, 7 cống xả tiêu, 2 tuyến kè.

- Tuyến đê Đầm Cút: dài 14,03 km từ Mai Phương xã Gia Hưng đến cống Địch Lộng xã Gia Thanh, trên tuyến có 3 cống lấy nước, 4 cống xả tiêu.

- Tuyến đê hữu sông Đáy: dài 8,38 km từ xã Gia Thanh đến cầu Gián Khẩu, trên tuyến có 2 cống lấy nước, 2 cống xả tiêu, 2 tuyến kè.

- Tuyến đê hữu sông Hoàng Long: dài 9,37 km từ núi Mõ xã Gia Minh đến cống Đen, tuyến đê có 4 cống lấy nước, 3 cống xả tiêu, 1 âu thuyền và 1 đập tràn.

Hiện tại công tác thủy lợi, tu bổ đê điều, phòng chống lụt bão đã được triển khai và theo dõi chặt chẽ, đã phối hợp các nghành kiểm tra, sửa chữa sử dụng tốt các nguồn nước, tăng cường nạo vét, kiên cố hóa hệ thống mương thủy lợi nội đồng. Đến nay trên địa bàn huyện kênh tưới cấp I, II cơ bản được kiên cố hóa. Đẩy mạnh thực hiện các dự án nâng cấp cải tạo đê sông Hoàng Long, sông Đáy. Hiện nay hệ thống thủy lợi của huyện đã chủ động được việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão.

c. Hệ thống lưới điện

Huyện Gia Viễn được cấp nguồn từ đường dây 35 kV lộ 373 – A37 nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và lộ 371 – trạm 110 kV Nho Quan. Đường dây 110 kV lộ 177, 179 – trạm 220 kV Ninh Bình (E23.1) cấp điện cho khu công nghiệp Gián Khẩu.

Trên địa bàn huyện Gia Viễn có 4 trạm trung gian 35/10 kV cấp điện cho các trạm biến áp phân phối là trạm trung gian Me, Gia Tân, Gia Vân và Bái Đính.

100 % số hộ dân trên địa bàn các xã của huyện Gia Viễn đã được sử dụng điện từ điện lưới Quốc gia. Hệ thống lưới điện 0,4 kV trên địa bàn huyện Gia Viễn, đặc biệt là đối với các xã được lựa chọn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, đang được tích cực đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hiện đã có 100% Bưu điện Văn hóa xã vận hành hoạt động, số máy điện thoại trong các hộ dân sử dụng ngày càng gia tăng. Tổng số thuê bao internet và tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh qua các năm, 21/21 xã, thị trấn đã được phủ sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình đã tạo điều kiện rút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mọi mặt của nhân dân.

d. Hệ thống viễn thông

Hiện đã có 100% Bưu điện Văn hóa xã vận hành hoạt động, số máy điện thoại trong các hộ dân sử dụng ngày càng gia tăng. Tổng số thuê bao internet và tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh qua các năm, 21/21 xã, thị trấn đã được phủ sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình đã tạo điều kiện rút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mọi mặt của nhân dân.

đ. Cơ sở hạ tầng công cộng (giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao)

Cơ sở văn hóa

Toàn huyện có 1 trung tâm văn hóa huyện, có 23 thư viện và phòng đọc sách trong đó ở huyện có 2 phòng số còn lại phân bố khắp các xã và thị trấn. Trên địa bàn huyện có 94 nhà văn hóa, trong đó có 2 nhà văn hóa cấp xã. Diện tích đất chủ yếu mới dành cho xây dựng nhà văn hóa, chưa có sân chơi và các công trình phụ trợ khác.Trên địa bàn huyện hiện có 118 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, tỉnh, huyện.

Cơ sở y tế

Trên địa bàn huyện có 24 cơ sở y tế. Trong đó có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa (phòng khám đa khoa Gián Khẩu và phòng khám đa khoa Gia Lạc) và 21 trạm y tế xã, thị trấn. Toàn huyện có 239 giường bệnh và 214 cán bộ y tế có trình độ đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Ngành y tế của huyện trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngành Y tế đã được chú ý đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Mạng lưới cơ sở y tế không ngừng được củng cố và mở rộng. Các hoạt động dịch vụ y tế cộng đồng được thực hiện khá hiệu quả. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế được nâng lên, giảm đi sự phiền hà của người bệnh, thực hiện tốt các nội quy, các quy định về y đức, tạo niềm tin trong nhân dân. Việc khám chữa bệnh cho người BHYT, nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi hiện nay được thực hiện đều khắp trên các cơ sở khám chữa bệnh giúp cho người dân tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày một nhiều hơn. Các bệnh thông thường được khám chữa tại các trạm y tế xã giảm được chi phí đi lại cho người dân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đủ cho việc khám chữa bệnh ở tuyến xã, cơ số thuốc và thuốc thiết yếu được đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở giáo dục

Hệ thống trường học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông được tập trung đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia. Phát triển giáo

dục của huyện theo hình thức đa dạng hóa các loại hình trường lớp: công lập, bán công và tư thục.

Với mục tiêu đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua cơ sở vật chất nhà trường không ngừng được tăng cường. Đến nay toàn huyện Gia Viễn có 68 đơn vị trường học: 21 trường mầm non, và 46 trường phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tổng số phòng học và phòng chức năng các cấp trên địa bàn huyện có 549 phòng.

Tuy nhiên cơ sở vật chất hạ tầng giáo dục còn rất thấp, nhu cầu đầu tư xây dựng và trang thiết bị cho ngành giáo dục còn rất lớn, nhiều trường còn rất thiếu phòng chức năng và phòng hiệu bộ, một số trường chưa có tường rào bảo vệ và chưa được cấp nước sạch… Tỷ lệ phòng bán kiên cố đã xuống cấp chiếm khoảng 30 đến 35%, cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây thay thế. Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, ngoài việc quan tâm đến vấn đề chất lượng dạy và học, cần chú trọng tăng cường củng cố hệ thống trường lớp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; tập trung xây dựng các trường trọng điểm, có chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia. Điều này sẽ có những tác động nhất định đến vấn đề sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Cơ sở thể dục thể thao

Thực hiện nghị định 73 và nghị quyết số 05 của Chính Phủ. Ngành TDTT huyện Gia Viễn đã khuyến khích hình thành và phát triển các CLB, phòng tập TDTT với nhiều loại hình phong phú, đa dạng.

Nhìn chung, mạng lưới cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện Gia Viễn còn rất thiếu. Mặt khác do chưa có hạt nhân thúc đẩy phong trào hoạt động thể thao chưa phát triển mạnh. Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên mới đạt khoảng 25 đến 26%. Cần sớm xây dựng quy hoạch cụ thể và đầu tư các sân, bãi luyện tập thể dục thể thao của huyện và các xã gắn liền với xây dựng khu vui chơi giải trí. Quán triệt và triển khai thực hiện tốt Quyết định số 100/2005/QĐ - TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về chương trình phát triển nguồn nhân lực con người Việt Nam toàn diện cả về thể lực và trí tuệ.

Hệ thống chợ và nước sạch

Theo Quyết định số 2032/QĐ - UBND ngày 19/09/2005 của UBND tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 57 - 64)