Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 50)

PHẦN 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Đông Triều

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

thị xã Đông Triều

Từ những nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội, cảnh quan môi trường của thị xã Đông Triều, có những đánh giá về lợi thế và hạn chế như sau:

4.1.3.1. Các lợi thế

Nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợi, là điều kiện để Đông Triều giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các khu vực trong và ngoài tỉnh.

Tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt là đá vôi xi măng, than đá, sét gốm, sét gạch ngói,. để phát triển công nghiệp xi măng, điện, đóng tàu, gốm sứ vật liệu xây dựng.. tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng cho phép sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp một cách toàn diện phục vụ nhu cầu trong và ngoài thị xã.

Đông Triều có nhiều di tích lịch sử văn hoá quan trọng nằm trong quần thể di tích Yên Tử, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ.

Kinh tế liên tục ổn định, tăng trưởng và phát triển ở mức cao, kinh tế Công nghiệp, dịch vụ thương mại có sự phát triển nhanh, là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thị xã.

Trên địa bàn có một số nông sản có thương hiệu (như na, bưởi, cam v.v) có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Nhân dân có truyền thống cách mạng lâu đời, là mảnh đất của Đệ tứ chiến khu, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng lớn mạnh, là yếu tố nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội của Đông Triều theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.1.3.2. Những hạn chế

Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thị xã, hiệu quả và sức cạnh tranh ở một số lĩnh vực kinh tế còn thấp.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của thị xã, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực chậm được khắc phục.

Đông Triều cũng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

4.1.3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất

Đông Triều cũng như các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh đều chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ bị thay đổi, trong đó vụ đông có thể bị rút ngắn lại, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đồi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.

Biến đổi khí hậu còn làm tăng tần suất, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng hay hạn hán, rét hại, dịch bệnh, sâu bệnh, sẽ có tác động tới các mặt khác nhau của đời sống xã hội, dẫn tới thảm hoạ khó lường.

Biến đổi khí hậu do nước biển dâng sẽ tác động đến nghề nuôi trồng thuỷ sản do mức triều cường thay đổi, dẫn đến độ mặn của nước sông tăng cao, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thuỷ sản tại các đầm nuôi ven sông, nhiễm mặn vào đồng ruộng.

Để phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cần đánh giá môi trường chiến lược, trước hết là lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, chương trình phát triển, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng,của người dân cần phải được làm thường xuyên, liên tục và phải được coi là yếu tố quyết định, đảm bảo cho sự bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)