Thực trạng liên kết đào tạo qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 50 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng liên kết đào tạo cho người học trong trường Cao đẳng Kinh tế

4.1.2. Thực trạng liên kết đào tạo qua các năm

4.1.2.1 Liên kết trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo

Mỗi loại hình đơn vị, mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau có nhu cầu về đào tạo khác nhau nhưng dù là loại hình đơn vị nào, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh nào khi tuyển dụng nguồn nhân lực, đơn vị đều mong muốn nguồn nhân lực đó nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với vị trí cơng việc và hiểu được tính chất cơng việc. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế có nhiều sự chênh lệch nên cần thiết trong quá trình tiếp nhận lý thuyết thì sinh viên cần có mơi trường thực tế để có thể nhận biết, nắm bắt vấn đề và được thực hành trong các tình huống thực tế. Bên cạnh trình độ chun mơn nghiệp vụ thì các đơn vị thường địi hỏi ứng cử viên của mình phải có thêm các kỹ năng mềm như: Sử dụng thành thạo máy tính văn phịng, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự tin, có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, …

Qua việc điều tra thị trường lao động để xác định nhu cầu đào tạo của các đơn vị hiện nay thì nhận thấy rằng nhu cầu tuyển dụng của đơn vị hiện nay là rất lớn nhưng trên thực tế việc trao đổi thông tin giữa đơn vị với Nhà trường còn rất nhiều điều cần phải quan tâm.

Hình 4.1, cho thấy có 96% doanh nghiệp không thực hiện việc trao đổi thơng tin về nhu cầu của mình đối với năng lực và trình độ của người lao động, nhà tuyển dụng thì cần nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề, các kỹ năng để đáp ứng thực tế cơng việc của mình. Nhưng trên thực tế Nhà trường hiện nay trong quá trình đào tạo của mình đã thực hiện việc đào tạo khác xa với nhu cầu thực tế của đơn vị. Chỉ 4% là các đơn vị thỉnh thoảng trao đổi thông tin về nhu cầu của

mình với Nhà trường để có thể tìm kiếm những nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hình 4.1. Đơn vị cung cấp thơng tin về nhu cầu đào tạo

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Từ năm 2013 trở đi, Nhà trường đã bắt đầu việc điều tra khảo sát thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị, đồng thời Nhà trường cũng tiến hành cùng lúc việc thu thập thông tin sinh viên ra trường và đang làm việc tại các cơ sở, các tổ chức.

Năm 2012, Nhà trường cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo trao đổi với một số tổ chức nước ngồi như: trao đổi thơng tin đào tạo với Trường Cao đẳng Hợp tác xã Malaysia, gặp gỡ trao đổi và làm việc với đại diện Trường Flinders Úc về việc hợp tác viết giáo trình Tài chính HTX, gặp gỡ với đại diện trường Đại học Oslo – Nauy nhằm đề xuất chương trình hợp tác đào tạo. Năm 2013, Nhà trường cũng có một đồn gồm Ban Giám hiệu và một số cán bộ của Nhà trường tham gia dự hội thảo "Tiến tới một nền giáo dục Hợp tác xã hoàn hảo ở ASEAN" tại

Malaysia. Bên cạnh đó Nhà trường cũng vinh dự được đón các đại diện của Trường Cao đẳng Hợp tác xã Malaysia sang thăm và làm việc tại trường vào cuối tháng 11/2013. Tháng 8/2014, Nhà trường có trao đổi với Công ty Lotte Hàn Quốc về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Tháng 11/2014, giảng viên và sinh viên Trường Đào tạo Cán bộ Hợp tác xã Malaysia sang thăm và giao lưu với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Cùng trong năm Nhà trường và tổ chức Koica Hàn Quốc tổ chức hội thảo E – learning đào tạo trực tuyến.

Bảng 4.2. Hoạt động trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo

TT Nội dung Năm

2013 2014 2015

1 Điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng LĐ của DN x x 2 Thu thập thông tin về LĐ đã qua đào tạo x x 3 Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm x x x 4 Những thay đổi về chương trình đào tạo x x 5 Những thay đổi về phương pháp giảng dạy x x 6 Những thay đổi về thiết bị giảng dạy x x

7 Những chuyên ngành mới mở x x

Nguồn: Phòng Đào tạo (2015) Cũng trong năm 2013, Nhà trường cũng đã thực hiện việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, điều này tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho người học, việc đổi mới phương pháp giảng dạy được Nhà trường yêu cầu thực hiện trong mỗi học phần. Năm 2015, Nhà trường cũng quyết định mở thêm ngành Công nghệ thiết kế thời trang & May, đào tạo trình độ cao đẳng.

Các hoạt động trên cho thấy, những năm gần đây việc trao đổi thông tin nhu cầu về đào tạo với doanh nghiệp của Nhà trường tương đối ít và hầu hết tập trung vào các tổ chức nước ngồi, cịn trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo với các doanh nghiệp trong nước hầu như là khơng có, trong khi đào tạo sinh viên ra để đáp ứng nhu cầu công việc trong nước. Điều này dẫn đến sinh viên nắm bắt rất ít tình hình biến động của các doanh nghiệp để từ đó dẫn đến có cái nhìn xa rời với thực tế. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sau khi ra trường sinh viên bỡ ngỡ với tất cả các công việc của doanh nghiệp.

4.1.2.2. Liên kết thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo

Bảng 4.3. Liên kết thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo

Năm

Ngành đào tạo của các hệ đào

tạo

Số chương trình được xây dựng với sự tham gia của doanh nghiệp

Số lượng (ngành) Tỷ lệ (%)

2013 14 0 0

2014 14 1 7,14

2015 14 2 14,28

Trong quá trình đào tạo, Nhà trường đã nhận thấy được vai trò quan trọng của các đơn vị trong việc thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo. Nhà trường cũng đã mời một số đơn vị tham gia tư vấn góp ý xây dựng chương trình đào tạo, Bảng 4.3 bên dưới sẽ cho thấy thực tế các đơn vị tham gia xây dựng chương trình đào tạo với Nhà trường.

Từ năm 2013 - 2015, với 14 ngành học của các bậc đào tạo cao đẳng chính quy, cao đẳng liên thơng và trung cấp chun nghiệp nhưng năm 2013 khơng có chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các đơn vị mà chương trình đào tạo của Nhà trường được xây dựng chủ yếu theo quan điểm tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trong nước, năm 2014 và năm 2015 Nhà trường bắt đầu có sự liên kết xây dựng chương trình đào tạo ngành cơng nghệ thơng tin với sự tham gia của Công ty Sam Sung Việt Nam và Đại học CN & GD Hàn Quốc (chiếm 7,14%, 14,28%). Nhìn chung việc liên kết thiết kế xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường cịn rất yếu.

4.1.2.3. Liên kết về tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Công tác hướng nghiệp cho sinh viên hiện nay chưa được chú trọng đúng tầm, nên việc sinh viên sau khi tốt nghiệp mất phương hướng về nghề nghiệp là điều tất yếu. Hai đặc điểm có thể thấy rõ nhất là phần lớn ứng viên không tự tin về bản thân và kỹ năng xin việc dưới trung bình. Những mặt yếu kém của sinh viên sau khi tốt nghiệp thường là kiến thức lý thuyết tạm được nhưng tay nghề thực tế yếu, thiếu khả năng tổng hợp, không biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có tính hệ thống, khơng biết cách làm việc tập thể, theo nhóm, thiếu khả năng quản lý, tổ chức công việc …

Kết quả điều tra 30 đơn vị, có 93% doanh nghiệp khơng bao giờ tham gia tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên, 7% đơn vị thỉnh thoảng tham gia tư vấn hướng nghiệp.

Cũng phần nào nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên, các tổ chức liên kết với Nhà trường cũng đã có mở những lớp tập huấn về hướng nghiệp, kỹ năng mềm, giao tiếp. Cụ thể, cuối tháng 10/ 2014, Phịng Khoa học cơng nghệ và Hợp tác quốc tế đã mời Trung tâm Tân Việt về đề đào tạo kỹ năng mềm, hướng nghiệp cho sinh viên toàn trường. Rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm đã được chia sẻ giúp sinh viên có thêm nhiệt huyết, kỹ năng, sự tư tin với công việc trong tương lai.

Hình 4.2. Đơn vị tham gia tư vấn hướng nghiệp

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Ngồi ra, cơng tác hướng nghiệp của Nhà trường cũng được tổ chức mỗi năm một lần do Công ty điện tử Samsung tổ chức, các khoa chuyên ngành cũng có tổ chức cho sinh viên nhưng mật độ cịn ít. Vậy thực tế là hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên chưa đồng bộ, số lượng và chất lượng chưa cao. Hiện nay Nhà trường đã có Ban tuyển sinh và tư vấn việc làm nhưng công tác tư vấn việc làm chưa được khai thác. Có thể thấy rằng nguyên nhân quan trọng của vấn đề này là trường đang rất thiếu lực lượng tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên và Nhà trường cũng chưa xây dựng được một chương trình khung thống nhất cho cơng tác giáo dục hướng nghiệp.

Bảng 4.4. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

TT Nội dung Năm

2013 2014 2015

1 Thiết lập hệ thống thông tin việc làm x x 2 Tổ chức, tham gia hội chợ việc làm

3 Tư vấn hướng nghiệp x x x

4 Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng sống ngắn hạn x x Nguồn: Ban tư vấn tuyển sinh & Giới thiệu việc làm (2015)

4.1.2.4. Liên kết về tài chính và cơ sở vật chất

Tài chính và cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại

hóa đất nước. Tài chính phục vụ đào tạo của Nhà trường gồm các nguồn: ngân sách nhà nước (ngân sách do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cấp), thu sự nghiệp và các nguồn thu, hỗ trợ khác (trong đó có cả phần tài chính do đơn vị đóng góp).

Tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ các nguồn ngồi ngân sách, nhất là từ khối đơn vị để trang trải kinh phí đào tạo đang là xu hướng chung của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước cũng như trên thế giới. Vì vậy, cũng như các cơ sở đào tạo khác, trường đã và đang có những cố gắng đáng kể trong việc tạo thêm các nguồn thu từ bên ngồi để tự trang trải kinh phí thơng qua sản xuất, dịch vụ, xin viện trợ và đặc biệt thông qua liên kết đào tạo với các doanh nghiệp … nên giá trị nguồn thu từ các doanh nghiệp ngày một tăng lên cả về mặt số lượng và tỷ lệ trong tổng nguồn thu của trường.

Từ bảng tổng hợp nguồn thu của trường giai đoạn từ năm 2013 - 2015, ta thấy nguồn thu của trường chủ yếu vẫn là do nguồn ngân sách Nhà nước cấp, các nguồn khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Phần tài chính do các đơn vị đóng góp cho trường mặc dù tăng cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng nguồn thu nhưng vẫn không đáng kể.

Bảng 4.5. Tổng hợp nguồn thu của trường giai đoạn 2013 - 2015

Năm Tổng số (tr. đồng) Trong đó Thu từ NSNN Thu từ DN Số lượng (tr. đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tr. đồng) Tỷ lệ (%) 2013 16.500 14.000 84,85 110 0,67 2014 16.700 14.200 85,03 160 0,96 2015 16.800 14.800 88,09 210 1,25 Nguồn: Phịng tài chính - kế tốn (2015) Năm 2013, nguồn thu từ đơn vị là 110 triệu đồng, chiếm 0,96% trong tổng số các nguồn thu của Nhà trường, năm 2014 con số nguồn thu của doanh nghiệp có tăng lên 50 triệu đồng so với năm 2013, năm 2015 nguồn thu từ doanh nghiệp là 210 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 100 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 50 triệu đồng. Phần tài chính do đơn vị đóng góp cho trường chủ yếu là phí đào tạo mà đơn vị trả cho trường khi trường thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị. Đối tượng được đào tạo ở đây chủ yếu là người lao động của đơn vị Hợp tác xã các tỉnh cần được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ do u cầu của cơng việc. Ngồi ra, phía đơn vị cũng đóng góp tài

chính cho trường dưới một số hình thức khác như: cấp học bổng, đầu tư - hợp tác sử dụng trang thiết bị … nhưng giá trị thu được từ các hình thức này rất nhỏ.

Về cơ sở vật chất, ngồi cơ sở hạ tầng có sẵn của nhà trường thì trong năm 2013 - 2014 thì Nhà trường trong quá trình hợp tác với Công ty Điện tử Samsung Hàn Quốc, Đại học Công nghệ & Giáo dục Hàn Quốc và Tổ chức KOICA của Hàn Quốc thì Nhà trường cũng đã được nhận một số tài trợ từ các tổ chức này như sau:

Bảng 4.6. Các chương trình tài trợ của các tổ chức cho Nhà trường

Năm Đối tác tài trợ Nội dung tài trợ Giá trị

(đồng)

2013 Cơng ty Sam Sung VN Phịng máy Laptop 435.000.000 2014 Đại học CN & GD Hàn Quốc Thiết bị công nghệ 127.000.000 2015 Tổ chức KOICA Hàn Quốc Phòng học E - Learning 220.000.000

- - -

Nguồn: Phịng tài chính - kế tốn (2015)

Từ bảng trên cho thấy, năm 2013 đồn tình nguyện viên của Cơng ty điện tử Samsung tài trợ cho trường 1 phịng máy laptop cơng nghệ cao có giá trị là 435.000.000 đồng nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Năm 2014 đồn tình nguyện viên của Trường Đại học Cơng nghệ và Giáo dục Hàn Quốc tới làm việc tại trường và tài trợ cho trường một số trang thiết bị học tập cơng nghệ cao có giá trị là 127.000.000 đồng, cùng trong năm Nhà trường cũng nhận được thêm sự tài trợ từ tổ chức KOICA Hàn Quốc với giá trị là 220.000.000 đồng.

4.1.2.5. Liên kết về nhân sự

Nhà trường đã có sự hợp tác với phía các đơn vị như: mời các cán bộ của đơn vị (như Giám đốc các hợp tác xã trong liên minh các tỉnh thành phố) tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với HSSV về những công nghệ sản xuất mới của đơn vị để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm; cử giáo viên tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng do đơn vị tự tổ chức, mời các chun gia có trình độ từ các đơn vị tham gia vào hoạt động đào tạo với tư cách là giáo viên thỉnh giảng. Họ có thể dạy thực hành hoặc hướng dẫn thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp cho HSSV tại đơn vị …

nhân sự với một số tổ chức của Hàn Quốc như: Công ty Sam Sung, tổ chức KOICA, Đại học công nghệ và giáo dục Hàn Quốc, trung tâm Tân Việt.

Giữa Nhà trường và các đơn vị cũng đã có sự liên kết về đội ngũ cán bộ quản lý, tuy nhiên sự liên kết này cịn ít, chủ yếu các cán bộ quản lý của đơn vị mới tham gia vào quá trình quản lý HSSV trong thời gian thực tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội (Trang 50 - 57)