Giải quyết xung đột môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 41)

Hầu hết các nhận xét đều cho rằng, xung đột môi trường là một vấn đề không không thể tránh khỏi. Nó nảy sinh là do các cá thể, các nhóm người có mục tiêu, lợi ích khác nhau, có nhiều bên tham gia và mong ước của họ không thể thoả mãn, đồng thời do sự hạn chế của thế giới tự nhiên.

Theo Suselo (AIT) cùng một số tác giả đưa ra một số cách thức giải quyết xung đột môi trường như sau:

- Dự báo xung đột môi trường: là giải pháp hữu hiệu nhất ở giai đoạn sớm nhất của quy hoạch dự án.

- Liên kết cùng giải quyết: bao gồm sự đạt được những thoả thuận không chính thức giữa các bên tham gia liên quan nhằm khẳng định khả năng chấp thuận của những người ra quyết định.

- Hoà giải môi trường: là quá trình đàm phán chính thức hơn và ngắn gọn hơn giữa các bên đại diện.

- Đối thoại chính sách: được thực hiện thông qua các hội nghị không chính thức để thảo luận và cố vấn cho các cơ quan.

- Sự phân xử ràng buộc: là hướng giải quyết do trọng tài giải quyết.

- Đàm phán hoặc thương lượng; được sử dụng ở nơi mà các bên tham gia có quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cầu chung là đạt tới một thoả thuận nào đó.

Về cách thức xử lý xung đột có rất nhiều nghiên cứu đã trích dẫn 5 nguyên tắc trong xử lý xung đột là đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, thỏa hiệp và tránh né. Cụ thể:

Đối đầu: Khi cả hai phía đều không thỏa mãn, không thống nhất với nhau về một nhu cầu nào đó, dẫn đến đối đầu, cũng có thể xảy ra xung đột vũ trang.

Đối thoại: Khi cả hai bên đều có nhu cầu đạt tới một thỏa thuận nào đó được thực hiện thông qua các cuộc họp, hội nghị không chính thức, trong đó có sự đại diện của các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan.

Thỏa hiệp: để đạt tới sự thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên.

Tránh né: Khi một trong hai bên không quan tâm về sự thỏa mãn nhu cầu của mình hoặc của người khác, tức không có hành động.

Nhượng bộ: Khi một trong hai bên chấp nhận thua cuộc có thể trong một thời điểm nào đó hoặc thua luôn.

Tuy nhiên, mọi đàm phán và thỏa thuận đều cần phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chuẩn mực đó bao gồm những chuẩn mực về kỹ thuật và những chuẩn mực về đạo đức.

Những nguyên tắc xử lý xung đột trên đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hòa và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá xung đột về môi trường làng nghề bún tại phường đa mai, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)