Đánh giá xung đột môi trường tại làng nghề bún, phường Đa Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 41)

3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại làng nghề bún, phường Đa Mai

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Số liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu, thông tin có sẵn của các cơ quan Nhà nước, cơ quan nghiên cứu ở trung ương và địa phương, các tạp chí khoa học, báo chí và các tài liệu trên mạng internet chính thống.

- Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thập phục vụ cho kết quả của đề tài tập trung vào các loại chủ yếu như sau: Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của phường Đa Mai, các số liệu về môi trường đất, nước, không khí, các xung đột môi trường trên địa bàn nghiên cứu, các thông tin về số lượng, quy mô, các cơ sở sản xuất và các thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường từ UBND Phường Đa Mai, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Giang, thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến định hướng cho nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài.

3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp khảo sát hiện trường

Quan sát, chụp ảnh nhằm thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, tình hình phát sinh và quản lý chất tải tại làng nghề.

3.3.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ

Sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn các hộ nông dân nhằm thu thập các thông tin về tình hình sản xuất bún, nguồn thải từ làm bún, tình hình thu gom và xử lý chất thải nói chung, những nội dung liên quan đến xung đột giữa các nhóm sản xuất trong làng nghề.

Làng nghề bún phường Đa Mai có tất cả 112 hộ làm bún, theo Yamare (1967):

n= (N:[1+N x e2 ])

Trong đó: n : số phiếu cần điều tra

N : số hộ tham gia sản xuất làm bún e : sai số (0,15)

Do đó, số mẫu cần có để khảo sát điều tra là 64 phiếu. Số lượng hộ tương ứng 32 hộ làm bún và 32 hộ không tham gia sản xuất bún.

3.3.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn cán bộ phường Đa Mai

- Cán bộ lãnh đạo phường: 01 - Cán bộ tổ dân phố: 07

Nội dung chủ yếu tập trung vào tình hình quản lý rác thải, những vấn đề liên quan đến xung đột giữa các thành phần, nhóm sản xuất trong địa phường, thôn và mối liên quan giữa sản xuất bún và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là những giải pháp về giải quyết xung đột tại địa phương,...Sử dụng câu hỏi mở và ghi chép các thông tin liên quan.

3.3.2.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải

- Thời gian lấy mẫu: Tháng 9/2016 và tháng 3/2017.

- Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 5992:1995 và TCVN 5999:1995.

Bảng 3.1. Danh mục các vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất ngẫu nhiên tại 4 điểm

Loại mẫu Kí hiệu Vị trí

Nước thải sản xuất

NTCN1 Lấy nước thải của quá trình sản xuất bún trước khi thải ra cống thoát nước chung của tổ dân phố Mai Đình.

NTCN2 Lấy nước thải của quá trình sản xuất bún trước khi thải ra cống thoát nước chung của tổ dân phố Mai Đọ.

NTCN3 Lấy tại cống thải tập trung nước thải của tổ dân phố Hòa Sơn trước khi thải ra ao Cửa Chùa.

NTCN4 Lấy nước thải của quá trình sản xuất bún trước khi thải ra cống thoát nước chung của tổ dân phố Mai Sẫu.

- Sơ đồ các điểm lấy mẫu: Hình dưới.

- Các chỉ tiêu phân tích: Nhiệt độ, pH, độ màu, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng, tổng phôtpho, amoni, clorua, coliform, tổng nitơ.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 3.2. Các thông số và phương pháp phân tích mẫu NTCN

TT Thông số Phương pháp phân tích

1 Nhiệt độ SMEWW 2550B:2012 2 pH TCVN 6492:2011 3 Độ màu TCVN 6185:2015 4 COD SMEWW 5210C:2012 5 BOD5 SMEWW 5220D:2012 6 Tổng chất rắn lơ lửng TCVN 6625:2000 7 Tổng photpho TCVN 6202:2008 8 Amoni (NH4+) TCVN 5988: 1995 9 Clorua TCVN 6194 : 1996 10 Coliform TCVN 6187-2:1996 11 Tổng Nito TCVN 6638: 2000

- Địa chỉ phân tích mẫu: Trung Tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang.

3.3.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước mặt

Bảng 3.3. Danh mục các vị trí lấy mẫu nước mặt ngẫu nhiên tại 2 điểm

Loại mẫu Kí hiệu Vị trí Nước mặt

NM 1 Lấy mẫu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải thuộc tổ dân phố Mai Đình

NM 2 Lấy mẫu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải thuộc tổ dân phố Hòa Sơn

- Thời gian lấy mẫu: Tháng 9/2016 và tháng 3/2017 - Số lượng mẫu: 02 mẫu nước mặt

- Sơ đồ các điểm lấy mẫu: Hình dưới

- Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) và TCVN 6663-6:2008

- Các chỉ tiêu phân tích: Nhiệt độ, pH, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng, amoni, phosphat, clorua, nitrit, nitrat, coliform.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 3.4. Các thông số và phương pháp phân tích mẫu Nước mặt

TT Thông số Phương pháp phân tích

1 Nhiệt độ SMEWW 2550B:2012 2 pH TCVN 6492:2011 3 COD SMEWW 5210C:2012 4 BOD5 SMEWW 5220D:2012 5 Tổng chất rắn lơ lửng TCVN 6625:2000 6 Amoni (NH4+) TCVN 5988: 1995 7 Phosphat (PO43-) TCVN 6202: 2008 8 Clorua TCVN 6194:1996

9 Nitrit (NO2- tính theo N) TCVN 6178:1996 10 Nitrat (NO3- tính theo N) TCVN 6180:1996

11 Coliform TCVN 6187-2:1996

- Địa chỉ phân tích mẫu: Trung Tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang.

3.3.2.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước ngầm

Bảng 3.5. Danh mục các vị trí lấy mẫu nước ngầm ngẫu nhiên tại 4 điểm

Loại mẫu Kí hiệu Vị trí

Nước ngầm

NN 1 Lấy nước giếng hộ gia đình, tổ dân phố Mai Đình NN 2 Lấy nước giếng hộ gia đình, tổ dân phố Mai Đọ NN 3 Lấy nước giếng hộ gia đình, tổ dân phố Hòa Sơn NN 4 Lấy nước giếng hộ gia đình, tổ dân phố Mai Sẫu - Thời gian lấy mẫu: Tháng 9/2016 và tháng 3/2017.

- Số lượng mẫu: 04 mẫu nước ngầm. - Sơ đồ các điểm lấy mẫu: Hình dưới.

- Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 6663-11:2011.

- Các chỉ tiêu phân tích: pH, chất rắn tổng số, độ cứng, amoni, nitrat, sunphat, clorua, chì, cadimi, asen, sắt, xianua, coliform.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu phân tích môi trường nước ngầm

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử

1 pH TCVN 6492: 2011

2 Chất rắn tổng số TCVN 4560: 1988

3 Độ cứng TCVN 6224: 1996

4 Amoni (NH4+) US EPA METHOD 350.2 5 Nitrat (NO3- ) TCVN 6180: 1996 6 Sunphat (SO42-) TCVN 6494-1: 2011 7 Clorua (Cl-) TCVN 6194: 1996 8 Chì (Pb) TCVN 6193:1996 9 Cadimi (Cd) TCVN 6193B: 1996 10 Asen (As) TCVN 6626: 2000 11 Sắt (Fe) TCVN 6177: 1996 12 Xianua (CN-) TCVN 6181: 1996 13 Coliform TCVN 6187-2: 1996

- Địa chỉ phân tích mẫu: Trung Tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang.

3.3.2.7. Phương pháp thu thập mẫu không khí, tiếng ồn

Bảng 3.7. Các vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn ngẫu nhiên tại 4 điểm

Loại mẫu Kí hiệu Vị trí

Không khí xung quanh

KXQ 1 Lấy trên đường Bảo Ngọc, khu vực chạy qua tổ dân phố Mai Đình

KXQ 2 Lấy trên đường Mai Đọ thuộc tổ dân phố Mai Đọ. KXQ 3 Lấy trên đường Hòa Sơn thuộc tổ dân phố Hòa Sơn KXQ 4 Lấy trên đường Mai Sẫu thuộc tổ dân phố Mai Sẫu - Thời gian lấy mẫu: Tháng 10/2016 và tháng 3/2017.

- Số lượng mẫu: 04 mẫu không khí xung quanh. - Sơ đồ các điểm lấy mẫu: Hình dưới.

- Phương pháp lấy mẫu: TCVN 5971:1995, TCVN 6137:2009.

- Các chỉ tiêu phân tích: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO, H2S.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 3.8. Danh mục các vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn ngẫu nhiên tại 4 điểm

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử

1 Nhiệt độ QCVN 46: 2012/BTNMT 2 Độ ẩm QCVN 46: 2012/BTNMT 3 Tốc độ gió QCVN 46: 2012/BTNMT 4 Tiếng ồn TCVN 7878-2: 2010 5 Bụi lơ lửng TCVN 5067: 1995 6 SO2 TCVN 5971: 1995 7 NO2 TCVN 6137: 2009 8 CO BG-HDPT 9 H2S Thường quy Bộ Y tế

- Địa chỉ phân tích mẫu: Kết quả phân tích kế thừa từ Trung Tâm Quan trắc TN&MT Bắc Giang, đã được Trung tâm đồng ý cho sử dụng kết quả phân tích vào luận văn.

3.3.2.8. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất

Bảng 3.9. Danh mục các vị trí lấy mẫu đất tại 02 điểm

Loại mẫu Kí hiệu Vị trí

Đất

Đ 1 Tại cánh đồng Đông Miễu, tổ dân phố Mai Đình, phường Đa Mai

Đ 2 Tại cánh đồng Bờ Dì , tổ dân phố Mai Sẫu, phường Đa Mai

- Thời gian lấy mẫu: Tháng 10/2016 và tháng 3/2017. - Số lượng mẫu: 04 mẫu không khí xung quanh. - Sơ đồ các điểm lấy mẫu.

- Phương pháp lấy mẫu: TCVN 5297: 1995.

- Các chỉ tiêu phân tích: thuốc trừ sâu Padan 95SP, thuốc trừ cỏ Sofit 300 EC/ND, Cu, Pb, Zn, Cd, As, P2O5 dễ tiêu, Mn, Fe.

- Phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 3.10. Danh mục các chỉ tiêu lấy mẫu đất

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử 1 Thuốc trừ sâu Padan 95 SP TCVN 6649-2000 2 Thuốc trừ cỏ Sofit 300 EC/ND TCVN 6649-2000

3 Cu TCVN 6496-1999 4 Pb TCVN 6496-1999 5 Zn TCVN 6496-1999 6 Cd TCVN 6496-1999 7 As TCVN 6496-1999 8 P2O5 dễ tiêu TCVN 7374 -2004 9 Mn TCVN 6496-1999 10 Fe TCVN 6496-1999

- Địa chỉ phân tích mẫu: Kết quả phân tích tại Trung Tâm Quan trắc TN&MT Bắc Giang.

- Kết quả phân tích mẫu nước, đất và không khí sử dụng trong nghiên cứu của đề tài đã được sự chấp thuận của Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu

- Địa chỉ phân tích mẫu: Kết quả phân tích tại Trung Tâm Quan trắc TN&MT Bắc Giang.

Kết quả phân tích mẫu nước, đất và không khí sử dụng trong nghiên cứu của đề tài đã được sự chấp thuận của Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang.

3.3.3. Phương pháp so sánh

Dựa vào kết quả thu thập được từ khảo sát thực tế, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí.

- Đối với đất so sánh theo QCVN 03:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

- Đối với nước mặt so sánh theo QCVN 08:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Đối với nước ngầm so sánh theo QCVN 09:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- Đối với nước thải so sánh theo QCVN 40:2011/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải.

3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

Dựa vào các tài liệu thu thập, xây dựng các bảng biểu, đồ thị, phân tích kết quả, so sánh với các chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất gây ô nhiễm; từ đó đưa ra những nhận định phù hợp về xung đột môi trường, đánh giá mức độ xung đột về môi trường theo từng nhóm xã hội. Từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp với khu vực nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐÔI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ BÚN PHƯỜNG ĐA MAI NGHỀ BÚN PHƯỜNG ĐA MAI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phường Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang được thành lập năm 2013 nằm cách trung tâm thành phố 2km về phía Nam. Có diện tích tự nhiên là 360,88 ha. Tiếp giáp với các xã, phường:

- Phía Bắc giáp xã Song Mai thành phố Bắc Giang và đê sông Thương; - Phía Nam giáp xã Tân Mỹ và phường Mỹ Độ thành phố Bắc Giang; - Phía Đông giáp phường Trần Phú thành phố Bắc Giang;

- Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung huyện Việt Yên.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang

Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình phường Đa Mai khá bằng phẳng. Phường nằm ở phía Nam sông Thương lên địa hình thấp và nhiều chỗ trũng. Địa hình nghiêng từ Đông sang Tây, cao nhất là khu vực đầu cầu Bắc Giang đến dốc Vòng Xẻ, khu vực tổ dân phố Mai Sẫu, trong làng khu vực thấp nhất là khu vực tổ dân phố Thanh Mai. Cao độ địa hình khu vực ruộng canh tác biến thiên từ +(2(3,5)m, khu vực đồi núi

từ +(90(240)m. Vùng đồng bằng có cao độ phổ biến +(4 (10)m, xây dựng khá thuận lợi.

Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Dạng địa hình này cho phép xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình xây dựng dân dụng.

Khí tượng thủy văn

Theo niên giám thống kê năm thành phố Bắc Giang năm 2016, phường Đa Mai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hoà, mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh giá, mưa ít.

Một số nét đặc trưng về khí hậu của phường:

Là một phường thuộc vùng núi trung du Bắc bộ do đó có nét đặc thù cơ bản về khí hậu thời tiết của vùng trung du Bắc Bộ đó là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và hanh khô rõ rệt.

Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình không khí là 23,40C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 39,60C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 5,10C.

Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, tháng 01, tháng 02, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160C. tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5, 6,7,8. Trung bình tháng cao nhất là 290C.

Độ ẩm không khí :

Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 81% Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 79%

Lượng mưa:

Lượng mưa phân bổ theo mùa: Mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 – 9. Lượng mưa chiếm khoảng 85 - 88% tổng lượng mưa nămsố ngày mưa khoảng 121 ngày lượng mưa trong năm trung bình khoảng 1200 mm, riêng 2 tháng 7 và 8 lượng mưa chiếm tới 55 - 70%. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm. Trong mùa này thường là mưa phùn, lượng mưa nhỏ, tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường rơi vào tháng 1 - 2. Lượng mưa trung bình năm: 1558mm.

Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 254,6mm. Lượng mưa ngày lớn nhất: 292mm.

Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm hơn 70% lượng mưa của cả năm.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.

Gió, bão:

- Hướng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc (từ tháng 11-3 năm sau), mùa hạ gió chủ đạo là gió Đông Nam (từ tháng 4 -10).

- Tốc độ gió mạnh nhất trong bão: 34 m/s.

- Ảnh hưởng của bão ở Bắc Giang không nặng nề như vùng miền Trung, bão thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mưa to gió lớn.

Nhìn chung, phường Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên một số năm gần đây do biến đổi khí hậu nên mưa trận cũng xuất hiện những giá trị đột biến làm ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 41)