XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2020 thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 95 - 99)

PHẦN 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.6.XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ

4.6.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

a. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thị xã Cửa Lò là cơ sở để quy hoạch, kế hoạch các ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến việc sử dụng đất do đó việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ, có tính toán tới việc liên kết trong vùng, tỉnh, thành phố Vinh và các huyện khác trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh chung.

b. Về chính sách tài chính đất đai

qua các dự án đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách và tạo điều kiện thu hút các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Thực hiện tốt công tác thu, chi tài chính về đất đai, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã đã được phê duyệt, coi đây là một nguồn thu quan trọng để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.

- Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bảo đảm quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng như văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao.

c. Chính sách đối với phát triển hạ tầng

- Ưu tiên đầu tư cho các công trình trong điểm, mang tính chiến lược phát triển chung cho các nghành lĩnh vực.

- Có chính sách đầu tư hạ tầng đối với quỹ đất ít có khả năng canh tác nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và phát triển khu dân cư mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

4.6.2. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật

- Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập, tổ chức thực hiện quy hoạch;

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cần có sự tham gia phản biện khoa học trong và ngoài ngành nhằm nâng cao tính khả thi của phương án điều chỉnh QHSDĐ;

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp, quy trình lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá việc sử dụng đất liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường;

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin đất đai (LIS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, đánh giá, ứng phó với

biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế.

4.6.3. Nhóm giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Để đáp ứng cho nhu cầu quản lý sử dụng đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội, người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cần thiết phải củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai vững mạnh về tổ chức bộ máy, chắc về năng lực chuyên môn và khoa học - công nghệ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thông qua đó tạo ra sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phát huy vai trò của các cấp Đảng ủy, tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong tham gia đóng góp và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng các khu sử dụng đất theo chức năng cần gắn với việc đảm bảo xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đi kèm; đảm bảo các quyền theo luật định của các nhà đầu tư đối với đất đai.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặc dù quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xác định, nhưng cần thực hiện đến đâu thì triển khai thu hồi đất đến đó. Kiên quyết thu hồi các diện tích đất, mặt nước đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, sai mục đích.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên phải gắn với xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định; quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa, quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp theo quy hoạch được duyệt,... Biểu dương các ngành, các cấp thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao.

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực.

4.6.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở thị xã, cán bộ địa chính phường để đáp ứng yêu cầu về đổi mới ngành.

- Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo cho cán bộ lập, thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2020 thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 95 - 99)