PHẦN 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của những
4.5.6. Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch
dụng đất. Ban hành một số văn bản quy định riêng đối với từng vùng, từng khu vực đã được xác định mục đích theo hướng mở rộng, nhằm thu hút đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công nghiệp, chợ và trung tâm hành chính các xã…
Nâng cao tính khả thi của quy hoạch kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Đảm bảo tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch.
Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Cương quyết, hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất đầu tư xây dựng trong khi chưa có các kế hoạch cụ thể để thực hiện đầu tư hạ tầng, đây là tình trạng dễ dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư không hoàn chỉnh, gây ra những tổn hại về môi trường do thiếu công trình cơ sở hạ tầng.
Có chính sách đền bù hợp lý, thoả đáng đúng theo quy định của Nhà nước khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác bằng các biện pháp cụ thể như tiền đền bù, hỗ trợ được chuyển sang góp vốn với các đơn vị sử dụng đất thực hiện các công trình dự án, đào tạo nghề, sử dụng lao động đối với những người có đất bị thu hồi.
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, hiệu quả cho các thủ tục: chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao cấp đất, thẩm định các dự án sử dụng đất… Đồng thời cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai, công tác quản lý quy hoạch được chặt chẽ hơn.