PHẦN 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của những
4.5.1. Giải pháp về bảo vệ môi trường
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: quy hoạch phát triển đô thị, trung tâm, khu công nghiệp, khu du lịch, kinh doanh dịch vụ… khai thác triệt để cả không gian và chiều sâu trong quá trình sử dụng đất.
- Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật: giao thông, thủy lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.
- Có kế hoạch khai hoang đất chưa sử dụng để tang quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tạo thêm mặt bằng xây dựng.
- Phát huy tối đa khả năng phủ xanh đồi trọc, trồng rừng mới làm tang độ che phủ của đất.
- Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dụng, tích cực đưa mặt nước hoang hóa vào sử dụng.
- Bằng biện pháp giao đất cụ thể đến các đối tượng trực tiếp sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng đến các địa bàn còn đất trống, tạo vốn, nhân lực, vật tư để đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm tang độ che phủ của rừng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giao đất giao rừng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và các vốn rừng hiện có.
- Các dự án thi công công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị và nuôi trồng thủy sản … phải có phương án bảo vệ môi trường trước khi phê duyệt đưa vào sử dụng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân có ý thức trong việc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường.
4.5.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
Huy động nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn, từ nhân dân, từ nhà nước, và đặc biệt cần có các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (dự án khu cảng biển và dịch vụ đóng tầu đầm Nhà Mạc). Cần thực hiện lập quy hoạch chi tiết đối với các phân khu chức năng, các quy hoạch đô thị, trung tâm hành chính xã.. tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia. Cần chú trọng tìm kiếm và mời gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, cần tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho mục đích công công, dân sinh và an ninh quốc phòng như : Giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng… trên cơ sở phát huy truyền thống, tích cực của quần chúng nhân dân để thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết thực đối với nhân dân khi hiến đất; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận.. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nông thôn mới thông qua chính sách khuyến khích đầu tư.
4.5.3. Giải pháp về khoa học – công nghệ
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác địa chính như đo đạc bản đồ số, lưu trữ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bố trí đầy đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch. Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, tang cường sử dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về quản lý đất đai và hội nhập quốc tế.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất ở các ngành, các cấp là một hoạt động quản lý Nhà nước, phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ và cân đối, công khai trong suốt quá trình và được tiến hành theo nguyên tắc dân chủ tập trung, cần có sự tập trung thống nhất lãnh đạo. Quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành có liên quan khác. Quy hoạch sử dụng đất hay định hướng sử dụng đất của thị xã Đông Triều cần tính đến các công trình trọng điểm quốc gia, thống nhất quy hoạch các cấp, quy hoạch ngành. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự xã hội.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh gắn với phân cấp cho chính quyền cơ sở để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4.5.5. Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất
Nghiên cứu, lựa chọn những chỉ tiêu loại đất phù hợp, không quá chi tiết đi vào từng công trình cụ thể phù hợp cho từng cấp tỉnh, phường. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất phải xác lập được trật tự sử dụng đất trong một thời gian dài, để đảm bảo tính ổn định tương đối của phương án quy hoạch cũng như tính chỉ đạo vĩ mô trong phương án QHSD, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Khoanh định và xác định chức năng của những khu vực có sử dụng đất với quy mô lớn, dễ gây xáo trộn, xác định những khu vực dự kiến phát triển, khu vực hạn chế phát triển, khu vực cần bảo vệ. Trên cơ sở đó thiết lập ranh giới cho một số loại sử dụng đất chính như khu vực chuyên trồng lúa nước để bảo đảm an ninh lương thực. Cần xây dựng khung khống chế các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên với cấp dưới để có căn cứ thực hiện theo đúng quy định.
Nâng cao chất lượng lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị cho giai đoạn 15-20 năm trước khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì sẽ hạn chế tình trạng phát sinh các công trình, dự án ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
4.5.6. Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch
dụng đất. Ban hành một số văn bản quy định riêng đối với từng vùng, từng khu vực đã được xác định mục đích theo hướng mở rộng, nhằm thu hút đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công nghiệp, chợ và trung tâm hành chính các xã…
Nâng cao tính khả thi của quy hoạch kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Đảm bảo tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch.
Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Cương quyết, hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất đầu tư xây dựng trong khi chưa có các kế hoạch cụ thể để thực hiện đầu tư hạ tầng, đây là tình trạng dễ dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư không hoàn chỉnh, gây ra những tổn hại về môi trường do thiếu công trình cơ sở hạ tầng.
Có chính sách đền bù hợp lý, thoả đáng đúng theo quy định của Nhà nước khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác bằng các biện pháp cụ thể như tiền đền bù, hỗ trợ được chuyển sang góp vốn với các đơn vị sử dụng đất thực hiện các công trình dự án, đào tạo nghề, sử dụng lao động đối với những người có đất bị thu hồi.
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất… Đồng thời cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai, công tác quản lý quy hoạch được chặt chẽ hơn.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Thị xã Đông Triều có tổng diện tích 39.721,55 ha; là cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh nên có lợi thế trong cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động giao thương, du lịch giữa các huyện, thị xã, thành phố lân cận trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh. Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào đem lại những cơ hội và thuận lợi trong tạo việc làm và tang nguồn thu ngân sách cho thị xã;
Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thị xã đã dần đi vào nề nếp, đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm hơn. Đến năm 2015, cơ bản diện tích đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau, đất nông nghiệp là 27.653,01 ha chiếm 69,62%, đất phi nông nghiệp có 9.199,17 ha chiếm 23,16%, còn lại đất chưa sử dụng chỉ còn 2.869,37 ha chiếm 7,22% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã.
Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất còn đạt kết quả chưa cao, mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các nhóm đất chính trong cả giai đoạn vẫn chưa đạt được theo quy hoạch, kế hoạch đề ra. Về thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch được triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch; việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất đã dựa trên cơ sở của quy hoạch, kế hoạch. Trong tổng số 254 công trình, dự án với tổng diện tích là 3.179,66 ha; kết quả thực hiện được 105 công trình với diện tích 1.245,75 ha, đạt 39,18%; chưa thực hiện 149 công trình, dự án với diện tích 1.933,91 ha, đạt 60,82%. Nguyên nhân chủ yếu chưa thực hiện được là do thiếu nguồn vốn đầu tư, đăng ký công trình, dự án trong kỳ quy hoạch chưa sát với thực tế, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn việc thực hiện quy hoạch đạt kết quả còn thấp là do tốc độ phát triển kinh tế có mặt chưa vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm; công nghiệp phát triển nhanh nhưng đã bộc lộ những bất cập, khả năng cạnh tranh thấp; công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo; một số công trình xây dựng cơ bản và một số dự án triển khai chậm; dịch vụ thương mại phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của
Để thực hiện tốt việc quy hoạch sử dụng đất giai đoạn sau cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó chú trọng các giải pháp chính sau:
Giải pháp về vốn.
Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Giải pháp về quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đổi mới trình tự, nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5.2. KIẾN NGHỊ
Đề nghị Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều giao Phòng Tài nguyên và Môi trường tham khảo kết quả nghiên cứu của luận văn và triển khai ứng dụng các giải pháp đã đề xuất ngay từ khâu lập, dựng phương án điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2016-2020 và tổ chức thực hiện hiệu quả phương án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp phường ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Thông tư 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng và Nguyễn Quang Học (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Chính Phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003.
7. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
8. Tài liệu thống kê đất đai năm 2015. Phòng Thống Kê thị xã Đông Triều.
9. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp phường (thị xã Đông Triều) giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020.
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều (Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh cấpnước đến năm 2020).
11. Quốc hội (2013). Luật đất đai 2013. Hà Nội.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh - Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh - Báo Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020.
14. UBND Thị xã Đông Triều (2011). Báo cáo điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của UBND Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.
15. UBND Thị xã Đông Triều (2011). Báo cáo thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2011, Đông Triều.
16. UBND Thị xã Đông Triều (2015). Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đai Thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Quảng Ninh.
17. UBND Thị xã Đông Triều (2015). Báo cáo kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2015, Đông Triều.
18. UBND thị xã Đông Triều. Hướng dẫn việc báo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất cấp phường.
19. UBND thị xã Đông Triều. Hướng dẫn lập dự án quy hoạch sử dụng đất của phường. 20. Viện điều tra quy hoạch đất đai. Tổng cục Địa chính (1998). Cơ sở lý luận khoa học
của quy hoạch sử dụng đất đai. Hà Nội.
21. Võ Tử Can (2006). Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp phường. Hà Nội.
Internet:
22. Nguyễn Đình Bồng (2008). Quy hoạch sử dụng đất đô thị: thực trạng và giải pháp, http://www.bmktcn.com/.
23. Lê Quang Trí (2005). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai. Truy cập tại :http://www.huaf.edu.vn/.
24. Số liệu thống kê các ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh. Truy cập tại: http://www.quangninh.gov.vn/.
Tiếng Anh:
Phụ lục 01. Danh mục các công trình dự án đã thực hiện phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015
STT Tên công trình, dự án