Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mỹ lộc, tỉnh nam định (Trang 44 - 45)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Lộc

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

HuyệnMỹ Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, có Sông Hồng chạy qua ở phía Đông huyện và sông Châu Giang ở phía Bắc huyện. Trung tâm huyện lỵ nằm cạnh Quốc lộ 21 B (trên trục đường Nam Định - Phủ Lý). Cách thành phố Nam Định 8 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Phủ Lý là 23 km về phía Đông Nam. Huyện Mỹ Lộc có vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;

- Phía Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản; - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;

- Phía Tây giáp huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam;

Huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích hành chính là 7.448,87 ha, dân số năm 2015 là 70.152 người. Mỹ Lộc là cửa ngõ của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán với tất cả các vùng trong và ngoài tỉnh thông qua trục đường Quốc lộ 10, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, đường sắt Bắc - Nam và đường thủy. Huyện là một trong những vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động cho thành phố Nam Định, khu công nghiệp Hoà Xá và cụm công nghiệp An Xá, khu Công nghiệp Mỹ Trung ...

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Mỹ Lộc được bao bọc bởi hệ thống đê sông Hồng dài 7,10 km và đê Ất Hợi của sông Châu Giang dài 8 km nên đã chia cắt địa bàn huyện thành 2 tiểu địa hình khác nhau:

- Đất khu ngoài đê: có địa hình cao, đất đai màu mỡ do được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm thuận lợi cho việc trồng rau màu, đem lại thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây ra bất lợi không nhỏ đến canh tác và đời sống nhân dân nơi đây.

- Đất khu vực trong đê: có địa hình thấp hơn, dễ bị ngập úng nên đất bị Glây hoá.

Để khắc phục tình trạng này huyện Mỹ Lộc đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới tiêu cho khoảng 70% diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Đất trong đê phù hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.

4.1.1.3. Khí hậu

Mỹ Lộc là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). 4.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Mỹ Lộc có 3 con sông chính chảy qua là: sông Hồng, sông Đào và sông Châu Giang. Sông Châu Giang ở phía Bắc huyện (8 km/28 km chiều dài sông) chủ yếu tiếp nhận nguồn nước tưới tiêu nội đồng, chảy ra sông Hồng qua trạm bơm Hữu Bị. Sông Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1 km cung cấp nước tưới, tiêu cho cả huyện qua công trình đầu mối (trạm bơm Hữu Bị và Quán Chuột). Chế độ dòng chảy của sông Hồng qua huyện Mỹ Lộc mùa nước cạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nước kiệt trong tháng 1, 2, 3 (mực nước cao +0,3 m) mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% lượng nước trong năm. Lũ sông Hồng thường là lũ kép, mùa lũ nước sông dâng lên rất nhanh: 3 – 7m/ngày song có hàm lượng phù sa rất cao: 1000g/m3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mỹ lộc, tỉnh nam định (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)