Bản chất và phân loại tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mỹ lộc, tỉnh nam định (Trang 25 - 26)

Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính toán, cũng như trong thực tiễn.

Để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao hàm “Tính khả thi lý thuyết – được xác định và tính toán thông qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất; “Tính khả thi thực tế - chỉ có thể xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt được khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong thực tiễn. Khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện bình thường, sự khác biệt giữa “Tính khả thi lý thuyết” và “Tính khả thi thực tế” thường không đáng kể.

Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và luận chứng thông qua 5 nhóm tiêu chí:

(1) Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về:

- Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm các chỉ tiêu: + Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật;

+ Các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án... - Việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương án QHSDĐ: + Thành phần hồ sơ và sản phẩm;

+ Trình tự pháp lý...

(2) Khả thi về phương diện khoa học – công nghệ, bao gồm:

+ Tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất: điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

+ Sử dụng các định mức, tiêu chuẩn;

+ Xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mô hình mẫu...

- Phương pháp công nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu và xây dựng tài liệu bản đồ...

- Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất...

- Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá;

- Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp.

(4) Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực hiện được. Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây:

- Nhóm 1: Là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ (cần đầu tư kinh phí) nhằm tạo điều kiện không gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp và người sử dụng đất.

- Nhóm 2: Bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và thiết bị công trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và định hướng phát triển của doanh nghiệp và người sử dụng đất), cần lượng vốn đầu tư khá lớn (gồm cả chi phí điều tra khảo sát, thiết kế cũng như vốn đầu tư để thực hiện công trình) và thực hiện theo dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

- Nhóm 4: Bao gồm các biện pháp không đòi hỏi vốn đầu tư cơ bản nhưng được thực hiện bằng dự toán chi phí sản xuất bổ sung hàng năm của doanh nghiệp hoặc người sử dụng đất.

(5) Khả thi về các giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, được đánh giá theo nhóm các giải pháp gồm:

- Các giải pháp về nguồn lực và kinh tế; - Các giải pháp về quản lý và hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mỹ lộc, tỉnh nam định (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)