Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 94 - 95)

4.4.2.1. Kỹ thuật sản xuất bún

Áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn. Công nghệ sản xuất bún tại làng nghề đã được cơ khí hóa ở hai công đoạn: xay bột nước, thấu bột. Các công đoạn khác khá nặng nhọc, đặc biệt là các công đoạn vắt bún, làm chín,.... vừa nặng nhọc lại vừa phải tiếp xúc với nguồn nhiệt và khí thải do đốt than. Định mức than cho sản xuất bún là 120kg/tấn bún thành phẩm. Than dùng cho sản xuất bún thường là than hỗn hợp: 70% than cám và 30% than đá.

- Giải pháp hoàn thiện thiết bị và công nghệ:

+ Công đoạn vắt bún bằng tay có thể thay thế bằng một thiết bị vắt bún cơ học, được lắp cố định phía trên nồi nấu. Pistông đẩy của thiết bị sẽ được nén đẩy sợi bún ra khỏi ống chứa bằng đòn bẩy do người lao động điều khiển. Như vậy, lực tác động sẽ nhỏ hơn và người lao động không phải đứng gần lò than.

+ Một lẵng bằng inox có kích thước gần bằng đường kính nồi nấu được đặt trong nồi nấu. Sợi bột được vắt vào lẵng và được làm chín. Toàn bộ lẵng bún đã được làm chín được nhắc ra bằng một ròng rọc để đưa sang tráng và làm nguội bún trước khi được định hình (bắt bún) và ép. Dụng cụ này cũng giúp người lao động thực hiện nhẹ nhàng hơn và không phải tiếp xúc với khí từ lò than.

Thực tế cho thấy, các lò nấu làm chín bún thường bốc lửa quanh nồi nấu, vừa gây tổn thất nhiệt vừa gây ô nhiễm nhiệt và khí thải từ than.

Theo tư vấn của Viện Nghiên cứu năng lượng mới của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lò đốt than cải tiến có ống thoát khí thải có thể tiết kiệm được 30%

4.4.2.2. Kỹ thuật xử lý nước thải, khí thải

Nước thải từ các hộ sản xuất sau khi xử lý sơ bộ tách các tạp chất thô được đưa ra cống thải chung. Trên hệ thống cống rãnh chung có bố trí các hố ga để tiếp tục lắng tách các tạp chất, sau đó nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập chung.

Nước thải theo hệ thống cống rãnh tập trung vào bể lắng - điều hòa, tại đây, phần lớn các tạp chất dễ lắng được tách ra, đồng thời bể còn có tác dụng điều hòa lưu lượng làm cho lưu lượng nước thải luôn ổn định.

Hoạt động sản xuất trong các làng nghề hiện nay đang phát sinh ngày càng nhiều loại ô nhiễm, đặc biệt là nước thải, khí thải và chất thải rắn. Vì thế hoạt động quan trắc nhằm đánh giá chất lượng môi trường của các làng nghề là một vấn đề cấp thiết. Từ các dữ liệu của kết quả quan trắc, các cấp quản lý có thể hoạch định các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường làng nghề và quản lý môi trường làng nghề ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)