Nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 37)

Tất cả những mâu thuẫn, xung đột môi trường suy cho cùng đều xoay quanh ba chức năng của môi trường.

Theo Nguyễn Đình Hòe (2005), có hai nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường như sau:

Sự yếu kém trong quản lý nhà nước về môi trường: Khi pháp luật và người thực thi pháp luật không đảm bảo được tính kịp thời, công bằng thì con người có xu hướng tự cho mình quyền tự thực thi công lý.

Thiếu sự tham gia bình đẳng của các bên liên quan: Vai trò của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường trước đây được quy định rất mờ nhạt. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 dành hẳn một chương (chương XV) gồm 3 điều: Điều 144. Trách nhiệm và quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Điều 145. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Điều 146. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư, đã quy định chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội và dân cư, nhưng Luật này đến 01/01/2015 mới có hiệu lực. Trong thời gian qua, xung đột môi

trường bùng phát nhiều nơi khi vị thế của người dân không bình đẳng với các tác nhân tham gia vào xung đột khác. Trong khi đó, các tổ chức xã hội lại thường đừng ngoài hòa giải xung đột.

Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong xung đột môi trường

Nguồn: Nguyễn Đình Hòe (2005) Theo Vũ Cao Đàm (2000), xung đột môi trường có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

- Sự khác nhau trong quan niệm về bảo vệ môi trường;

- Những bất hoà trên nhận thức trong cách xử sự với môi trường; - Những dị biệt về văn hoá trong cách xử sự với môi trường;

- Những bất bình đẳng xã hội trong việc sử dụng tài nguyên và hưởng thụ các lợi thế môi trường.

Bất bình đẳng môi trường xuất hiện giữa các nhóm xã hội, khi một nhóm này được hưởng những lợi thế về tài nguyên và môi trường hơn các nhóm khác.

Bất bình đẳng môi trường có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân rất khác nhau.

- Nguyên nhân hoàn toàn khách quan do các yếu tố địa lý mang lại;

- Sự vô ý thức của một nhóm các nhân hoặc một nhóm xã hội, gây hại môi trường cho các nhóm xã hội khác;

- Sử dụng sai những phương tiện kỹ thuật và công nghệ do thiếu hiểu biết trong hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Cũng có thể do những hành vi cố ý chiếm dụng lợi thế về tài nguyên và môi trường, dẫn đến sự xâm hại lợi ích môi trường của cộng đồng.

Từ những nghiên cứu trên, tập trung lại có những nguyên nhân dẫn xung đột môi trường sau đây:

Cộng đồng dân cư

Các cơ sở sản xuất Cơ quan quản lý nhà nước

- Sự bất đồng về nhận thức trong cách xử sự với môi trường; - Những dị biệt về văn hoá trong cách xử sự với môi trường;

- Những bất bình đẳng xã hội trong việc sử dụng tài nguyên và sự hưởng thụ các lợi thế môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)